STT Loại lợn Đơn vị Năm 2018 Tháng 11 năm 2020
1 Lợn đực giống Con 1 5
2 Lợn nái sinh sản Con 80 400
3 Lợn nái hậu bị Con 60 50
Tổng Con 141 455
So sánh % 100 322,7
Qua bảng 4.1 cho thấy: cơ cấu đàn lợn từ năm 2018 đến tháng 11 năm 2020 có thay đổi rõ rệt. Số lợn đực tăng để đáp ứng nhu cầu về số lượng tinh phối cho lợn nái của trại, do số lượng lợn nái được mở rộng. Nguyên nhân số lợn nái tính đến tháng 11 năm 2020 tăng mạnh là vì thị trường tiêu thụ ngày càng lớn và mở rộng do vậy cần phải mở rộng quy mô đàn để đáp ứng được nhu cầu thị trường và phù hợ p với tình hình chăn nuôi hiện tại.
4.2. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trại sản tại trại
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, tôi đã trực tiếp tham gia chăm sóc lợn nái chửa, nái đẻ, nái nuôi con, đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình của trại như sau:
* Quy trình chăm sóc nái chửa
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa (chuồng bầu). Hàng ngày kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân.
Bên cạnh đó việc tắm chải cho lợn nái chửa là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.
+ Phát hiện động dục:
Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ kỹ thuật, tôi thấy lợn nái động dục có biểu hiện như sau:
Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn.
Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng lợn đực thì vểnh tai, khi có tác động trực tiếp thì đứng ì.
Cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
+ Thụ tinh nhân tạo:
Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chính tôi đã dẫn tinh cho một số lợn nái có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước:
Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, phải quan sát biểu hiện động dục
trước đó và xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.
Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích và số lượng tinh trùng cần có cho 1 liều dẫn tinh.
Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của lợn nái.
Bước 5: Dẫn tinh.
Bước 6: Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm
tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai được ghi vào từ phiếu của con nái.
* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến từ 5 - 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và khử trùng. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.