Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình (Trang 50 - 118)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về ngân hàng GPBANK chi nhánh Ba Đình

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức GP.Bank Ba Đình

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu – Chi nhánh Ba Ban giám đốc Chi nhánh

Phòng Hành chính nhân sự Phòng Kế toán tài chính Phòng Kho quỹ Phòng Kế toán giao dịch Phòng Quan hệ khách hàng Bộ phận khách hàng Doanh nghiệp Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận khách hàng Cá nhân PGD Lạc Long Quân Phòng Hỗ trợ tín dụng

Quỹ tiết kiệm Đội Cấn Bộ phận Kiểm soát nội bộ

PGD Hoàng Cầu PGD Yên Phụ

PGD Chùa Láng PGD Thụy Khuê

Đình gồm có: Ban giám đốc, 06 phòng ban trực thuộc chi nhánh, 05 phòng giao dịch và 02 quỹ tiết kiệm với tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh là 101 ngƣời, trong đó có 78 cán bộ nữ. Trình độ đại học và trên đại học: 91%.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban nhƣ sau:  Phòng Hành chính nhân sự:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc, quy định của ngành và của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu. Thực hiện công tác quản trị, hành chính, văn phòng, công tác bảo vệ an ninh an toàn phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Phòng Kế toán tài chính:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ tài chính kế toán phát sinh tại chi nhánh: thu nhập, chi phí, trích và sử dụng quỹ… một cách kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng, chính xác theo đúng quy định của Nhà nƣớc, của nội bộ Ngân hàng về chế độ thống kê kế toán. Đồng thời, lập và gửi báo cáo thuế, thực hiện công tác quyết toán thuế của toàn chi nhánh.

Phòng Kho quỹ:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện việc quản lý kho quỹ, thực hiện nhiệm vụ ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch và trực tiếp thu chi tiền mặt cho các khách hàng có giao dịch tiền mặt với số lƣợng lớn.

Phòng Kế toán giao dịch:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nhiệm vụ là trực tiếp cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, huy động vốn, tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng và một nhiệm vụ quan trọng là xử lý hạch toán đầy đủ chính xác và kịp thời các giao dịch phát sinh theo đúng quy định của NHNN, của ngành và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu.

Phòng Quan hệ khách hàng:

quan hệ khách hàng và bộ phận thanh toán quốc tế.

Bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng doanh nhiệp và khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ của phòng là khai thác, sử dụng vốn bằng VND và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến đầu tƣ, cho vay, bảo lãnh và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng cho các doanh nghiệp và cá nhân, đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nƣớc và Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu, đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh.

Bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho các khách hàng có nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hoá, thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và phối hợp cùng phòng kế toán thực hiện chuyển tiền ra nƣớc ngoài.

Phòng Hỗ trợ tín dụng:

Là phòng nghiệp vụ hỗ trợ cho phòng quan hệ khách hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay nhƣ: các công việc liên quan đến quản lý và lƣu trữ hồ sơ của các khách hàng vay vốn, hạch toán các khoản cấp tín dụng vào hệ thống T24… đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng minh bạch hơn và an toàn hơn.

Các quỹ tiết kiệm và các phòng giao dịch:

Có chức năng tƣơng tự nhƣ Phòng Kế toán giao dịch tại chi nhánh nhƣng phòng giao dịch còn có chức năng cấp tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn trong khi các quỹ tiết kiệm thì không có chức năng này.

3.1.3 Các sản phẩm và dịch vụ tín dụng chính

a. Cho vay cá nhân hỗ trợ tiêu dùng: GP.Bank tiến hành cho vay các cá nhân có nhu cầu vay phục vụ cho tiêu dùng nhƣ mua nhà hoặc thiết bị gia dụng sửa chữa, xây dựng nhà cửa, mua ô tô hoặc các nhu cầu tiêu dùng hay đầu tƣ khác. Ngân hàng có thể hỗ trợ từ 50% - 70% chi phí mua sắm, khách hàng đƣợc lựa chọn hình thức trả nợ là một lần hay trả góp hàng tháng, quý, tùy theo nguồn tài sản sẵn có hay nguồn thu nhập của mình; lãi suất cạnh tranh, hợp lý; thủ tục hồ sơ đơn giản, vay nhanh chóng. Với các tài sản đảm bảo cho các khoản vay là bất động sản nhƣ hàng hóa, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, sổ tiết kiệm, chứng khoán....

b. Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh: GP.Bank cho vay các khách hàng muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, sửa chữa xây dựng nhà xƣởng, mua ô tô trả góp phục vụ kinh doanh, cho vay vốn kinh doanh, cho vay sản xuất kinh doanh cá thể, với thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh, hình thức trả nợ và thời gian trả nợ linh hoạt. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là: bất động sản, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải,… sổ tiết kiệm, số dƣ tài khoản tiền gửi và các giấy tờ có giá, chứng khoán, tài sản khác có giá trị phù hợp tiêu chí của ngân hàng.

c. Cho vay doanh nghiệp: GP.Bank hỗ trợ nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với nhiều hình thức vay phong phú, quy trình thủ tục đơn giản, vay từng lần, rút vốn vay 1 lần hoặc nhiều lần.

Trong mỗi mảng cho vay tại GP.Bank áp dụng thời hạn cho vay bao gồm cả trung và dài hạn, với các hình thức cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức, cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo đối với từng món vay, từng đối tƣợng vay thích hợp.

3.1.4 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Ba Đình

3.1.4.1 Tình hình huy động vốn

Cũng nhƣ các NHTM khác, GP.Bank Ba Đình cũng áp dụng rất nhiều các kênh huy động vốn từ vay các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân đến vay của ngân hàng trung ƣơng hay các tổ chức tín dụng, nhằm tận dụng ƣu thế tối đa của từng

kênh. Để thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng , tạo ra nguồn vốn ổn định ,

GP.Bank Ba Đình đã và đang đa dạng hoá các hình thức huy động vốn , đƣa ra lãi

Bảng 3.1: Nguồn huy động vốn của GP.Bank Ba Đình (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2013/2010 (Δ) (%) (Δ) (%) (Δ) (%) (Δ) (%) Tổng vốn huy động 1.207,510 1.522,430 1.342,380 1.360,865 314,92 26,08 -180,05 -11,83 18,49 1,38 153,36 12,70

1. Phân loại theo hình thức huy động

Tiền gửi tiết

kiệm 837.890 1.020,330 851,740 894,757 182,44 21,77 -168,59 -16,52 3,02 5,05 56,87 6,79 Tiền gửi thanh

toán 369,620 502,100 490,640 466,108 132,48 35,84 -11,46 -2,28 -24,53 -5,00 96,49 26,10

2. Phân loại theo tính chất nguồn vốn

Tiền gửi của

dân cƣ 683,210 926,09 856,040 907,402 242,88 35,55 -70,05 -7,56 51,36 5,10 224,19 32,81 Tiền gửi của

Tổ chức 524,300 596,340 486,340 453,463 72,04 13,74 -110,00 -18.44 57,12 11,74 -70,84 -13,51

3. Phân loại theo loại tiền tệ

VNĐ 924,830 1.215,960 1.134,180 1.202,231 291,13 31,48 -81,78 -6,73 68,05 6,00 277,40 29,95 Ngoại tệ quy

Nhìn vào Bảng 3.1 ta thấy:

Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 1.207,51 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm 837.890 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 69,39%% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi thanh toán 369,620 tỷ đồng; chiếm 30,61% tổng nguồn vốn huy động.

Qua Bảng 3.1 ta cũng nhận thấy nguồn vốn huy động tăng trƣởng khá

mạnh vào năm 2011, tiền gửi của dân cƣ và các tổ chức kinh tế đạt 926,09 tỷ đồng, tăng 35,55% so với năm 2010. Đây cũng là 2 năm GP.Bank Ba Đình trong guồng quay cuộc đua tăng lãi suất huy động (có thời điểm lên đến 20%/năm) nên đã thu hút đƣợc khối lƣợng nguồn vốn huy động khá tốt. Năm 2012, tiền gửi của đối tƣợng khách hàng này đạt 856,040 tỷ đồng, giảm 7,56% do chính sách điều chỉnh lãi suất giảm nhiều lần trong năm theo quy định của NHNN và đến cuối năm 2013 đã tăng 5,1% lên 907,402 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn huy động đƣợc từ các tổ chức tín dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn . Việc tiền gửi của các TCTD vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi đây là một nguồn vốn có tính ổn định kém.

Trong cơ cấu huy động vốn, nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn ngoại tệ. Nguyên nhân của hiện tƣợng này cũng là do nhu cầu vay của các khách hàng bằng nội tệ luôn cao hơn nhiều so với ngoại tệ, hơn nữa tác động của nền kinh tế trong những năm qua khiến tỷ giá đồng USD biến động mạnh nên việc duy trì tỷ lệ ngoại tệ thấp nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Số lƣợng vốn huy động qua các năm của chi nhánh GP.Bank Ba Đình ở mức khá so với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống GP.Bank. Nguồn vốn này luôn đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động tài trợ vốn của chi nhánh và đã có phần dƣ nhất định điều chuyển về hội sở.

3.1.4.2 Hoạt động tín dụng

Nếu nhƣ hoạt động huy động vốn nhằm tạo ra nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng lại là một hoạt động nhằm tạo ra thu nhập

cho ngân hàng. Nhƣng bên cạnh đó thì rủi ro tín dụng cũng là một yếu tố mà ngân hàng cần tính đến để đƣa ra lãi suất phù hợp cũng nhƣ những hình thức vay vốn phù hợp. Năm 2010 và 2011 là những năm khá thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển. Chính sách tiền tệ đƣợc duy trì ổn định, cùng với việc triển khai gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên sang năm 2012 những diễn biến phức tạp của mặt bằng lãi suất, sự tăng trƣởng nóng của một số kênh đầu tƣ hấp dẫn nhƣng có rủi ro cao nhƣ vàng, ngoại tệ, bất động sản đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các NHTM và đến năm 2013 thì điều này càng đƣợc thể hiện một cách rõ nét.

3.1.4.3 Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh các hoạt động truyền thống, trong chiến lƣợc phát triển của mình, GP.Bank luôn chú trọng đến hoạt động dịch vụ. Hoạt động này không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng với chi phí thấp mà còn liên quan chặt chẽ, hỗ trợ cho các hoạt động khác nhƣ huy động vốn, tín dụng phát triển.

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của GP.Bank Ba Đình (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2013/2010 (Δ) % (Δ) % (Δ) % (Δ) % Thu nhập 154,42 259,56 163,65 171,21 105,14 68,087 -95,91 -36,95 7,56 4,62 16,79 10,87 Chi phí 130,30 241,52 151,95 163,58 111,22 85,357 -89,57 -37,09 11,63 7,65 33,28 25,54 Lợi nhuận trƣớc thuế 24,12 18,04 11,7 7,63 -23,994 -99,92 -6,34 -35,14 -4,07 -34,79 -24 -99,97

Nhìn vào Bảng 3.2 ta thấy lợi nhuận trƣớc thuế của GP.Ba Đình năm 2010 đạt 24,12 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2011, lợi nhuận đạt 18,04 tỷ đồng, tăng 8.56%, tƣơng ứng tăng 77.05% so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận của chi nhánh chỉ đạt 16.89 tỷ đồng, giảm 2.78 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 14.13% so với năm 2011. Tiếp tục đà giảm đến cuối năm 2013 lợi nhuận của chi nhánh giảm xuống còn 11,94 tỷ đồng giảm 4,95 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 29,31% so với năm 2012. Năm 2013 so với 2010 đã giảm tới 99,97%. Xu hƣớng chung là giảm mạnh qua các năm. Đây là dấu hiệu rất không tốt đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Thu nhập của chi nhánh tăng mạnh năm 2011 do vốn huy động điều chuyển cho hội sở lớn. Dù lãi suất cho vay tăng cao nhƣng 2010 và 2011 vẫn đạt dƣ nợ lớn so với giai đoạn trƣớc đó. Dƣ nợ 2012 sụt giảm đáng kể đã ảnh hƣởng mạnh tới thu nhập. Về chi phí, tỷ lệ chi phí/ thu nhập các năm chiếm khoảng 95%. Chi phí đặc biệt tăng cao năm 2013/2012 do tăng chi phí trích lập dự phòng. Nhìn cả giai đoạn cho thấy chi phí 2013/2010 tăng 25.54% trong khi thu nhập chỉ tăng 10,87%. Thực trạng khó khăn này của chi nhánh không nằm ngoài xu thế và bối canh chung của hệ thống NHTM nƣớc ta thời gian qua. Nguyên nhân chủ yếu là suy thoái kinh tế, số lƣợng doanh nghiệp phá sản và cực kỳ khó khăn những năm 2012-2013 lên tới 1/4 tổng số doanh nghiệp Việt Nam. Chi phí vốn của GP.Bank đã tăng quá cao và công tác quản trị doanh nghệp phát sinh những vấn đề khó kiểm soát.

3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu – chị nhánh Ba Đình

3.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu – chi nhánh Ba Đình

3.2.1.1 Kết cấu dư nợ

Nhìn chung, trong mấy năm gần đây, tình hình tăng trƣởng tín dụng gặp

nhiều khó khăn do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Toàn cầu năm 2007. Đặc biệt trong năm 2010, 2011 và 2012, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó

khăn lạm phát tăng cao. Nhà nƣớc đƣa ra chính sách thắt chặt tiền tệ. Do đó tổng dƣ nợ của GP.Bank không tránh khỏi bị ảnh hƣởng.

Bảng 3.3 Tổng dƣ nơ ̣ ta ̣i GP.Bank Ba Đình

Đơn vi ̣: tỷ đồng

Năm 2010 2011 2012 2013

Doanh số cho vay 1.182 1.009,72 962,86 920,41

Doanh số thu nơ ̣ 978,94 876,64 711,18 801,16

Dƣ nơ ̣ 1.103,06 1.236,14 1.087,82 1.206,77

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2010 – 2013)

Doanh số cho vay tính đến 31/12/2011 giảm 14,57% so với 2010, NHNN ban hành quyết định mức tăng trƣởng tín dụng không vƣợt quá 14% và lạm phát vẫn tăng cao, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang vay vốn tại Ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không có khả năng mở rộng qui mô nhƣ những năm trƣớc, tình hình kinh doanh ế ẩm hàng tồn kho lớn vì vậy nhu cầu vay vốn của họ giảm đi nhiều. Bản thân những doanh nghiệp này đã sử dụng nguồn vốn nội tại một cách tối đa, sau mới xem xét đến việc vay vốn Ngân hàng do trong những thời điểm khi lãi suất cho vay lên đến 22% - 25% năm. Những khách hàng lớn gặp rủi ro trong kinh doanh khiến Ngân hàng xem xét không giải ngân tiếp đối với những hạn mức tín dụng đã đƣợc xét duyệt. Do đó tổng doanh số cho vay của GP.Bank trong năm 2012 tiếp tục giảm xuống 4,64% so với 2011. Năm 2012 là năm GP.Bank phải đối mặt với nhiều khó khăn và hoạt động cho vay có phần giảm sút mạnh. Năm 2013 dù lãi suất cho vay đã giảm đáng kể doanh số cho vay tiếp tục giảm 4,4% so với năm 2012 vì chi nhánh thận trọng hơn trong việc cho vay để hạn chế rủi ro và những khách hàng đủ điều kiện vay cũng hạn chế.

Bảng 3.4: Phân loại dƣ nợ theo kỳ hạn (Đơn vị: tỷ đồng) Dƣ nợ 2010 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình (Trang 50 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)