2.1. THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM
2.1.3.7. FDI với việc thay đổi cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm cho trao đổi hàng hoá trong nƣớc gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nƣớc phát triển. Những mối quan hệ thƣờng xuyên về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá giữa các nƣớc đã làm phát sinh những quyền lợi và nghĩa vụ tiền tệ của nƣớc này đối với nƣớc khác. Việc thanh toán quốc tế giữa các nƣớc, đó là cán cân thanh toán.
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nƣớc ngoài trả cho một nƣớc và những khoản tiền mà nƣớc đó trả cho nƣớc ngoài trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán đƣợc chia làm hai loại: Cán cân thanh toán trong một thời kỳ nhất định và cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, tình trạng của nó ảnh hƣởng quyết định đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, đến tình hình ngoại hối của các nƣớc và hơn nữa nó ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế của một nƣớc. Thu vƣợt chi của cán cân thanh toán quốc tế gọi là dƣ thừa. Chi vƣợt thu thì gọi là thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế.
Khi cán cân thanh toán thiếu hụt, nhà nƣớc thƣờng dùng nhiều biện pháp để cân bằng. Biện pháp phổ biến là vay ngoại tệ của các ngân hàng nƣớc ngoài: một nƣớc nào đó cần tín dụng để cứu nguy cho cán cân thanh toán quốc tế của mình có thể sử dụng tín dụng của nhiều ngân hàng hoặc của các tổ chức tiền tệ quốc tế trên cơ sở các hiệp định đã ký kết giữa họ. Sau đó, ngân hàng trung ƣơng của mỗi nƣớc có cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt có thể áp dụng các chính sách tiền tệ và tín dụng để thu hút vốn ngắn hạn ngoại quốc chạy vào nƣớc mình để tăng số thu ngoại tệ của cán cân thanh toán.
Ngoài ra để cán cân thanh toán không bị thiếu hụt, các quốc gia còn tích cực xúc tiến các hoạt động xuất khẩu hàng hoá, du lịch và ngoại tệ, và đặc biệt là thu hút nguồn vốn FDI.
FDI tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế. Tác động trực tiếp là việc tiếp nhận vốn FDI đã trực tiếp làm tăng nguồn thu của cán cân vốn, góp phần làm giảm sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán. Nhƣng tác động gián tiếp của FDI đến cán cân thanh toán mới là quan trọng.