thương mại Việt Nam – EU
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế”. Việc xác lập một hệ thống quan điểm rõ ràng, nhất quán về ngoại thương theo đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu của hội nhập và mở cửa là rất cần để làm cơ sở cho việc hoạch định và thi hành thống nhất như các chính sách phát triển ngoại thương nói chung và thúc đẩy quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu (EU). Các quan điểm cơ bản về việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU được xác lập như sau
* Mở rộng quan hệ thương mại với EU trên cơ sở của mục tiêu và hiệu quả được đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.
Phát triển quan hệ thương mại với EU phải phù hợp với các yêu cầu mục tiêu và hiệu quả của hoạt động kinh tế quốc tế nói chung. Mục tiêu của chiến lược phát triển xã hội 10 năm (2001-2010) là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao". Như vậy phát triển quan hệ kinh tế với EU cần phải đặt trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa phát triển quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế với yêu cầu đảm bảo độc lập chủ quyền chính trị và an ninh quốc gia. Phát triển quan hệ kinh tế với EU phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thực hiện đúng theo các cam kết, thoả thuận, hiệp định đã được ký kết.
Phát triển mở rộng các mối quan hệ kinh tế một cách có hiệu quả là yêu cầu quan trọng nhằm tạo ra những tác động trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Hiệu quả theo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội, đồng thời phải tính đến hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dai. Như vậy hiệu quả của việc phát triển quan hệ kinh tế với EU phải được xét trên các tiêu thức cơ bản là: Mức độ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với nội dung của bước đi và nội dung của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Mục tiêu hiệu quả kinh tế là cơ sở để tạo ra tiền đề cho nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển; đảm bảo các điều kiện tiền đề cho việc phát triển hợp lý giữa các khu vực thị trường, các ngành hàng; đảm bảo khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế.
* Xác định EU là đối tác quan trọng của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.
Việt Nam đã và luôn coi trọng vị trí và tiềm lực to lớn của EU, một tổ chức khu vực đa quốc gia lớn mạnh gồm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Việt Nam sẽ tiếp tục quan hệ hợp tác mọi mặt với EU, tạo điều kiện thuận lợi và dành cho các doanh nghiệp EU một vị trí xứng đáng trên thị trường Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của EU, nhất là trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, một lĩnh vực mà EU có nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, EU là một thị trường lớn quan trọng, giàu tiềm năng. Hầu hết những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế và khả năng xuất khẩu cao của Việt Nam đều được tiêu thụ trên thị trường EU. Nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường EU rất cao mở ra những cơ hội thuận lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể mở rộng ra nhiều chủng loại hàng hoá,
đa dạng hoá sản phẩm và hình thức sản phẩm và hình thức xuất khẩu vào EU trong tương lai. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ như vận tải, viễn thông, du lịch…
Sử dụng công nghệ nguồn hiện đại là những ưu tiên trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới. EU được đánh giá là những nhà cung cấp, chuyển giao nguồn công nghệ hiện đại có uy tín đối với thị trường Việt Nam. Với những công nghệ hiện đại từ EU và kỹ năng điều hành, quản lý kèm theo sẽ là yếu tố quyết định tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao để xuất khẩu. Từ đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng nhưng cán cân thương mại trong buôn bán giữa hai bên vẫn có sự công bằng.
Việt Nam mong muốn EU sẽ tăng cường nguồn vốn tài chính hỗ trợ phát triển cho Việt Nam thông qua các chương trình ODA; đầu tư công nghệ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; hỗ trợ việc vận động xúc tiến đầu tư của nước ngoài của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU; hướng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển cơ khí chế tạo, chế biến nông sản, thực phẩm để mở rộng hơn lĩnh vực đầu tư nước ngoài và tăng cường trao đổi thương mại của EU vào Việt Nam. Đây cũng là những điểm quan trọng trong chương trình xúc tiến đầu tư của EU vào trong "Dự thảo chiến lược hợp tác Việt Nam - EU giai đoạn 2001-2005 đang được hai bên xem xét thông qua.
Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển con người và tiến tới nền kinh tế tri thức, trong khi đó, EU là một trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả nhất vào tương lai của Việt Nam. Bên cạnh việc đầu tư vào phần cứng, cơ sở kỹ thuật, việc đầu tư vào con người thông qua các hình thức như đào tạo trực tiếp, hợp tác liên kết đào tạo tại Việt Nam, hỗ trợ
kỹ thuật, ứng dụng phục vụ công tác đào tạo… sẽ là những sự trợ giúp cần