Nguồn: Website Công ty Điện lực Hà Nam, phần sơ đồ tổ chức
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm ba bộ phận chính:
Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc - Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật - Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh - Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn - Phó Giám đốc phụ trách công nghệ thông tin, vật tư.
Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm 12 phòng: Văn phòng Công ty Điện lực Hà Nam - Phòng Kế hoạch đầu tư - Phòng Tổ chức lao động - Phòng Kỹ thuật - Phòng Tài chính kế toán - Phòng Vật tư – Phòng Điều độ - Phòng Quản lý xây dựng - Phòng Kinh doanh điện năng – Phòng Công nghệ thông tin - Phòng Thanh tra an toàn (Phòng an toàn) - Phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện.
Mỗi phòng ban trên có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể được quy định trong quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng trong Công ty Điện lực Hà Nam, trong đó có các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của các phòng bao gồm: (Quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng trong Công ty Điện lực
a) Dự thảo các văn bản hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ.
b) Được uỷ quyền ký thừa lệnh các văn bản hoặc sao lục văn bản theo quy định về chế độ ký công văn của Công ty
c) Quan hệ với cơ quan nghiệp vụ cấp trên và với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành.
d) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra nghiệp vụ của hệ thống nghiệp vụ thuộc phòng quản lý.
e) Tham dự các hội nghị của Công ty và các hội nghị có liên quan đến lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.
f) Quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng; Cùng phòng Tổ chức lao động bố trí sắp xếp nhân sự thuộc phòng, phân công công việc và kiểm tra kết quả thực hiện; kiểm tra kỷ luật lao động và kỷ luật công tác của cán bộ nhân viên trong phòng; đề xuất nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ của phòng.
g) Nghiên cứu đề xuất các chủ trương, phương hướng, xây dựng các chương trình, kế hoạch, chuẩn bị kịp thời và chính xác các quyết định quản lý thuộc lĩnh vực phụ trách
h) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và phân tích đánh giá việc thực hiện các quyết định quản lý của các đơn vị trực thuộc.
i) Tổ chức hậu cần đảm bảo kịp thời các điều kiện về vốn, vật tư, lao động... các dịch vụ kỹ thuật, chuyên môn cho phòng sản xuất theo đúng trách nhiệm đã phân công, phân cấp.
k) Chăm lo xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thuộc hệ nghiệp vụ.
l) Tổng kết, rút kinh nghiệm thuộc lĩnh vực quản lý, đề xuất các biện pháp bổ sung kịp thời cho công tác quản lý ngày càng hoàn thiện.
Hiện nay, Giám đốc Công ty là Thạc sỹ Vũ Thanh Liêm. Công ty Điện lực Hà Nam hiện có 20 đơn vị trực thuộc. Trong đó, có 12 phòng nghiệp vụ, 02 phân xưởng sản xuất, và 06 Điện lực, trong đó có 05 Điện lực huyện, 01 Điện lực Thành phố. Số lao động hiện có của Công ty là 522 người.
3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm: (1) Sản xuất, kinh doanh điện năng. Công tác kinh doanh điện năng: Điện thương phẩm : 628 Tr.kWh. Tỷ lệ tổn thất: 5,7%. Giá bán bình quân : 873,63 đ/kWh. Doanh thu tiền điện: 548,45 tỷ đồng. Số khách hàng dùng điện: 133.415 khách hàng. Trong đó: Khách hàng dùng điện 1 pha : 133.415 khách hàng. Số công tơ quản lý : 139.991 công tơ, (2) Quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35 kV. Công tác quản lý vận hành: Đường dây trung thế: 1.322,5 km, đường dây hạ thế : 1.548,9 km, khối lượng trạm biến áp : Trạm biến áp trung gian 35/10 kV: 10 trạm/19 máy 49.800 kVA, trạm biến áo trung gian 35/6kV: 7 trạm/13 máy 36.800 kVA, trạm biến áp phân phối 1.240 trạm/1.321 máy 417.660 kVA, (3) Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV; (4) Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện; (5) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; (6) Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35 kV; (7) Tư vấn, giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110 kV; (8) Gia công, chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện; (9) Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng, kho bãi; (10) Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong các cửa hàng chuyên doanh; (11) Sản xuất bê tộng và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; (12) Đại lý bảo hiểm. (Website Công ty Điện lực Hà Nam)
3.1.4. Kết quả hoạt động giai đoạn 2010 – 2014
Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Công ty Điện lực Hà Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2015 đã đưa ra những đánh giá về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Công ty Điện lực Hà Nam từ năm 2010 đến năm 2015, trong đó có các nội dung về kết quả hoạt động trong giai đoạn 2010 – 2014 (phạm vi nghiên cứu của đề tài). Cụ thể:
3.1.4.1. Những thuận lợi trong quá trình hoạt động
Những thuận lợi trong quá trình hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nam bao gồm: (1) Công ty Điện lực Hà Nam nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh. Sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn
thể và các địa phương trong tỉnh; sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
(2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn tỉnh Hà Nam duy trì ở mức tăng trưởng khá; mức tăng trưởng bình quân 5 năm (2010-2014) đạt 13,05 %, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực phát triển mạnh về công nghiệp xây dựng và dịch vụ là điều kiện thuận lợi để Công ty phát triển.
(3) Trong lãnh đạo và chỉ đạo đã gắn liền giữa công tác xây dựng Đảng với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ SXKD.
(4) Cán bộ, đảng viên và người lao động đoàn kết, quy tụ dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ và tin tưởng vào sự điều hành của Ban Giám đốc Công ty. (Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Công ty Điện lực Hà nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2015)
3.1.4.2. Những khó khăn trong quá trình hoạt động
Những khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nam bao gồm: (1) Công tác quản lý, vận hành, cung ứng điện diễn ra trong tình trạng nguồn điện toàn hệ thống chưa đáp ứng kịp với sự phát triển KT-XH, phải thực hiện cắt điện tiết giảm công suất để đảm bảo an toàn cho lưới điện ở một số năm (năm 2010 và 2011).
(2) Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế nhà nước và kinh tế mọi thành phần, tác động tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
(3) Nhu cầu vốn để đầu tư, cải tạo mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh rất lớn. Trong khi đó vốn đầu tư được phân bổ còn hạn hẹp, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng, tốc độ tăng trưởng của phụ tải trên địa bàn. Một số dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay của nước ngoài triển khai chậm gây không ít khó khăn cho chống quá tải lưới điện, an toàn trong vận hành và chống tổn thất điện năng nhất là lưới điện nông thôn sau tiếp nhận
(4) Công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn gặp nhiều khó khăn do nhiều địa phương chậm bàn giao, hiện nay còn một số địa phương chưa hoàn tất thủ tục hồ sơ bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho Công ty Điện lực Hà Nam. (Báo cáo
chính trị trình Đại hội Đảng bộ Công ty Điện lực Hà nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2015)
3.1.4.3. Những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Đại hội Đảng bộ khối doanh nghiệp lần thứ I, Đại hội Đảng bộ Công ty Điện lực Hà Nam lần thứ V; các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao; trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Công ty Điện lực Hà Nam đã quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty Điện lực Hà Nam lần thứ V đã đề ra; là hạt nhân chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong suốt nhiệm kỳ đã chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Những kết quả đó được thể hiện qua nhiều mặt. Trong phạm vi của đề tài, tác giả đề cập đến các kết quả đạt được về mặt sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua. Cụ thể:
Trong nhiệm kỳ vừa qua, tập thể cán bộ, đảng viên, CNV Công ty Điện lực Hà Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cung ứng điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thực hiện 10 cam kết của Tỉnh với nhà đầu tư; góp phần giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh. Sản lượng điện thương phẩm ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thuộc nhóm tăng cao trong khu vực; hiện nay điện thương phẩm của Công ty đang đứng thứ 16 toàn miền Bắc.
(1) Điện thương phẩm 5 năm của nhiệm kỳ đạt 3,93 tỷ kWh, vượt KH Tổng Công ty giao; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 12,23 %
(2) Tổn thất điện năng đạt kế hoạch Tổng Công ty giao; tỷ lệ tổn thất điện năng bình quân 5 năm đạt 8,63 %, giảm bình quân hàng năm 0,03 %/năm.
(3) Giá bán điện bình quân đạt KH Tổng Công ty giao, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 231,5 đồng
(4) Doanh thu tiền điện trong 5 năm của nhiệm kỳ đạt 4.846,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 33,21 %
(5) Thu, nộp tiền điện đạt 100% kế hoạch.
(6) Đã tiếp nhận xong toàn bộ lưới điện hạ áp nông thôn của 104/104 xã trên địa bàn toàn tỉnh nâng tổng số khách hàng lên 292.556 KH, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 64,43 %
(7) Tổng giá trị vốn chủ sở hữu 1.243,3 tỷ đồng; tổng giá trị tài sản 3.501,6 tỷ đồng; Lợi nhuận SXKD điện từ năm 2010 đến nay đều đạt kế hoạch Tổng Công ty giao; (8) Luôn hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước; trong 5 năm của nhiệm kỳ đã nộp ngân sách nhà nước: tại địa phương 9,35 tỷ đồng, bình quân cả nhiệm kỳ đạt 1,87 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách Trung ương thông qua Tổng Công ty Điện lực miền Bắc 273,18 tỷ đồng, bình quân cả nhiệm kỳ đạt 54,63 tỷ đồng/năm.
(9) Quản lý vận hành lưới điện trong 5 năm của nhiệm kỳ không để xảy ra tai nạn lao động nặng; độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.
(10) Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có 11 TBA 110 kV với công suất đặt 447,5 MVA (trong đó 5 TBA là tài sản ngành điện với công suất đặt 296 MVA, 6 TBA là tài sản khách hàng với công suất đặt 151,5 MVA); 9 TBA trung gian tài sản ngành điện với công suất đặt 52,1 MVA; 2.029 TBA phân phối với công suất đặt 753,766 MVA (trong đó có 1.255 TBA là tài sản ngành điện với công suất đặt là 372,733 MVA, 774 TBA là tài sản khách hàng với công suất đặt 381,033 MVA); 1.392,656 km ĐZ trung áp (trong đó tài sản ngành điện là 1.155,821 km, tài sản khách hàng là 236,835 km); 3.626,57 km ĐZ hạ áp tài sản ngành điện.
(11) Phát triển lưới điện theo đúng quy hoạch điện được Bộ Công thương phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa lớn hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong 5 năm của nhiệm kỳ đã thực hiện 155 dự án ĐTXD với 390 tỷ đồng, 180 hạng mục SCL với 97,8 tỷ đồng và 121,3 tỷ đồng sửa chữa thường xuyên. Giải ngân đạt 100% kế hoạch. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa lớn hệ thống
lưới điện góp phần khắc phục cơ bản khó khăn về nguồn, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng điện năng trên địa bàn tỉnh và giảm tổn thất điện năng. Đặc biệt trong năm 2014 tổng vốn do Công ty làm chủ đầu tư: ĐTXD là 154 tỉ đồng; SCL là 28,4 tỉ đồng; SCTX là 45,6 tỷ đồng; đã tập trung hoàn thiện các dự án lớn như: xây dựng đường dây 35 kV cấp điện cho khu kinh tế trọng điểm Tam Chúc- Ba Sao huyện Kim Bảng; xây dựng đường dây 35kV và TBA cấp điện cho thôn Thanh Sơn xã Thanh Nghị huyện Thanh Liêm; xây dựng đường dây 35kV cấp điện cho công ty Numberone thuộc huyện Thanh Liêm...Ngoài ra Công ty cũng đang triển khai 02 dự án: xoá bỏ 02 trạm trung gian Nhân Mỹ và Thanh Lưu với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng. Khi xoá bỏ 02 trạm trung gian này thì các xuất tuyến 10kV sau trạm sẽ được cải tạo nâng cấp lên 22 kV, 35kV góp phần chống quá tải cục bộ lưới điện các địa phương, nâng cao chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng. Riêng đối với vùng nông thôn, trong năm 2014 Công ty đã cấy thêm 107 trạm biến áp chống quá tải nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của phụ tải khu vực nông thôn; đảm bảo chất lượng điện áp tại thanh cái 35, 22 kV.
(12) Đổi mới cải cách thủ tục hành chính, các thủ tục cấp điện được thực hiện nhanh gọn theo chế độ “một cửa” đúng quy định, đã tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng khi đến với Công ty Điện lực Hà Nam; Công ty đã bố trí 07 Phòng giao dịch khách hàng tại trụ sở Công ty và tại địa bàn 06 Điện lực trực thuộc với đội ngũ giao dịch viên am hiểu chuyên môn, hoà nhã, lịch sự, tạo mọi điều kiện thuận lợi khi khách hàng đến giao dịch công tác.
(13) Đã áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào SXKD điện để đem lại hiệu quả cao như: hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình kết nối Công ty với 06 Điện lực và Tổng Công ty; đầu tư xây dựng lưới điện thông minh, triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ đo xa; sử dụng công tơ điện tử RF, chốt chỉ số công tơ điện từ xa; triển khai 589 điểm thu thập dữ liệu từ xa tại các khu vực khách hàng lớn, các điểm đo nghiên cứu phụ tải, các khách hàng có TBA chuyên dùng, đầu nguồn các TBA 110 kV, ranh giới với các Công ty Điện lực bạn; ranh giới nội bộ, đầu nguồn các Điện lực. Triển khai ứng dụng các phần mềm: thông báo nhắn tin (SMS), quản lý thông tin khách hàng (CMIS), hỗ trợ công tác tài
chính kế toán (FMIS), tính toán độ tin cậy cung cấp điện (OMS), tính toán tổn thất kỹ thuật (PSS/Adept)….(Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Công ty Điện lực Hà nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2015)
Kết quả hoạt động của Công ty còn được biểu hiện cụ thể qua các số liệu sau đây, được tác giả tổng hợp từ các báo cáo tài chính của Công ty từ năm 2010 đến năm 2014:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: Triệu Đồng