Nguyên nhân của siêu lạm phát.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn tài chính tiền tệ lớp đại học – tiền và lạm phát ppt (Trang 25 - 26)

Ở vấn đề này ta cần hiểu tại sao siêu lạm phát lại xuất hiện? Và làm như thế nào để chấm dứt nó?

Câu trả lời rõ ràng nhất là: siêu lạm phát là do sự tănng trưởng quá nhanh số cung tiền và do mức lổ vốn quá lớn khi sử dụng số cùng tiền đó vào đầu tư sản xuất. Khi NHTW in tiền quá nhiều hoặc khi sử dụng vốn không hiểu quả thì giá sẽ tăng lên, mà % tảng lên của giá chính là tỉ lệ lạm phát.

Tuy nhiên câu trả lời này là chưa hoàn chỉnh. Để phân tích vấn đề một cách sâu sắc hơn. Chúng ta sẽ nghiên cứu về chánh sách tài chánh.

Hầu hết siêu lạm phát sinh ra từ việc Chánh phủ không đủ ngân sách để chi tiêụ Mặt dù Chanh phủ có thể đi vay nhưng lại vay không được do không đủ uy tín. Và để bù đắp sự thâm hụt này Chánh phủ in và phát hành tiền mớị kết quả sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh số cung tiền.Khi đo siêu lạm phát sẽ xuất hiện.

Việc chấm dứt siêu lạm phát hầu như ngẫu nhiên đi cùng với các cải cách về chách sách tài chánh. Khi siêu lạm phát trở nên nhiêm trọng hơn. Chánh phủ sẽ buộc phải tiêu dùng ít đi và tăng thuế. Các cải cách về chánh sách tài chánh này làm giảm nhu cầu in tiền và như vậy sẽ làm giảm tăng trưởng trong số cung tiền.

VIIỊ LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN

Trong chương 2,3 và 4 ta giải thích các biến kinh tế GDP, vốn, tiền lương thực. các biến số này có thể được ghép vào 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được gọi là nhóm định lượng, nhóm thứ 2 là giá tương đốịHai nhóm biến số này được gọi là biến số thực.

Trong chương 5 này, ta sẽ nghiên cứu các biến số danh nghĩạ Các biến số danh nghĩa là các biến số biểu hiện bằng tiền. có nhiều biến danh nghĩa như giá, lạm phát và tiền lương.

Các nhà kinh tế gọi sự phân biệt giữa các biến số thực và biến số danhn nghĩa là sự tách biệt cổ điển. Đây chính là điểm mấu chốt của lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển. Sự tách biệt cổ điện này là một cách nhìn quan trọmg vì nó làm đơn giản hoá lý thuyết kinh tế.

Đặc biệt nó cho phép chúng ta nghiên cứu các biến số thực, trong khi bỏ qua các biến danh nghĩạ Và sự tách biệt cổ điển xuất hiện do trong lý thuyết cổ điển sự thay đổi trong số cung tiền tê không làm thay đổi các biến số thực.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn tài chính tiền tệ lớp đại học – tiền và lạm phát ppt (Trang 25 - 26)