Loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Đào tạo nhân viên mới 40 35 26 24
- Bộ phận kinh doanh 25 20 15 15
- Bộ phận hỗ trợ 15 15 11 9
2. Đào tạo nâng cao trình độ 100 112 120 125
- Bộ phận kinh doanh 70 85 100 105
- Bộ phận hỗ trợ 30 27 20 20
Nguồn: NHNN&PTNT - Chi nhánh Phú Thọ, 2019
Bảng trên cho thấy lượng nhân viên được đào tạo liên tục ổn định và có xu hướng tăng theo các năm tại chi nhánh. Điều này cũng minh chứng cho việc lãnh đạo chi nhánh khá quan tâm tới cán bộ nhân viên trong ngân hàng.
Đánh giá kết quả đào tạo: Kết quả đào tạo được đánh giá thông qua các bài kiểm tra kết thúc cuối khóa học đối với các nhân viên tham gia khoa học. Bảng 2.17: Kết quả đào tạo tại NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ,
giai đoạn 2015-2018
Xếp loại Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Xuất xắc 80 87 83 85
Đạt yêu cầu 60 60 66 64
Tổng cộng 140 147 146 149
Nguồn: NHNN&PTNT chi nhánh Phú Thọ, 2019
Kết quả trả lời câu hỏi khảo sát “Sau khi tham dự các khóa đào tạo tại Khối, anh/chị có nhận thấy bản thân nâng cao được năng lực thực hiện công việc hay không?
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về đào tạo của NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Phương án Số người Tỷ lệ
Có rõ rệt 80 87
Có chút ít 60 60
Không thay đổi
Chưa từng được đào tạo 140 147
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Phương án trả lời theo phương án “Có rõ rệt” chiếm 83%, “Có chút ít” 13%, Không thay đổi chiếm 4%, Chưa từng được đào tạo 0%. (Nguồn: Khảo sát của tác giả).
2.2.2.4. Chế độ thù lao, đãi ngộ
Quản trị nhân lực tốt cần có chính sách đãi ngộ người lao động tốt mới đảm bảo sức khỏe để làm việc và có tài chính trong công tác học tập nâng cao trình độ. Khi người lao động được đãi ngộ tốt, sẽ tăng thêm động lực làm việc và gắn bó lâu dài với đơn vị.
Hiện nay, thu nhập của người lao động tại chi nhánh tỉnh Phú Thọ được tính theo công thức sau: Thu nhập = Lương theo kết quả công việc + Phụ cấp - Bảo hiểm
Lương theo kết quả công việc = Lương cơ bản + Lương theo doanh số Trong đó: Lương cơ bản tính theo hệ số cấp bậc công việc
Lương theo doanh số: tính theo % kết quả hoàn thành công việc
Công thức tính lương của chi nhánh tỉnh Phú Thọ là cách tính lương đặc trưng của hệ thống ngân hàng. Dựa trên kết quả kinh doanh để tính thu nhập cho người lao động. Nếu kết quả kinh doanh tốt thì thu nhập của người lao động cao và ngược lại.
Cách tính lương này có ưu điểm: Kích thích sự sáng tạo, lao động hết mình của nhân viên; Tạo động lực làm việc cho người lao động vì tiền lương được tính theo kết quả công việc hoàn thành. Nhất là, nhân viên kinh doanh và nhân viên tín dụng đều bị áp lực căng thẳng hàng tháng vì doanh số.
Bảng 2.19. Thu nhập trung bình trong năm của nhân lực tại NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2018
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 So sánh (%)
16/15 17/16 18/17 BQ
Thu nhập bình quân lao
động quản lý 122 125 129 134 102,46 103,20 103,87 103.18
Thu nhập trung bình của
nhân viên 84 87 90 93 103,57 103,45 106,9 104,64
Nguồn: NHNN&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ, 2018
Năm 2016, một lao động quản lý thu nhập trung bình là 125 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng 2,46%. Năm 2017 so với năm 2016, một lao động quản lý thu nhập trung bình là 129 triệu đồng, tăng 4 triệu đồng so với năm 2016, với tỷ lệ tăng 3,2%. Năm 2018 so với năm 2017, một lao động quản lý thu nhập trung bình là 134 triệu đồng, tăng 5 triệu đồngso với năm 2017, với tỷ lệ tăng 3,9%. Đối với nhân viên: Năm 2016, một nhân viên thu nhập trung bình là 87 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng 3,57%. Năm 2017 so với năm 2016, thu nhập trung bình một
nhân viên là 90 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 2016, với tỷ lệ tăng 3,45%. Năm 2018 so với năm 2017, thu nhập trung bình một nhân viên là 93 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 2017, với tỷ lệ tăng 3,33%.
NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã có những hoạt động tích cực trong chính sách lương thưởng của góp phần tạo động lực rất lớn cho người lao động. Ta thấy, mức thu nhập bình quân tăng của nhân viên ổn định, đáp ứng nhu cầu với mức sống cao hơn đối với người lao động, tạo động lực cho sự phát triển nghề nghiệp và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Hàng năm chi nhánh căn cứ vào đánh giá thành tích mà hội đồng khen thưởng sẽ xem xét việc khen thưởng cho cá nhân xuất sắc, cá nhân tiêu biểu. Bên cạnh đó, nếu cá nhân có sáng kiến cải tiến quy trình nghiệp vụ và được ứng dụng vào thực tiễn, tùy theo mức độ đóng góp, nhân viên sẽ khen thưởng. Khen thưởng nếu được thực hiện tốt sẽ tạo ra “động lực” để thúc đẩy cán bộ ngân hàng cố gắng trong công việc. Tuy nhiên, qua qua khảo sát, mức độ kích thích của hoạt động khen thưởng tới nhân viên, 50% số người được hỏi đã trả lời mức độ kích thích là “tương đối yếu”, 13% trả lời mức độ kích thích là “không đáng kể”. Cho nên có thể thấy công tác thi đua khen thưởng tại NHNN&PTNT - Chi nhánh Phú Thọ chưa được thực sự được quan tâm đúng mức.
Tình trạng chung hiện nay không chỉ riêng chi nhánh tỉnh Phú Thọ, hân viên đang phải làm việc nhiều giờ ngoài giờ hành chính. Trong khi đó theo quy định của nhà nước là số làm thêm giờ là 16 giờ/1 tháng được hưởng phụ cấp. Nên thời gian làm thêm ngoài số quy định thì không được hưởng phụ cấp.
Sức khỏe người lao động được Chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn đề cao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tăng hiệu quả làm việc, giảm chi phí giảm thiểu và sự cố trong quá trình làm việc, Người lao động có sức khỏe bảo đảm, được chăm sóc tốt, làm tăng công suất và hoàn thành tốt công việc, tăng năng suất lao động và lợi nhuận cho chi nhánh. Chi nhánh đã tổ chức khám
định kỳ cho người lao động. Những lao động đã ký hợp đồng với chi nhánh sẽ được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm.
2.2.2.5. Đánh giá, giám sát
Công tác đánh giá, giám sát những thành tích của người lao động. Qua kết quả đánh giá đó nhằm tăng cao thu nhập người lao động. Việc đánh giá giáp sát nhân lực được chi nhánh thực hiện theo quy định chung của NHNN&PTNT theo quý, hàng năm.
Bảng 2.20: Mức độ hoàn thành công việc hàng năm tại NHNN&PTNT - Chi nhánh Phú Thọ Thọ
Năm Mức độ
2015 2016 2017 2018
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
10% 12% 15% 13%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 45% 49% 53% 51%
Hoàn thành nhiệm vụ 40% 33% 28% 31%
Chưa hoàn thành nhiệm vụ 5% 6% 4% 5%
Nguồn: Phòng Hành chính Tổ chức, NHNN&PTNT - Chi nhánh Phú Thọ Hệ thống đánh giá hiệu quả công việc mà chi nhánh đã xây dựng để
người lao động nâng cao vai trò, năng lực, phát huy hết khả năng của mình để đem lại hiệu quả công việc cao. Là căn cứ để nhà quản trị đưa ra các chính sách phù hợp về lương, thưởng cho người lao động.
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ ngân hàng về mức độ hoàn thành công việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Các tiêu chí đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
- Không hoàn thành công việc 4 6,67
- Hoàn thành công việc 24 40,00
- Hoàn thành tốt công việc 32 53,33
Tổng 60 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Kết quả của hoàn thành công việc phản ảnh chất lượng nguồn nhân lực về mặt đạt hiệu quả. Qua các tiêu chí đánh giá ta thấy hầu như nhân sự đều có kết quả tốt, Không hoàn thành công việc vẫn còn 6,67%, hoàn thành công việc chiếm 40%. Và hoàn thành tốt công việc chiếm 53,33%. Nguyên nhân hạn chế về năng lực đã dẫn đến số nhân lực chưa hoàn thành công việc vẫn tồn tại 6,67%. Chi nhánh cần nâng cao chất lượng nhân lực để năm tới đánh giá sẽ tốt hơn năm nay.
Khảo sát độ hài lòng của khách hàng đối chất lượng phục vụ của chi nhánh tỉnh Phú Thọ mức với mức hài lòng cao, trên 60% ở các tiêu chí. Trong đó, kết quả cao nhất là khách hàng có thể tin tưởng vào đội ngũ nhân viên và nhân viên ngân hàng luôn có trang phục lịch sự và gọn gàng, mỗi khi giao dịch khách hàng cảm thấy an toàn. Nhưng vẫn còn một vài tiêu chí khác như cập nhật công nghệ, thiết bị mới nhất thì chưa thu được như kết quả mong muốn. Qua ý kiến khách hàng và phân tích số liệu cho ta thấy:
Bảng 2.22. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng
dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu đánh giá Rất hài lòng
Hài lòng Bình thường Không hài lòng Tổng
Nhân viên ngân hàng luôn có trang phục lịch sự và gọn gàng
Nhân viên ngân hàng rất nhiệt tình tư vấn cho khách hàng
31,00 32,32 24,34 12,34 100,00
Nhân viên ngân hàng có thái độ lịch sự, chu đáo với khách hàng
31,97 31,00 22,11 14,92 100,00
Khách hàng có thể tin tưởng vào đội ngũ nhân viên ngân hàng
42,39 41,95 15,66 0 100,00
Nhân viên chuyên nghiệp, hiểu rõ sản phẩm dịch vụ
26,00 41,23 21,99 10,78 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Nhân lực làm công việc giao dịch khách hàng cần nắm rõ các quy chế, quy định của ngành, nhà nước, của chi nhánh. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tư vấn các sản phẩm dịch vụ chưa sâu chưa thuyết phục, giải quyết công việc chậm, kỹ năng giao tiếp thiếu tự tin. Khi tư vấn các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng chưa thuyết phục được khách hàng về mức tiền gửi và được hưởng các ưu đãi chưa rõ ràng, khách hàng không hiểu được lợi ích của sản phẩm dịch vụ và khách hàng không mua sản phẩm dịch vụ của nhân viên tư vấn.
Như vậy, qua số liệu thống kê và số liệu khảo sát cho thấy, cán bộ ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ phần lớn hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là ưu điểm khá nổi bật của nhân lực tại ngân hàng.
2.3. Các nhân tố tác động tới quản trị nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Nhân tố bên ngoài
Môi trường kinh tế, xã hội:
Tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) đạt 12,6%, trong đó: dịch vụ tăng 13,6%, nông lâm nghiệp tăng 6%, công nghiệp - xây dựng tăng 14,3%. GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 13,8 triệu đồng, quy mô nền kinh tế tăng 2,24 lần. Cơ cấu kinh tế năm 2017, tỷ trọng dịch vụ 35,6%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,8%, nông nghiệp 25,6% (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Tổng vốn huy động giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 đạt 29,9 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng 21,4%/năm. Vốn ngân sách Nhà nước chiếm 69,7%, đầu tư trực tiếp nước ngoài 7,1%, vốn dân cư và tư nhân 23,2%. Trong 5 năm qua, Phú Thọ đã nâng cấp được 560 km Đê kết hợp với giao thông, 30% đường giao thông nông thôn, nhựa hóa 90% tỉnh lộ và cứng hóa 70% huyện lộ (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Đến 2018, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.466.726 người với mật độ dân số 373 người/km2, trong đó nữ có 741.325 người, chiếm tỷ lệ 50,54%; nam có 725.401người, chiếm tỷ lệ 49,46% (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018). Tổng
nguồn lao động năm 2018 là 968,5 nghìn người; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 854 nghìn người, chiếm 94,4% tổng nguồn lao động. Trong đó: Nông, lâm, thủy sản: 542,8 nghìn người, chiếm 63,56% trong tổng số người trong các ngành kinh tế. Công nghiệp, xây dựng: 165,5 nghìn người, chiếm 19,38% trong tổng số người trong các ngành kinh tế. Dịch vụ: 145,7 nghìn người, chiếm 17,06% trong tổng số người trong các ngành kinh tế.
Số lao động trong độ tuổi đi học có khả năng lao động là 78,6 nghìn người. Trong đó học sinh phổ thông là 52,3 nghìn người, học sinh nghề nghiệp là 26,3 nghìn người. Số lao động độ tuổi đang làm nội trợ và cũng chưa có việc làm là 35,9 nghìn người, nội trợ 10,2 nghìn người, có nhu cầu nhưng chưa có việc là 14,3 nghìn người, không có nhu cầu làm việc là 11,4 nghìn người.
Về giáo dục, tỉnh Phú Thọ hiện có 15 cơ sở đào tạo: 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 4 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp, 1 cao đẳng nghề Phú Thọ nghề thuộc các lĩnh vực: Kinh tế, Sư phạm, Công nghiệp, Tài chính, Văn hóa - Nghệ thuật, Y tế, Xây dựng, Nông - Lâm nghiệp, Cơ điện,... (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).
Hiện nay, Phú Thọ toàn tỉnh có 17 bệnh viện, 04 phòng khám đa khoa khu vực, 14 trung tâm y tế, 275 trạm y tế. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y tế được đầu tư tăng cường để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ:
Xu hướng hội nhập toàn cầu hóa mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới, đã mang lại những cơ hội và nhiều thách thức. Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nói riêng, có các cơ hội đó là: kỹ năng quản lý ngân hàng hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới, và những thách thức: năng lực tài chính yếu, trình độ cán bộ bất cập, quy trình hoạt động chưa tuân đúng chuẩn mực chung,... Vì vậy, hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi ngân hàng nắm bắt xu hướng phát triển của kinh tế thị trường thế giới, nghiên cứu, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến
vềkinh tế và chính trị, theo dõi chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới và tận dụng các cơ hội để có những chiến lược đối mặt với thách thức.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Với đội ngũ lao động giỏi,
Nền kinh tế đã tác động ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến NHNN&PTNT
- Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Trong thời gian qua, tình hình kinh doanh khó khăn hơn nên Ngân hàng đã cắt giảm chi phí, điều chỉnh nguồn lực phù hợp với tình hình hiện tại. Điều đó cũng gây ảnh hưởng tới tuyển dụng đào tạo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, ngân hàng cần phải duy trì nhân lực có tay nghề cao.
Khi ngân hàng có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, đơn vị cần tuyển thêm nhân sự, tăng cường đào tạo trình độ năng lực cho nhân viên. Khi mở rộng kinh doanh thì nhu cầu đơn vị cần thêm nhân sự có trình độ, đơn vị phải có phương án tăng thu nhập, tăng phúc lợi để thu hút và giữ nhân, đồng thời tạo nguồn lực có chất lượng cao.
Môi trường pháp lý
Quản trị nhân sự là công tác quản lý lực lượng lao động của một tổ chức, doanh nghiệp. Các chủ thể này chịu trách nhiệm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm.
Quản trị nhân lực đặt ra yêu cầu đối với những người làm công tác nhân sự cần nắm rõ các quy định của pháp luật