Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 48)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã đƣợc công bố chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu.

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng trong toàn bộ các chƣơng của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chƣơng tổng quan tài liệu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phƣơng pháp đƣợc sử dụng và các kết luận đã đạt đƣợc cũng nhƣ những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trƣớc đó. Phƣơng pháp này đƣợc dùng nhiều nhất và tập trung ở chƣơng tổng quan tài liệu. Qua việc sử dụng phƣơng pháp này, tác giả đã chứng minh đƣợc

39

khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa đƣợc một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính ở Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và sử dụng cho việc phân tích nội dung của các chƣơng khác của luận văn.

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

Phƣơng pháp này sử dụng phổ biến ở các chƣơng 3 và 4 của luận văn. Phƣơng pháp phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của công tác quản lý tài chính ở Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 giai đoạn 2010-2014, trong khi đó phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đƣa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Phân tích và tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.

40

2.3.3. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê về công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đƣợc sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dƣới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lƣợng về các phân tích hay nhận định về công tác quản lý tài chính Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đƣợc thành lập theo Quyết định số 128/CP ngày 14 tháng 8 năm 1967 của Thủ tƣớng Chính phủ, là đơn vị công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tên tiếng Việt: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 (ĐHSPHN2) Tên tiếng Anh: Hanoi Pedagogical University No2 (HPU2) Địa chỉ: Số 32, Nguyễn Văn Linh

P. Xuân Hòa, TX. Phúc Yên, T.Vĩnh Phúc Điện thoại: +84 211 3863 416

Fax: +84 211 3863 207

Website: www.hpu2.edu.vn Ngày truyền thống: 14 tháng 8

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Logo của Trƣờng:

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 có chức năng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành đào tạo đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt; tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên kỹ thuật và khoa học xã hội; xây dựng và phát triển Nhà trƣờng, xây dựng đội ngũ, phát triển hợp tác quốc tế và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật tiến tới

tự chủ về tài chính... Trên tinh thần đó, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 có các chức năng - nhiệm vụ chính sau:

(1) Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức và năng lực thực tiễn, nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo và thích ứng với cơ hội việc làm trên thị trƣờng lao động, tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

(2) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, cung ứng dịch vụ đào tạo, khoa học và công nghệ theo qui định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật giáo dục và các quy định khác của Pháp luật..

(3) Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch tổng thể phát triển nhà trƣờng qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.

(4) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dũ liệu về đội ngũ công chức, viên chức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của Nhà trƣờng, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của ngƣời học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của trƣờng.

(5) Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của trƣờng đủ về số lƣợng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ đƣợc đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, viên chức.

(6) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trƣờng và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

(7) Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lƣợng của Nhà trƣờng; tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

(8) Tuyển sinh và quản lý ngƣời học.

(9) Quản lý, sử dụng đất đai, trƣờng lớp, trang thiết bị và tài chính theo qui định của pháp luật.

(10) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 có 10 khoa, 8 trung tâm và bộ môn trực thuộc, 9 phòng ban chức năng. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng nhƣ hiện nay đã qua nhiều lần kiện toàn, hoàn chỉnh để luôn phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của Trƣờng từng giai đoạn. Mô hình tổ chức bộ máy trong Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 theo ba cấp: Trƣờng - Khoa - Bộ môn

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CƠ CHẾ LÀM VIỆC, CƠ CHẾ PHỐI HỢP

Ghi chú: : Lãnh đạo : Tƣ vấn, phối hợp

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức, cơ chế làm việc, cơ chế phối hợp

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ Trƣởng các đơn vị phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời chủ động phối hợp với đơn vị liên quan để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Khi một đơn vị trong trƣờng đƣợc giao là đơn vị đầu mối thì các đơn vị liên quan có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của đơn vị này.

Ban Giám hiệu Các Hội đồng tƣ vấn Hội đồng trƣờng

Phòng và tƣơng đƣơng Trung tâm Khoa và tƣơng đƣơng

Bộ môn

Phòng thí nghiệm

Phòng Hành chính - Tổng hợp có trách nhiệm giúp Hiệu trƣởng, các Phó Hiệu trƣởng trong việc phối hợp các hoạt động của lãnh đạo trƣờng và các đơn vị trong trƣờng.

Các đơn vị khi quan hệ công tác với các cơ quan ngoài trƣờng phải tuân thủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao và sự chỉ đạo của lãnh đạo trƣờng.

Hội đồng trƣờng: Hội đồng trƣờng đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Trƣờng đại học.

Các Hội đồng tƣ vấn: Các Hội đồng tƣ vấn cấp trƣờng giúp Hiệu trƣởng xem xét các vấn đề cơ bản, quan trọng ở các lĩnh vực khác nhau liên quan đến nhiệm vụ chính trị của Trƣờng, để đƣa ra quyết định đúng đắn nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đó.

Căn cứ các quy định hiện hành, Hiệu trƣởng ra quyết định thành lập, bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên trong các Hội đồng tƣ vấn theo nhiệm kỳ Hiệu trƣởng. Hoạt động của Hội đồng tƣ vấn theo nhiệm vụ đƣợc Hiệu trƣởng phân công và các quy định hiện hành.

Các Hội đồng tƣ vấn:

• Hội đồng Khoa học và Đào tạo (KH&ĐT) • Hội đồng KH&ĐT chuyên ngành

• Hội đồng Thuyên chuyển và Tuyển dụng

• Hội đồng Tuyển sinh, Hội đồng chấm: thi, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp

• Hội đồng Nâng bậc lƣơng, chuyển ngạch, nâng ngạch • Hội đồng Thi đua, khen thƣởng, kỷ luật

• Hội đồng Xét tặng danh hiệu NGND, NGƢT • Hội đồng Chức danh giáo sƣ cấp cơ sở

• Hội đồng Kiểm kê, thanh lý và bán tài sản • Các hội đồng tƣ vấn khác.

Phòng Tài vụ:

Tham mƣu và giúp Hiệu trƣởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác kế hoạch - tài chính, hạch toán, kế toán, quản lý tập trung các nguồn vốn, quỹ, nguồn kinh phí của trƣờng theo chế độ quy định của Nhà nƣớc.

- Nhiệm vụ

* Công tác lập kế hoạch ngân sách và quản lý nguồn kinh phí

- Dựa vào chỉ tiêu, kế hoạch trên các mặt hoạt động của trƣờng, các định mức, chỉ tiêu và các chế độ chính sách tài chính liên quan, xây dựng kế hoạch ngân sách hằng năm.

- Quản lý các nguồn kinh phí của trƣờng. Thực hiện đúng, đầy đủ, rõ ràng các nguyên tắc, thủ tục, thể lệ tài chính, chế độ kế toán của Nhà nƣớc quy định.

- Lập kế hoạch, dự toán kinh phí cho các hoạt động của toàn trƣờng.

- Chịu trách nhiệm thực hiện thu, chi cho các hoạt động của nhà trƣờng theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Tổ chức và quản lý hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, hạch toán kế toán theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nƣớc.

- Chịu trách nhiệm lập các báo cáo kế toán nộp cấp trên đúng thời hạn. * Công tác thanh, quyết toán, giám sát thu chi tài chính

- Là đầu mối duy nhất để quản lý tiền mặt, kinh phí. Mọi thu chi đều phải đƣợc thông qua hệ thống sổ sách kế toán của Phòng.

- Tổ chức, hƣớng dẫn và giám sát công tác kế toán tài chính cho các đơn vị hạch toán độc lập trong trƣờng, để công tác quản lý tài chính kế toán của Nhà trƣờng đƣợc chỉ đạo tập trung thống nhất và bảo đảm nguyên tắc tài chính của Nhà nƣớc.

- Phối hợp với Phòng QTĐS theo dõi và thu tiền theo đồng hồ đo nƣớc của các hộ viên chức trong khu tập thể trƣờng.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng tiếp nhận, nghiệm thu các công trình, thiết bị, máy móc để hạch toán vào tài sản cố định của Nhà trƣờng trƣớc khi đƣa vào sử dụng. Giúp Hiệu trƣởng tổ chức Hội đồng thanh lý tài sản theo quy định.

- Thực hiện lƣu trữ chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nƣớc.

c) Công tác chi, thu

- Hằng tháng cấp phát lƣơng và phụ cấp, học bổng cho viên chức và sinh viên kịp thời, đúng quy định.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành thu đủ và kịp thời học phí của ngƣời học.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng để chi trả tiền thừa giờ, tiền nhuận bút, tiền in ấn giáo trình, đề cƣơng bài giảng, tài liệu học tập... cho viên chức kịp thời và đúng chế độ.

- Thanh toán tiền công tác phí cho viên chức, ngƣời học đi công tác. Cấp kinh phí cho viên chức đƣợc cử đi học tập, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ theo đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc và Quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng.

- Thực hiện các công tác thu, chi phát sinh khác theo quy định. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trƣởng giao.

Phân cấp: Trƣởng phòng (hoặc Phó Trƣởng phòng) là uỷ viên các Hội đồng theo yêu cầu của Hiệu trƣởng, đƣợc thừa lệnh Hiệu trƣởng ký và đóng dấu trƣờng các văn bản giấy tờ đƣợc uỷ nhiệm.

3.2. Phân tích cơ chế quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 3.2.1. Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính

3.2.1.1. Thực trạng huy động, tạo nguồn lực tài chính

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 thuộc loại đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Nguồn thu của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 bao gồm: Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nƣớc cấp, thu sự nghiệp và thu khác:

- Thứ nhất: Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nƣớc cấp, bao gồm: + Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên

+ Kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên + Kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản

- Thứ hai: Nguồn kinh phí thu sự nghiệp và thu khác, bao gồm: + Thu phí, lệ phí

+ Thu hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ + Các nguồn thu khác

3.2.1.2. Xác định nguồn thu

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 trải qua một quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một trƣờng Đại học có thƣơng hiệu trên cả nƣớc. Hàng năm, ngân sách Nhà nƣớc cấp cho Trƣờng ĐHSPHN2 theo định mức, theo quy mô hiện có và các chƣơng trình mục tiêu, các dự án. Cơ cấu nguồn kinh phí của Nhà trƣờng đƣợc thể hiện qua bảng 3.2:

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn kinh phí, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Ngân sách Nhà nƣớc 82931.7 58.26% 87076.3 52.32% 90257 50.53%

2 Thu sự nghiệp 59426.3 41.74% 79369.2 47.68% 88350.9 49.47%

Tổng cộng 142358 166445.5 178607.9

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)

Nguồn thu sự nghiệp (bổ sung ngân sách) còn chiếm tỷ lệ thấp (trung bình khoảng 38%) có nguyên nhân từ quy mô đào tạo đai ̣ hoc ̣ , sau đai ̣ học còn nhỏ và học phí thực hiện theo Quyết định của Chính phủ và chƣa thực hiện thu học phí theo chất lƣợng đào tạo đƣợc kiểm định theo chuẩn quốc tế và mức học phí hiện

đang thực hiện còn thấp.

Hình 3.2: Cơ cấu nguồn kinh phí, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

- Cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 48)