1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển khu côngnghiệp trong điều kiện
1.2.4. Nội dung phát triển các KCN trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.4.1. Phát triển các khu công nghiệp về mặt kinh tế * Quy hoạch phát triển các KCN một cách hợp lý
Số lƣợng, quy mô, địa điểm đặt KCN phải đƣợc cân nhắc một cách hợp lý cho phù hợp với quy hoạch phát triển KCN chung của cả nƣớc, trong vùng
và quy hoạch phát triển KT - XH của địa phƣơng và phát huy đƣợc lợi thế so sánh để thu hút đầu tƣ.
* Quản lý hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án đầu tư có hiệu quả cao vào KCN
Thành công của KCN phụ thuộc vào chất lƣợng hoạt động của các dự án đầu tƣ thu hút vào KCN. Nếu thu hút đƣợc nhiều dự án, diện tích cho thuê của KCN đƣợc lấp đầy, đất trong KCN đƣợc sử dụng hiệu quả, việc làm trong KCN tăng lên, thu nhập của KCN cũng nhƣ đóng góp vào GDP và ngân sách nhà nƣớc (NSNN) cũng tăng lên.
* Hoạt động khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp KCN
Công nghệ là yếu tố quyết định trong cạnh tranh và chiếm giữ thị trƣờng.Trong điều kiện tiến bộ khoa học - công nghệ phát triển với tốc độ nhanh nhƣ hiện nay, thời gian từ khi phát minh, sáng chế ra đời đến khi đƣợc thƣơng mại hóa ngày càng rút ngắn thì đổi mới công nghệ càng có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của doanh nghiệp KCN. Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý các KCN cần coi việc khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ dƣới mọi hình thức là nghĩa vụ của chính mình.
Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải thiết lập và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong các KCN đổi mới công nghệ; áp dụng các cơ chế ƣu đãi để thu hút các dự án đầu tƣ có công nghệ cao và thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất; hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực,… Ban quản lý các KCN cần phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh về quản lý khoa học công nghệ hƣớng dẫn, giúp đỡ, vận động và tuyên truyền để doanh nghiệp KCN luôn hƣớng đến đầu tƣ công nghệ mới, đổi mới công nghệ
và đặc biệt là nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp trong KCN với cơ chế hỗ trợ đặc thù theo điều kiện của địa phƣơng.
* Ban quản lý các KCN tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo tác động lan tỏa tích cực của KCN
- Chỉ đạo các chủ đầu tƣ hạ tầng phối hợp tổ chức trao đổi, đối thoại thƣờng xuyên với nhà đầu tƣ để phân tích, đánh giá đƣợc những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình cung cấp dịch vụ về hạ tầng cũng nhƣ các dịch vụ công để bàn các biện pháp phát huy các mặt tích cực và tìm biện pháp, giải pháp khắc phục những mặt hạn chế.
- Khuyến khích KCN sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc chú trọng thu hút doanh nghiệp có tiềm năng và thị trƣờng xuất khẩu lớn, tạo điều kiện về thủ tục hải quan và hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp chế xuất nằm trong KCN, liên kết với các doanh nghiệp nội địa có thế mạnh để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị.
1.2.4.2. Phát triển các khu công nghiệp về mặt xã hội
* Khuyến khích doanh nghiệp KCN sử dụng lao động địa phương
Tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động địa phƣơng, nhất là những ngƣời có đất bị thu hồi làm KCN, là trách nhiệm của Nhà nƣớc trong xây dựng và phát triển các KCN, đồng thời cũng là trách nhiệm tham gia của các doanh nghiệp KCN. Tuy nhiên, không dễ có sự hòa hợp giữa nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động với nhu cầu và khả năng đáp ứng của ngƣời dân muốn có việc làm trong KCN. Chính vì thế, chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý các KCN cần có sự trợ giúp cả hai bên.
*Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong KCN
Làm việc trong các doanh nghiệp KCN đòi hỏi không chỉ kỹ năng mà cả thói quen, ý thức kỷ luật thích hợp. Ngƣời dân địa phƣơng mới đƣợc tuyển
vào các KCN thƣờng chƣa ý thức đƣợc yêu cầu khắt khe này nên có thái độ không hài lòng, nhiều ngƣời khó thích nghi. Trong khi đó doanh nghiệp KCN luôn chú trọng quan tâm tới mục tiêu lợi nhuận nên muốn chi phí về lao động là thấp nhất; muốn ngƣời lao động tuân thủ quy trình công nghệ và trung thành với doanh nghiệp với mức lƣơng thấp; trái lại ngƣời lao động muốn đƣợc làm việc trong môi trƣờng tốt, có thu nhập ổn định và đƣợc tôn trọng... Với các mục tiêu khác biệt này, quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong doanh nghiệp KCN có thể dẫn đến xung đột về lợi ích. Vì thế, tổ chức công đoàn, Ban quản lý các KCN, các cơ quan của Nhà nƣớc cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật về lao động cho các bên, kiểm tra, giám sát để yêu cầu các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật và theo cam kết hợp đồng, xử lý các mâu thuẫn nội bộ theo phƣơng thức hợp tác để các bên đều có lợi, hạn chế hậu quả tiêu cực do thái độ quá khích của mỗi bên gây ra...
* Khuyến khích doanh nghiệp KCN đào tạo người lao động
Nhà đầu tƣ thƣờng muốn giảm chi phí cho nhân lực nên không tích cực đào tạo nhân viên, nhƣng lại mong muốn công nhân làm việc tích cực, sáng tạo, có năng suất lao động cao... Trong khi đó, công nhân, đôi khi do làm việc vất vả, ham vui chơi, nên ngại học tập, mặc dù biết rằng học tập giúp ích cho họ. Vì thế, Ban quản lý các KCN, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan quản lý có liên quan đến KCN cần thƣờng xuyên tuyên truyền, khuyến khích dƣới các hình thức tôn vinh thích hợp để động viên cả chủ doanh nghiệp KCN luôn quan tâm đến đào tạo ngƣời lao động, còn ngƣời lao động tích cực học tập, nâng cao tay nghề. Chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý các KCN và các cơ quan hữu quanliên quan đến quản lý KCN cần tổ chức thực hiện tốt cơ chế hỗ trợ vật chất cho doanh nghiệp KCN sử dụng lao động
địa phƣơng đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân dƣới các hình thức tu nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài, kèm cặp trong sản xuất.
* Khuyến khích nhà đầu tư cung cấp dịch vụ xã hội cho công nhân
Ngoài các dịch vụ xã hội chung của địa phƣơng, ngƣời lao động cần các dịch vụ hỗ trợ cuộc sống của họ nhƣ nhà ở, cơ sở chăm sóc y tế, bữa ăn công nghiệp, nhà trẻ, trƣờng học,... Có những hoạt động doanh nghiệp khu công nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhƣ có cơ sở y tế sơ cứu ban đầu, nhà ăn ca, nhà ở cho chuyên gia... Cũng có những dịch vụ mà doanh nghiệp khu công nghiệp chỉ có thể thực hiện đƣợc với sự hỗ trợ địa phƣơng nhƣ nhà ở cho công nhân, cơ sở giữ trẻ cho các bà mẹ làm ở KCN, cơ sở vui chơi, giải trí ngoài hàng rào KCN. Do đó, Chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý các KCN cũng nhƣ các tổ chức đoàn thể trong KCN phải tuyên truyền, vận động doanh nghiệp khu công nghiệp tham gia một cách hiệu quả với chính quyền địa phƣơng nhằm cung cấp dịch vụ cơ bản cho ngƣời lao động trong KCN một cách thuận tiện, giá cả phải chăng và chất lƣợng đảm bảo.
1.2.4.3. Phát triển các khu công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái
* Hoàn thiện xây dựng khung khổ pháp lý bảo vệ môi trường
Các chất thải công nghiệp có nhiều tác động không tốt đối với môi trƣờng, nhƣng để xử lý chúng cần công nghệ và chi phí lớn. Nếu không luật hóa nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp thì họ sẽ tìm mọi cách lẩn tránh đề giảm chi phí sản xuất. Vì vậy, Nhà nƣớc cần phải xây dựng khung khổ pháp lý đủ sức bảo vệ môi trƣờng trong và ngoài KCN. Nhằm khuyến khích đầu tƣ khi trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cần lựa chọn tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng thích hợp nhằm thu hút đƣợc lƣợng dự án đầu tƣ cần thiết, đồng thời bảo vệ môi trƣờng ở mức nền kinh tế chấp nhận đƣợc.
* Khuyến khích các KCN xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung
Do tập trung lƣợng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn trong KCN theo chức năng riêng và ngành nghề thu hút đầu tƣ vào từng KCN, nên các
hoạt động của các doanh nghiệp KCN có thể có cùng nhu cầu xử lý chất thải giống nhau. Do đó, khi thực hiện công tác quy hoạch các KCN và triển khai bƣớc thiết kế dự áncần xây dựng khung tiêu chuẩn xử lý chất thải tập trung có tiêu chuẩn tốt hơn tiêu chuẩn đang áp dụng và có thể phấn đấu ngang bằng với tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng của các nƣớc phát triển. Việc hình thành các khu vực xử lý chất thảitập trung còn tạo điều kiện ứng dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải, tận thu phế liệu của nhau và giám sát chặt chẽ sự tuân thủ của doanh nghiệp KCN trong chấp hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng về thu gom và xử lý chất thải.
* Kiểm tra, giám sát, hoạt động xử lý chất thải của doanh nghiệp KCN
Đồng thời với việc ban hành luật, điều chỉnh khi cần thiết, các cấp chính quyền phải quan tâm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp trong KCN, chế tài nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng nhằm bảo vệ môi trƣờng sống chung của nhân dân. Trong tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng, ngoài các lực lƣợng chức năng của Nhà nƣớc, cần huy động sự tham gia giám sát của ngƣời dân, tôn trọng ý kiến phản ánh của ngƣời dân, kịp thời có hành động đáp ứng đòi hỏi của dân cƣ về bảo vệ môi trƣờng sống chung.