2.1. Cơ sở phƣơng pháp luâ ̣n của đề tài
Phƣơng pháp nghiên cứu chung là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, phân tích dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
2.2. Phƣơng phá p cho ̣n điểm nghiên cƣ́u
Lựa chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì địa điểm nghiên cứu ảnh hƣởng khách quan tới kết quả phân tích và mạng tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.
Tác giả lựa chọn địa điểm nghiên cứu làn Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên vì đây là một chi nhánh ngân hàng lớn, ra đời sớm nhất, có quy mô và uy tín trên địa bàn. Trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng cao, các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân cũng nhƣ của các cơ quan nhà nƣớc.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài bằng phƣơng pháp sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi để đánh giá đƣợc thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thái Nguyên trong thời gian qua, từ đó có những giải pháp kiến nghị với BIDV chi nhánh Thái Nguyên nói riêng và với ngân hàng thƣơng mại nói chung để tăng cƣờng đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn hội nhập kinh tế.
2.3. Pháp pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp
2.3.1. Số liệu sơ cấp
* Phương pháp chọn mẫu điều tra,kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Số liệu sơ cấp chủ yếu thực hiện qua bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn ngƣời dùng. Đề tài thực hiện khảo sát các khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại các cửa hàng, siêu thị chấp nhận thanh toán qua tài khoản BIDV, chi nhánh Thái
Nguyên. Khảo sát thực hiện đồng nhất về thời gian với 350 phiếu khảo sát, số bảng hỏi hợp lệ thu hồi đƣợc là 315 phiếu.
Nội dung điều tra là các thông tin về thói quen thanh toán của khách hàng, đánh giá của khách hàng về chất lƣợng TTKDTM và các ý kiến góp ý của khách hàng để phát triển TTKDTM.
Phương pháp điều tra.
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt kết hợp với bảng hỏi đối với các cán bộ làm tại BIDV Thái Nguyên và khách hàng giao dịch tại BIDV, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế. Sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai ? Cái gì ? Ở đâu ? Khi nào ? Tại sao ? Nhƣ thế nào ? Bao nhiêu ?... Phỏng vấn số ngƣời đƣợc lựa chọn, kiểm tra tình hình thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
2.3.2. Số liệu thứ cấp
Bài viết thu thập số liệu thứ cấp của BIDV Thái Nguyên. Số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo tài liệu của BIDV Thái Nguyên
Các số liệu, tài liệu của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý nhà nƣớc, Ngân hàng BIDV, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam…
Các tài liệu tham khảo nhƣ sách, báo, giáo trình, tạp chí và các trang internet chuyên ngành.
2.4. Phƣơng phá p xử lý thông tin 2.4.1. Tiếp cận hệ thống 2.4.1. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hƣởng tới dịch vụ TTKDTM tại BIDV Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Môi trƣờng kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp lý, yếu tố tâm lý. Các yếu tố bên trong gồm Khoa học và công nghệ, yếu tố con ngƣời, hoạt động chung của ngân hàng. Các yếu tố có mối quan hệ khăng khít với nhau trong một hệ thống động.
2.4.2. Tiếp cận thị trƣờng mở
Sự tham gia tích cực và sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế trong thời gian qua đã mang lại những kết quả khả quan cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam có thêm cơ hội mở rộng thị trƣờng, tăng thu hút đầu tƣ, tạo đƣợc chỗ đứng
trong chuỗi liên kết, phân công lao động tiềm năng, hiện đại hóa và nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là những thách thức về vấn đề cải cách thể chế, pháp luật, những điều kiện về thể chế kinh tế thị trƣờng,..
Trƣớc những cơ hội và thách thức đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần xác định và nắm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của mình nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Tiếp cận thị trƣờng mở để phân tích một cách toàn diện bối cảnh của phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để từ đó đƣa ra các chiến lƣợc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiêng mặt.
2.4.3. Tổng hợp, phân tích thông tin
2.4.3.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014, tình hình TTKDTM tại BIDV Thái Nguyên và tình hình vận dụng các phƣơng tiện TTKDTM
2.4.3.2. Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:
So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
So sánh số tương đối:
- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.
- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.
Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
- Tốc độ thay đổi bình quân: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hƣởng bất thƣờng trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả bình quân và đề ra phƣơng án cho kỳ tiếp theo.
Rav = 1 (1 ) 1 n i n y i R
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Sử dụng và khảo cứu các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra đƣợc những kết luận chính xác và khoa học.
2.4.3.3. Phƣơng pháp phân tích SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threads) của BIDV Thái Nguyên nhằm dễ dàng nhìn thấy và đƣa ra các giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM.
Trong bài, tôi sử dụng Phƣơng pháp phân tích SWOT nhƣ đƣợc trình bày dƣới đây.
Bảng 2.1 Mô hình phân tích SWOT
Điểm mạnh
(S)
Điểm yếu (W) Cơ hội
(O) Phối hợp SO Phối hợp WO
Thách thức
(T) Phối hợp ST Phối hợp WT
Qua đó phân tích:
- Chiến lƣợc S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của BIDV Thái Nguyên,
- Chiến lƣợc S-T xác định những cách thức mà BIDV có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài.
- Chiến lƣợc W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính ngân hàng làm cho nó trở nên dễ bị tổn thƣơng trƣớc các nguy cơ từ bên ngoài.
Nhƣ vậy, tác giả đã sử dụng kết hợp giữa các phƣơng pháp nghiên cứu nêu trên để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Thái Nguyên từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp thích hợp để phát triển dịch vụ TTKDTM.
CHƢƠNG 3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về BIDV Thái Nguyên 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) là Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV đơợc thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau hơn 57 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957 - 1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Bắc Thái (1981- 1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Thái (1990-1996); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (1997 - 4/2012); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên từ tháng 5/2012. Đến 01/01/2014 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đƣợc tách ra làm 2 chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nam Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên, 2013)
Tên gọi, địa chỉ
- Logo:
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên).
- Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Thái Nguyên Branch
- Địa chỉ: Số 653 - Đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Chức năng:
BIDV Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nƣớc, là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng nhƣ một ngân hàng thƣơng mại.
Nhiệm vụ:
Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hƣớng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nƣớc và BIDV.
Quyền hạn:
+ BIDV Thái Nguyên đƣợc quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV. + Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trƣờng tiền tệ theo quy định của BIDV.
+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV.
+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thƣởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nƣớc và BIDV.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV.
+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trƣởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để quyết định cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra về tình hình và kết
quả sử dụng vốn vay, đình chỉ thu hồi trƣớc hạn với các trƣờng hợp khi chi nhánh kiểm tra thấy việc sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nƣớc, hợp đồng tín dụng, thể lệ tín dụng và cam kết của khách hàng với ngân hàng.
+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả đƣợc nợ đến hạn. + Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
3.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy
BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.
Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên bao gồm: Ban giám đốc. Dƣới Ban giám đốc là các phòng, tổ nghiệp vụ tƣơng ứng với 05 khối: Khối quan hệ khách hàng - Khối quản lý rủi ro - Khối tác nghiệp - Khối quản lý nội bộ - Khối trực thuộc
BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối trực thuộc Khối quản lý nội bộ Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ tác nghiệp: ...
Hình 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên
Phòng QHKH 1 Phòng QHKH 2 Phòng QHKH 3 Phòng quản lý rủi ro Phòng DVKH cá nhân (Tổ thẻ trực thuộc) Phòng DVKH doanh nghiệp (Tổ TT quốc tế trực thuộc) Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng Các phòng giao dịch Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp (Tổ điện toán trực thuộc)
Khối quan hệ khách hàng: Gồm 02 phòng Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và 01 phòng Quan hệ khách hàng cá nhân. Làm nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu các sản phẩm, thực hiện việc kiểm tra các điều kiện và đề xuất tín dụng để cho vay với khách hàng.
Khối quản lý rủi ro: Gồm phòng Quản lý rủi ro thực hiện việc thẩm định các dự án lớn, quyết định phê duyệt cho vay đối với các khách hàng lớn hoặc trình Hội đồng tín dụng với những trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền. Phối kết hợp với các phòng Quan hệ khách hàng trong việc đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng.
Khối tác nghiệp: Gồm phòng Quản trị tín dụng thực hiện việc vào máy, giải