PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực của công ty Công nghiệp Tàu thủy và xây dựng Sông Hồng (Trang 45)

2.1. Các phƣơng pháp thu thập thông tin

Nguồn dữ liệu để thực hiện luận văn: Số liệu tại Báo cáo tổng kết các năm từ 2011-2015, Báo cáo thống kê về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu cán bộ tại công ty CNTT và XD Sông Hồng để tiến hành nghiên cứu từ năm 2011- 2015 là nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu để thực hiện luận văn.

Các bài viết của các nhà nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực, các loại sách báo, tạp chí để đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức. Quá trình phân tích đánh giá để biết đƣợc rằng tại Công ty đã và đang thực hiện quản lý nhân lực nhƣ thế nào để đáp ứng yêu cầu đào tạo của Tập đoàn CNTT VN để từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng đƣợc tiếp cận một cách chính xác và cụ thể.

2.2. Các phƣơng pháp xử lý thông tin

Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau để xƣ̉ lý tài liê ̣u, dƣ̃ liê ̣u:

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt

ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 để phân tích những nhân tố mới ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực tại công ty và những lý do phải áp dụng các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng trong trong thời gian tới.

Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.

Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở chƣơng 3, từ việc phân tích các số liệu về quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở chƣơng 4.

Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp, đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.

Phƣơng pháp Lô-gic

Phương pháp lô-gic: Là phƣơng pháp nghiên cứu sự vật hiện tƣợng bằng việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh của tƣ duy để tìm ra các mối quan hệ bên trong, bản chất, các quy luật chi phối sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tƣợng.

Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng ở chƣơng 1 để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp lô-gic đƣợc sử dụng để phân tích tình hình quản lý nhân lực tại Công ty trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở chƣơng 1 để phân tích. Trong chƣơng 4, phƣơng pháp lô-gic để gắn kết lý luận ở chƣơng 1, những tồn tại, hạn chế ở chƣơng 3, những nhân tố mới xuất hiện để đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhân lực tại công ty CNTT và XD Sông Hồng trong thời gian tới.

Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là các phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở đây chính là công tác quản lý nhân lực của công ty. Thống kê và so sánh là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống

kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lý nhân lực nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về các chỉ tiêu quản lý nhân lực tại công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng để mô tả thực trạng quản lý nhân lực và so sánh các chỉ tiêu về quản lý nhân lực qua các năm. Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành công cũng nhƣ những hạn chế trong việc sử dụng và quản lý nhân lực tại Công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ XÂY DỰNG SÔNG HỒNG

3.1. Giới thiệu chung về công ty:

3.1.1 Khái quát về công ty Công nghiệp tàu thủyvà XD Sông Hồng.

- Tên công ty: Công ty TNHH MTV CN tàu thuỷ và xây dựng Sông

Hồng

- Tên giao dịch: Songhong shipbuilding industry and construct company limited

- Tên viết tắt: Songhongshinco co.,ltd

- Địa chỉ: Phòng 12 tầng 1 nhà A số 109 Quán Thánh, phƣờng Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

- Trụ sở giao dịch: Tổ 21, phƣờng Trần Phú, quận Hoàng Mai - Tp. Hà Nội Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy& XD Sông Hồng tiền thân là Xí nghiệp dịch vụ và thƣơng mại Công nghiệp tàu thuỷ, đƣợc thành lập ngày 16/8/1999 theo Quyết định số 289/QĐ/CNT-TCCBLĐ của Tổng công ty Cụng nghiệp tàu thủyViệt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam). Để phù hợp với tình hình phát triển của đơn vị, ngày 18/4/2006 Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủyViệt Nam có Quyết định số 549/QĐ/CNT-TCCB-LĐ về việc thành lập Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy& XD Sông Hồng gồm 05 đơn vị chi nhánh.

* Ngành nghề kinh doanh chính đang thực hiện:

+ Đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phƣơng tiện nổi; Chế tạo kết cấu kim loại, phi kim loại;

+ Xây dựng công trình thuỷ, công trình giao thông, thuỷ lợi, nhà máy đóng tàu;

+ Kinh doanh vận tải đƣờng sông và đƣờng biển bằng tàu thuỷ theo hợp đồng và theo tuyến cố định;

* Quy mô của doanh nghiệp:

- Vốn điều lệ: 120.000.000.000 đồng (Một trăm hai mƣơi tỷ đồng).

- Tổng số lao động: 177

Trong đó:

- Lao động có trình độ đại học: 35

- Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: 14 - Lao động công nhân kĩ thuật: 82 - Lao động phổ thông: 46

* Vài nét về kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.

- Về đóng tàu: Thực hiện đúng tiến độ các hợp đồng, sản phẩm đã ký kết, tập trung lãnh đạo nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh, bảo đảm uy tín thƣơng hiệu Công ty với khách hàng.

- Giá trị sản xuất đóng mới: 280.551 triệu đồng đạt 111% kế hoạch năm. - Doanh thu: 388.650 triệu đồng đạt 100 % kế hoạch năm. Trong đó: + Doanh thu đóng mới: 381.953 triệu đồng.

+ Doanh thu từ dịch vụ, khác: 6.697 triệu đồng.

- Về xây dựng: Công trình tỉnh lộ 314 đê Tả Sông Thao Phú Thọ đang chờ quyết toán giữa Ban quản lý dự án với Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Phú Thọ. Công trình đƣờng Vũ Thê Lang tại TP Việt Trì, Phú Thọ đã nghiệm thu giai đoạn 3, hiện nay dừng thi công, đang làm thủ tục thanh quyết toán. Công trình nhà ăn tập thể, Nhà khách, Công trình phụ tại Công ty đã hoàn thiện và đƣa vào sử dụng.

Dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Sông Hồng đã hoàn thành ở mức 77% tổng mức đầu tƣ giai đoạn I, bƣớc đầu đã đƣa và đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Dự án Cảng Sà lan lash, dự án đóng mới đội tàu vận tải, dự án chung cƣ cao tầng Vinashin 213 Nguyễn Khang hiện nay dừng hoạt động.

- Về liên doanh, liên kết: Liên kết với TNHH James Boat Á Châu: đóng tàu du lịch, tàu tuần tra vỏ nhựa, chất liệu công nghệ cao. Liên kết với Công ty Nam Cƣờng chuyển tải hàng hóa, nạo vét luồng lạch, tận thu cát cho tàu của Công ty vận hành tốt tại cầu tàu.

Năm 2015, Công ty TNHH một thành viên CNTT và XD Sông Hồng nhận đƣợc sự tin tƣởng, ủng hộ của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ và Bộ tƣ lệnh Hải Quân giao cho đóng 02 sản phẩm tàu Kiểm ngƣ đợt 3 cỡ nhỏ và tháng 12/2014 Công ty tiếp tục ký Hợp đồng 02 tàu kiểm ngƣ cỡ trung. Qua đó giúp Công ty vƣợt qua đƣợc khó khăn, Cán bộ công nhân viên có thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập.

- Tháng 7/2015 Công ty đã hoàn thiện và bàn giao cho Chủ đầu tƣ 02 tàu kiểm ngƣ cỡ nhỏ đảm bảo chất lƣợng, tiến độ và đƣợc Chủ đầu tƣ đánh giá cao đồng thời Công ty tiếp tục đẩy nhanh tiến độ 02 tàu kiểm ngƣ cỡ trung và đến tháng 11/2015 Công ty đã hạ thủy thành công và hoàn thiện đƣợc 90% giá trị 02 tàu.

* Về sản phẩm bàn giao: 04 tàu .

- 02 sản phẩm tàu kiểm ngƣ cỡ nhỏ (đã bàn giao), Xây dựng và triển khai đóng mới 02 tàu kiểm ngƣ cỡ trung SH 15.1 và SH15.2:

Từng bƣớc thực hiện các hạng mục công việc theo tiến độ xây dựng nhƣ sau:

+ Thiết kế công nghệ: 15/12/2014 -30/1/2015.

+ Nhập tôn: 15/1/2015 - 28/2/2015.

3.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Hình3.1:Mô hình bộ máy tổ chức công ty

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG KINH DOANH PHÒNG QUẢN LÝ KHAI THÁC PHÓ TỔNG KỸ THUẬT-SX CHỦ TỊCH CÔNG TY

KIỂM SOÁT VIÊN

PHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÒNG XD CÔNG TRÌNH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG TCHC- LĐTL PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÂN XƢỞNG VỎ PHÂN XƢỞNG ĐIỆN PHÂN XƢỞNG TRANG TRÍ PHÂN XƢỞNG MÁY ỐNG TỔ GIA CÔN G TỔ SẮT TỔ HÀN TỔ ỐNG TỔ MÁY TỔ MỘC NỘI THẤT TỔ PHUN SƠN TỔ ĐIỆN TỔ CƠ KHÍ TỔ CƠ GIỚI TỔ CẮT CNC

Hệ thống bộ máy tổ chức Công ty:

Chủ tịch Công ty: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, miễn nhiệm hoặc chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật, quyết định mức lƣơng, thƣởng và các lợi ích khác.

Chủ tịch Công ty thực hiện chức năng của chủ sở hữu Công ty, có quyền nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Hội đồng quản trị Tập đoàn về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan

Tổng giám đốc: Là ngƣời đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Tập đoàn bổ nhiệm hoặc ký Hợp đồng, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng, khen thƣởng, kỷ luật, quyết định mức lƣơng, thƣởng và các lợi ích khác theo đề nghị của Chủ tịch Công ty.

Tổng Giám đốc Công ty thực hiện chức trách điều hành hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật và theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Hội đồng quản trị Tập đoàn, Chủ tịch Công ty về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ của mình theo qui định của Điều lệ hoạt động Công ty và các qui định của pháp luật có liên quan.

Các Phó Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Chủ tịch Công ty. Phó tổng giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Tổng giám đốc về nhiệm vụ đƣợc phân công.

Phòng Tổ chức - Hành chính: - Quản lý thực hiện nghiệp vụ tổ chức lao động, tiền lƣơng, nội qui quy định về quản lý và lập kế hoạch BHLĐ và tổ chức thực hiện chế độ chính sách cho ngƣời lao động .

- Theo dõi, quản lý thực hiện chế độ BHXH, BHYT. - Theo dõi quản lý Hợp đồng lao động.

- Phối hợp với các phòng chức năng xây dựng các định mức lao động, chi phí tiền lƣơng và phân phối theo lao động, thực hiện việc theo dõi ngày giờ công lao động, tính toán và thanh toán lƣơng cho cán bộ công nhân viên.

- Lƣu trữ công văn đi - đến và trực điện thoại. - Quản lý tài sản của Văn phòng Công ty. - Các công tác nội chính khác.

Phòng Tài chính - Kế toán: Căn cứ nhiệm vụ, tình hình thực tế hoạt động của Công ty, Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, ghi chép phản ánh kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động SXKD của Công ty mẹ và các Công ty con, tình hình sử dụng vốn của Nhà nƣớc cũng nhƣ của Công ty mẹ và các Công ty con.

Phòng Kỹ thuật - sản xuất - giám sát: Xây dựng các quy trình về kỹ thuật an toàn và sử dụng thiết bị, máy móc đƣa vào sử dụng trong Công ty.

- Nghiên cứu áp dụng khoa học, công nghệ mới, cải tiến, cải thiện điều kiện lao động và môi trƣờng làm việc trong Công ty.

- Trực tiếp quản lý kỹ thuật, tài sản, trang thiết bị, máy móc các công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực của công ty Công nghiệp Tàu thủy và xây dựng Sông Hồng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)