ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế mở cảng biển đối với các hình thức tín dụng có kì hạn - 2 ppsx (Trang 27 - 31)

Năm 2004 vừa qua, Sở Tài Chính thành phố đã trình lên Chính phủ xin cơ chế thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, trong đó đối tượng chủ yếu là cho các DNVVN. Dự kiến, số vốn ban đầu của Quỹ là 100 tỷ đồng, trong đó Ngân sách thành phố sẽ đóng góp 30 - 50 tỷ đồng. Đây là một nỗ lực hết sức lớn của chính quyền thành phố trong việc đầu tư cho sự phát triển các DNVVN. Vấn đề còn lại là khả năng huy động đủ số vốn điều lệ còn lại, từ 50 - 70 tỷ đồng. Trong những năm qua, cũng chính vì phần vốn góp này mà hầu hết ở các địa phương trên cả nước Quỹ này vẫn chưa được thành lập.

Theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg thì phần vốn này do các doanh nghiệp, các TCTD, các hiệp hội, ngành nghề... góp vào để hình thành đủ số vốn điều lệ hoạt động. Tuy nhiên trước thực trạng hoạt động khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay khả năng huy động vốn góp từ các doanh nghiệp là rất thấp; các TCTD trên địa bàn lại phần lớn là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, mặt khác lại không muốn rơi vào tình trạng “cho vay tay này, bảo lãnh tay kia”; huy động từ các hiệp hội, ngành nghề lại càng khó do họ hầu như chưa có thông tin về hoạt động của Quỹ... Giải pháp để cho Quỹ bảo lãnh tín dụng này sớm hình thành đưa vào hoạt động là Thành phố nên có chính sách thu hút, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); có phương án quy định cụ thể phương thức góp cũng như tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp, TCTD, vốn hỗ trợ... đồng thời có thể huy động thêm từ Ngân sách Trung Ương một tỷ lệ nhất định và sẽ được hoàn trả thông qua vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ. Ngoài ra, Thành phố nên có những kiến nghị với Trung Ương theo đó, nên giảm mức phí bảo lãnh tín dụng (hiện nay quy định là 0,8%/năm trên số tiền được bảo lãnh là quá cao), bỏ phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng,

đồng thời gia tăng giá trị bảo lãnh... để tạo sự thuận lợi tối đa cho các DNVVN có nhu cầu vay vốn, giúp Quỹ đi vào hoạt động thật sự có ý nghĩa.

Thành lập ngân hàng dữ liệu cung cấp thông tin. Hiện nay việc thu thập thông tin kinh tế, tổng hợp thường chỉ được khai thác qua Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Tuy nhiên chất lượng các thông tin này không được cao vì hầu hết dựa trên các báo cáo của các đơn vị cung cấp. Các thông tin khai thác được từ Cục Thống Kê thì chi tiết, chính xác nhưng không đảm bảo tính kịp thời.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có kiến nghị với các cơ quan chức năng bảo vệ và thi hành luật pháp như: Sở Tư pháp, Sở Địa chính, công chứng... cần phối hợp chặc chẽ với nhau trong việc thành lập Cơ quan đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo, bộ phận bán đấu giá tài sản phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi vốn kịp thời, đầy đủ; qua đó ngân hàng mới có thể mạnh dạn trong việc đẩy mạnh cho vay.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát trên địa bàn, Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN có mặt bằng sản xuất phù hợp, có chính sách khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNVVN có mặt bằng sản xuất, được ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp theo quy định của pháp luật.

Thường xuyên tổ chức các chương trình hành động hỗ trợ các DNVVN như bồi dưỡng kiến thức pháp luật, thương mại cho các DNVVN; chương trình liên kết xuất khẩu, kích cầu cho doanh nghiệp, tổ chức nhiều hơn các hội chợ thương mại nội địa và quốc tế để các DNVVN giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của mình và tìm kiếm khách hàng... Ngoài ra, Lãnh đạo thành phố cần thường xuyên đứng ra tổ chức các buổi tọa đàm giữa các Ngân hàng và các DNVVN trên địa bàn để tìm cách tháo

gỡ những khó khăn vướng mắt trong quan hệ tín dụng ngân hàng - khách hàng, phục vụ tốt nhu cầu phát triển của các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, như mục tiêu mà Thành phố đã đặt ra trong năm 2004 - “Năm Doanh nghiệp”.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực Ngân Hàng là một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là với nước ta hiện nay trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sai sót, kính mong thầy cô, các cô chú trong Ngân hàng và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hoà Nhân, các cô chú phòng tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2005

Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Thanh Hàcủa các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, như mục tiêu mà Thành phố đã đặt ra trong năm 2004 - “Năm Doanh nghiệp”. KẾT LUẬN

Lĩnh vực Ngân Hàng là một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là với nước ta hiện nay trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sai sót, kính mong

thầy cô, các cô chú trong Ngân hàng và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hoà Nhân, các cô chú phòng tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2005

Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Thanh Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tín dụng ngân hàng dành cho các doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2002

2. Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng

- PTS. Nguyễn Đăng Dờn – TP.HCM – 1998 3. Giáo trình tín dụng ngân hàng

- TS. Hồ Diệu – Hà Nội – 2001

4. Chính sách hỗ trợ phát triển các doang nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – 2001

5. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - PTS. Nguyễn Văn Tề

6. Quy trình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đàu tu và phát triển Việt Nam 7. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

8. Tạp chí ngân hàng

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế mở cảng biển đối với các hình thức tín dụng có kì hạn - 2 ppsx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)