13 Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
131 Quan điểm tiếp cận
* Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp cho rằng tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, các thành phần của tự nhiên đều có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau Sự thay đổi của một thành phần tự nhiên sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác Trong phát triển KT-XH, các thành phần của tự nhiên đều có sự tác động đồng thời và ngƣợc lại, sự phát triển KT-XH cũng tác động đến các thành phần tự nhiên Tuy nhiên, trong các quá trình tác động này thì cần xem xét đến yếu tố trội, tùy thuộc vào từng hoạt động kinh tế mà xác định các yếu tố trội sẽ khác nhau Trong luận án, quan điểm tổng hợp đƣợc vận dụng để đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN lên các LHDL, việc xác định yếu tố trội đƣợc thể hiện sự lựa chọn trọng số trong đánh giá, việc đề xuất PTDL cho lãnh thổ nghiên cứu có xem xét đến khía cạnh KT-XH
* Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống cho rằng tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, các thành phần của tự nhiên đều có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau Hệ thống tự nhiên có tính chất thống nhất và hoàn chỉnh nhƣng không khép kín, nó luôn chịu sự tác động của hệ thống KT-XH và ngƣợc lại Bản thân hệ thống tự nhiên và KT-XH của một lãnh thổ tạo thành một thể thống thống nhất và hoàn chỉnh của lãnh thổ đó, nhƣng nó lại là bộ phận của lãnh thổ lớn hơn và dƣới nó lại là tổng hợp thể các lãnh thổ nhỏ hơn Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu, đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL tỉnh Phú Yên đƣợc tác giả xem xét cả cấu trúc đứng (mối liên hệ giữa các thành phần tự
nhiên; mối liên hệ giữa hệ thống tự nhiên với hệ thống KT-XH) và cấu trúc ngang (mối liên hệ giữa Phú Yên với các địa phƣơng khác trong khu vực và trong cả nƣớc) để việc đánh giá đƣợc hoàn chỉnh và chính xác nhất
* Quan điểm lãnh thổ
Mỗi lãnh thổ nghiên cứu sẽ có những đặc điểm riêng về ĐKTN và TNTN, dựa trên đặc điểm riêng đó mà có thể xác định các lợi thể để phát triển KT-XH cũng nhƣ tính đặc thù của lãnh thổ để xác định các LHDL phù hợp, trên cơ sở đó sẽ đánh giá các giá trị tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu cho các LHDL đã đƣợc lựa chọn Quan điểm lãnh thổ thể hiện trong luận án đó là đã dựa vào tính đặc thù của Phú Yên để xác định các LHDL phù hợp, trên cơ sở đó đánh giá các giá trị tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu cho các LHDL đã đƣợc lựa chọn
* Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững hiện nay đã trở thành xu hƣớng và mục tiêu phát triển kinh KT-XH nói chung và du lịch nói riêng của tất cả các quốc gia trên thế giới Phát triển bền vững không tách rời với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng Trong du lịch, phát triển bền vững bảo đảm việc khai thác, sử dụng TNDL một cách phù hợp, luôn chú ý đến khả năng chịu tải của môi trƣờng, không phá vỡ các chức năng của môi trƣờng Trong luận án, quan điểm này đƣợc thể hiện cụ thể ở việc xác định sức chứa trong khai thác, sử dụng các giá trị của tự nhiên cho du lịch cũng nhƣ xác định tính bền vững trong đánh giá TNTN cho PTDL