Các hình thức huy động vốn của Kho bạc nhà nước dưới hình thức trái phiếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Khắc phục thâm hụt vốn nội bộ trong ngân sách quốc gia bằng việc huy động vốn từ nhân dân và các tổ chức kinh tế - 1 pptx (Trang 35 - 37)

phiếu Chính phủ

Huy động vốn trong nước của Chính phủ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu Chính phủ là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ có thời hạn, có mệnh giá, có lãi do Bộ Tài chính phát hành.

1.3.1Trái phiếu kho bạc

Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu có thời hạn từ 1 năm trở lên, dùng để huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển trong kế hoạch NSNN được duyệt.

Nói ngắn gọn trái phiếu KBNN là một chứng từ cam kết của nhà nước đối với người cho vay về việc thanh toán một số tiền xác định, vào một ngày đã xác định trong tương lai với một mức lãi cố định trong những thời hạn xác định trước.

1.3.2Trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu Chính phủ bao gồm trái phiếu ký danh, trái phiếu vô danh. Trái phiếu ký danh là loại trái phiếu có ghi tên cơ quan, đơn vị, cá nhân (gọi tắt là người

mua trái phiếu) trên chứng chỉ trái phiếu hoặc đăng ký tên tại cơ quan phát hành trái phiếu. Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên người mua trên chứng chỉ trái phiếu, đăng ký tên tại cơ quan phát hành.

Trái phiếu Chính phủ có 3 hình thức chủ yếu sau:

+ Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dưới 1 năm, dùng để huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN tạm thời trong năm tài chính.

+ Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn từ 1 năm trở lên, dùng để huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển trong kế hoạch NSNN được duyệt.

+ Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, dùng để huy động vốn cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch đầu tư của Nhà nước, trái phiếu công trình bao gồm. Trái phiếu công trình huy động vốn cho các công trình của Trung ương do Bộ Tài chính bảo lãnh thanh toán, trái phiếu huy động vốn cho các công trình địa phương do ngân sách địa phương bảo lãnh thanh toán.

Tuỳ theo từng đợt phát hành, trái phiếu Chính phủ có những mệnh giá khác nhau được in sẵn trên chứng chỉ trái phiếu, hoặc không in sẵn trên tờ trái phiếu, nhưng được cơ quan phát hành ghi trên chứng chỉ trái phiếu hoặc giấy sở hữu trái phiếu theo nhu cầu của người mua trái phiếu.

Lãi suất trái phiếu

đã thoả thuận với Ngân hàng Nhà nước đảm bảo cho người mua trái phiếu được hưởng lãi suất thực cộng với chỉ số trượt giá theo một trong các phương thức sau:

+ Lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ hạn phát hành

+ Lãi suất áp dụng từng năm trong thời hạn phát hành

+ Lãi suất chỉ đạo để tổ chức đấu thầu chọn lãi suất phát hành.

Quản lý các khoản vay nợ trong nước của Chính phủ được thực hiện từ khâu xác định số tiền cần phải vay đến việc thực hiện các khoản vay và các khoản phải thanh toán.

+ Xác định số tiền cần vay: Các khoản vay trong nước của Chính phủ chịu ảnh hưởng quyết định của 2 nhân tố khả năng cho vay và khả năng trả nợ cả gốc và lãi của Chính phủ, vì vậy khoản vay của Chính phủ bao giờ cũng có giới hạn, khả năng cho vay tuỳ thuộc vào khả năng tạo ra thu nhập, cách thức và mức độ sử dụng thu nhập của các chủ thể kinh tế, xã hội, khả năng trả nợ của Chính phủ lại phụ thuộc vào khả năng huy động nguồn lực tài chính của nhà nước dưới hình thức bắt buộc, khả năng này lại phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng có sử dụng hiệu quả vốn vay hay không của Chính phủ, cách thức xác định mức lãi suất của các khoản tiền vay.

Ở nước ta việc xem xét giới hạn số tiền phải vay của Chính phủ là căn cứ vào mức thiếu hụt của NSNN do gia tăng các khoản chi cho đầu tư phát triển kinh tế mà chủ yếu là chi cho việc xây dựng, cải tạo các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và khả

Một phần của tài liệu Khắc phục thâm hụt vốn nội bộ trong ngân sách quốc gia bằng việc huy động vốn từ nhân dân và các tổ chức kinh tế - 1 pptx (Trang 35 - 37)