Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì (Trang 46)

Công việc Lần/Tuần Số Tuần Kết Quả (Lần)

Phun sát trùng 2 22 44

Rắc vôi 2 22 44

Quét mạng nhện 2 22 44

Vệ sinh hố bể sát trùng 1 22 22

Lau kính 1 22 22

Qua bảng 4.3 cho thấy kết quả của công tác vệ sinh chăn nuôi, cụ thể em đã được trực tiếp tham gia phun sát trùng, rắc vôi, quét mạng nhện, vệ sinh hố sát trùng, lau kính và hoàn thành 100% số công việc được giao.

4.2.2. Kết quả công tác tiêm phòng:

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn phải được thực hiện một cách tích cực. Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác, các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt.

Quy trình tiêm phòng vắc xin, phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ

thuộc vào tình trạng sức khoẻ con vật. Trên cơ sở đó trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

5 Circo + CSF1 Tiêm bắp Hội chứng còi cọc + Dịch tả (lần 1)

7 FMD1 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1) 9 CSF2 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)

11 FMD2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2) Từ lịch tiêm phòng trên, chúng em đã được tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng loại lợn. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn tại cơ sở

STT Tiêm phòng vacxin Số lượng (con)

Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Hội chứng còi cọc + Dịch tả (lần 1) 1986 1986 100 2 Lở mồm long móng (lần 1) 1974 1974 100 3 Dịch tả (lần 2) 1974 1974 100 4 Lở mồm long móng (lần 2) 1968 1968 100 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm phòng khoảng 2000 con lợn thịt nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc.

4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với kỹ sư

của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện chuẩn được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật thú y trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và có phác đồ kịp thời.

4.3.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) Số con mắc bệnh (con) Phác đồ áp dụng Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 6 6 Tiamulin 10 %, 1mm/10kg TT/ngày, tiêm bắp 6 6 100 7 23 23 18 78,26 8 44 44 38 86,36 9 60 60 42 70 10 38 38 17 44,7 Tổng 171 171 121 70,76

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư và công nhân tại trại, em đã phát hiện được tất cả 171 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị là thuốc Tiamulin 10%, 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp. Số lượng con mắc bệnh tăng dần qua các tháng và cao nhất ở tháng 9, cho thấy bệnh thường mắc phải trên đàn heo đã lớn. Tỷ lệ khỏi bệnh giảm theo tháng và thấp nhất ở tháng 10

với 44,7% cho thấy lợn càng lớn thì việc chữa trị càng gặp khó khăn. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao, trung bình đạt 70,76%.

4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả của quá trình điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả chẩn đoàn và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng theo dõi (tháng) Số con mắc bệnh (con) Phác đồ áp dụng Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 6 41 Dufa Floxacxin 10%, 1ml/40 kgTT/ ngày, tiêm bắp 41 27 65,85 7 47 47 40 85,1 8 22 22 22 100 9 18 18 18 100 10 6 6 6 100 Tổng 134 134 113 84,33

Qua bảng 4.7 cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt trong 6 tháng thực tập tại trang trại. Số con mắc bệnh có xu hướng giảm dần qua các tháng, cho thấy bệnh thường gặp khi lợn còn bé, tỷ lệ khỏi bệnh khi lợn còn bé cũng thấp nhất, cụ thể vào tháng 6 với 65,85%. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại, em đã phát hiện tổng cộng được 134 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng 1 phác đồ điều trị Dufa Floxacxin, 1ml/40kg TT/ngày, tiêm bắp. Kết quả tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao, trung bình đạt 84,33%.

4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả chẩn đoán điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi Số con mắc bệnh (con) Phác đồ điều trị Số con được điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) 6 2 PENDISTREP LA Liều dùng 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp 2 2 100 7 10 10 10 100 8 12 12 12 100 9 13 13 13 100 10 8 8 8 100 Tổng 45 45 45 100

Qua bảng 4.8 cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại, em đã phát hiện được được 45 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị: PENDISTREP LA 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp. Kết quả tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tuyệt đối với tỷ lệ đạt 100%.

4.4. Các công tác khác

4.4.1. Xuất lợn

Khi đến thời gian xuất lợn, công ty cổ phần chăn nuôi JAPFA có kế hoạch xuất bán lợn và thông báo chủ trang trại để chuẩn bị người đuổi và bắt lợn.

Khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn, sau khi xuất lợn bộ phân bên ngoài tiến hành phun sát trùng khu vực cân lợn và không trở lại chuồng. Khi về tắm sát trùng đồng thời ngâm quần áo lao động vào nước + nước sát trùng tỉ lệ 1/3200.

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 3 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Đuổi lần lượt lợn lên từng xe.

- Khi đuổi phải đuổi lần lượt từ 5 - 10 con một lượt theo khối lượng khách yêu cầu.

- Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.

- Sau khi, xuất xong phải quét rọn sạch sẽ, quét vôi cầu cân và khu vực

xuất lợn, đường đuổi lợn.

- Bộ phận phía ngoài khi bán xuất lợn tiến hành phun sát trùng quanh khu vưc xe đậu, khi xuất hết lợn cũng tiến hành thao tác phun sát trùng quanh khu vực.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.9

Bảng 4.9: Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại

Đợt xuất Số lợn xuất (con)

Tổng khối lượng lợn khi xuất bán (kg)

Khối lượng trung bình/con lợn được

xuất bán (kg)

1 791 80000 101,13

2 576 58000 100,69

3 562 56000 99,64

Tính chung 1929 194000 100,48

Bảng 4.9 cho thấy, em đã trực tiếp tham gia 3 lần xuất lợn với tổng số 1929 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 100,48 kg/con.

4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

+ Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh chuồng trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, mắng ăn, núm uống, bạt, trần. + Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoạc thay mới.

+ Lắp quây úm, lắp ván úm, bạt úm, bóng điện úm chờ lứa mới.

4.4.3. Nhập lợn và vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 3 lần nhập lợn. Quá trình nhập lợn được thực hiện gồm các bước sau:

+ Chuẩn bi vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bui bẩn ảnh hưởng đến lợn con.

+ Chuẩn bị 2 vàn gỗ kích thước 1,2m × 1m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

+ Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để kích thích lợn con biết vị trí uống nước.

+ Thắp sẵn bóng úm các ô lơn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

+ Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

+ Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đâu rồi tiến hành lọc lợn theo đúng kích cỡ.

+ Rắc cám vào lồng úm mép cửa chuồng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

Kết quả thực hiện công việc nhập lợn được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại

Đợt nhập Số lợn nhập (con)

Khối lượng trung bình/con lợn nhập về (kg)

1 600 6

2 600 6

3 800 6,5

Tính chung 2000 6,16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.10 cho thấy, em đã trực tiếp tham gia 3 lần nhập lợn với tổng số 2000 con, khối lượng trung bình của lợn nhập là 6,16 kg/con.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại lợn Nguyễn Xuân Dũng, em đã theo dõi và thực hiện được một số công việc sau:

* Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn

- Thực hiện vệ sinh máng ăn, kiểm tra hệ thống nước uống, chăm sóc đến khi xuất bán 1929 lợn thịt đạt trọng lượng trung bình 100,48kg/con.

- Cho lợn ăn cám tự do tại máng ăn tự động loại Milac A, XK110F, XK120SF, XK120F và kết thúc khi chuyển sang cám 130E.

* Về công tác phòng bệnh

- Thực hiện 44 lần phun sát trùng, 44 lần rắc vôi và quét mạng nhện, 22 lần vệ sinh hố sát trùng, 22 lần lau kính.

- Tiêm các loại vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại: Hội chứng còi cọc + dịch tả, lở mồm long móng - tỉ lệ an toàn đạt 100%.

* Về công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

- Kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao. - Chẩn đoán, phát hiện được 171 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 70,76%.

- Chẩn đoán, phát hiện được 134 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 84,33%.

- Chẩn đoán, phát hiện được 45 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ khỏi trung bình đạt 100%.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đề tài tại trại lợn của ông Nguyễn Xuân Dũng, em xin đưa ra một số kiến nghị giúp việc nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị bệnh cho đàn lợn tại trại được tốt hơn:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, viêm khớp.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh. Chú ý việc phun sát trùng định kỳ ngay cả khi không có dịch bệnh.

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”,

Tạp chí Khoa học kĩ thuật, tập XVI số 2, hội thú y Việt Nam.

2. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Chí Dũng (2013), “ nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

4. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 19(7), tr.71 - 76.

7. Trần Đức Hạnh (2013), “ Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị”. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

8. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004),” Xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại nguyễn xuân dũng, xã khánh thượng, huyện ba vì (Trang 46)