PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện việc nghiên cứu công tác tạo động lực lao động cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp của huyện Gia Viễn một cách sâu rộng, toàn diện và đảm bảo độ chính xác cao về mặt số liệu nhằm đƣa ra những giải pháp một cách cụ thể, thiết thực cho đơn vị, tác giả đã sử dụng kết hợp ba phƣơng pháp nghiên cứu đó là: Thu thập số liệu, tài liệu; Phƣơng pháp sử lý số liệu
2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu
a. Thu thập tài liệu .
Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Huyện. Thu thập số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Viễn (chủ yếu là trong 04 năm 2010-2014).
Thu thập số liệu về hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở huyện Gia Viễn (chủ yếu là trong 04 năm 2010-2014).
Thu thập số liệu về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện Gia Viễn(chủ yếu là trong 04 năm 2010-2014).
Thu thập tài liệu phản ánh thực trạng công tác tạo động lực lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức của huyện về mặt cơ cấu quản lý, về việc thực thi các chế độ, chính sách; về quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển nguồn nhân lực quản lý và các lĩnh vực khác…
b. Điều tra khảo sát.
Phƣơng pháp này nhằm thu thập thông tin từ một số cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, thông tin thu đƣợc bằng việc tác giả sử dụng Phiếu điều tra; Tác giả tập trung chọn mẫu khảo sát thí điểm 10 Phòng, ban; 15 đơn vị sự nghiệp trọng điểm về thực trạng công tác tạo động lực làm việc lao động, phƣơng hƣớng tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới. Trong đó, đối tƣợng điều tra tập trung vào các nhóm đối tƣợng chính là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp trên địa bàn huyện Gia Viễn. Nội dung thu thập gồm: Thực trạng nguồn nhân lực của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức; Trình độ, vị trí việc làm, tiền lƣơng và mức chi tiêu của nhân và gia đình cán bộ, công chức, viên chức; công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của ngƣời lao động; cơ hội thăng tiến, nhất là đội ngũ lao động trẻ có năng lực và phẩm chất tốt, lao động là Nữ; Với thời gian khảo sát từ tháng 03/2015đến tháng 6/2015.
Tổng số phiếu phát ra 100 phiếu, số phiếu thu về 100 phiếu. Về độ tuổi:
Dƣới 30: 40 ngƣời, chiếm tỷ lệ 40% Từ 30-45: 40 ngƣời, chiếm tỷ lệ 40% Trên 45: 20 ngƣời, chiếm tỷ lệ 20% Về giới tính:
Nữ: 55 ngƣời, chiếm 55% Nam: 45 ngƣời, chiếm 45% Về chức vụ, chức danh công tác
Lãnh đạo quản lý: 40 ngƣời, chiếm 40% Công chức, viên chức: 60 ngƣời, chiếm 60% Về trình độ:
Trên Đại học: 08 ngƣời, chiếm 8% Đại học: 90 ngƣời, chiếm 90% Cao đẳng: 02 ngƣời, chiếm 2%. (xem phụ lục 1)
2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
a. Phân tích thống kê kinh tế
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích mức độ của hiện tƣợng bằng cách đo lƣờng các đại lƣợng thống kê mô tả nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình.
b. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ các chuyên gia để tham khảo ý kiến và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ để bổ sung nguồn thông tin có giá trị cho quá trình nghiên cứu.
dữ liệu đƣợc ứng dụng phần mềm tin học Microsoft office.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội.
+ Các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên nhƣ: đất đai, nguồn nƣớc, điều kiện sinh thái…Mô tả số lƣợng và đánh giá chất lƣợng.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác tạo động lực, các yếu tố tác động đến công tác tạo động lực.
+ Tiền lƣơng, tiền thƣởng, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, v.v…
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về thực trạng kinh tế, các biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, SỰ
NGHIỆP CỦA HUYỆN GIA VIỄN
Nghiên cứu về công tác tạo động lực lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp của huyện Gia Viễn, trước hết tác giả đi tìm hiểu về những tác động khách quan, chủ quan đến công tác tạo tạo động lực. Trong đó đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến công tác tạo động lực lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức của huyện.
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Viễn ảnh hƣởng đến công tác tạo động lực lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức tác tạo động lực lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện Gia Viễn ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình và huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Nho Quan, phía Đông Bắc giáp huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, phía Nam giáp huyện Hoa Lƣ. Diện tích tự nhiên 178,4 km2. Theo tài liệu lịch sử, địa danh Gia Viễn xƣa có tên là Phủ Thiên Quan thuộc trấn Thanh Hoa Ngoại (sau đổi thành trấn Thanh Bình, đến năm 1831 gọi là tỉnh Hà Nam Ninh (cũ), sau tách thành ba tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Gia Viễn thuộc tỉnh Ninh Bình hiện nay). Huyện Gia Viễn đƣợc các triều đại phong kiến lập ra năm 669 với tên gọi đầu tiên là Nhƣ Viễn, sau đổi thành An Viễn. Đến đời nhà Trần, gọi là huyện Gia Viễn. Theo tài liệu lịch sử, năm 1802, huyện Gia Viễn có 12 tổng gồm: Kỳ Vĩ, Trƣờng Yên, Lê Xá, Đa Giá, Trì Hối, Đại Hữu, Thanh Quyết, La Mai, Vân Trình, Quán Vinh, Uy Viễn, Viên Đăng.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho Quan thành huyện Hoàng Long , thuộc tỉnh Hà Nam Ninh . Ngày 9 tháng 4 năm 1981, nhà nƣớc tách huyện Gia Viễn khỏi huyện
Tƣờng, Gia Thuỷ, Xích Thổ nhập vào huyện Nho Quan và từ đó huyện Gia Viễn có 20 xã, trụ sở huyện đóng ở xã Gia Vƣợng . Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thị trấn Me đƣơ ̣c thành lập , trở thành huyện lị Gia Viễn , với diện tích 89,3 hec ta, 3.297 nhân khẩu. Năm 2009, thị trấn Me sáp nhập thêm thôn Tế Mỹ của xã Gia Vƣợng và xứ đồng Đồng Xá của xã Gia Thịnh khiến diện tích và nhân khẩu của thị trấn tăng thêm, lúc này diện tích thị trấn Me là 333,3 ha với 4.980 nhân khẩu.
(xem phụ lục 2)
Huyện Gia Viễn gồm có thị trấn Me và 20 xã, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Địa hình Gia Viễn phân bố không đều, núi đá vôi xen kẽ đồi trọc và ruộng canh tác. Vùng đất này đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều hang động đẹp và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Dọc theo tuyến kênh phía bắc là dãy núi đá vôi thêu dệt nên những bức tranh đá kỳ diệu. Gia Viễn chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và của núi rừng nhiệt đới. Bên cạnh đó, Gia Viễn còn chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam. Về mùa hè, khí hậu nóng bức, có lƣợng mƣa lớn bình quân hàng năm tới 1.800 mm-2000mm. Mùa đông chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc do địa hình nhiều ô trũng, núi đồi bao bọc.
Phía Bắc huyện có dãy núi đá vôi điệp trùng, có nhiều hang động đẹp nhƣ động Thung Lau (Gia Hƣng), Hang Cá (Gia Vân), Động núi Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động). Đặc biệt, vùng này có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc kết hợp du lịch sinh thái Vân Long đang đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du khách. Các nhà khoa học đã tới nghiên cứu hệ động thực vật ta ̣i nơi đây . Khu bảo tồn sinh thái Vân Long rộng 3.500 ha trải dài trên 6 xã (Gia Vân, Gia Hòa, Gia Lập, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Hƣng) với 12.000 ha đất ngập nƣớc, 2.000 ha núi đá vôi. Phía Đông Nam huyện có dãy núi đá Gia Sinh giáp Cố đô Hoa Lƣ, có Khu tâm linh núi Chùa Bái Đính; Có một số hang động khá rộng và nằm trong dự án xây dựng khu du lịch Tràng An. Ngoài ra, Gia Viễn có nguồn nƣớc khoáng Kênh Gà nhiệt độ trung bình 600C. Ngã ba Kênh Gà nơi hợp lƣu giữa hai con sông Hoàng Long và sông Lạng đƣợc gọi là Vọng Ấm (vì thời tiết luôn luôn ấm), là nơi quần tụ của nhiều loài cá. Vì vậy, ở đây đã hình thành một làng chài Kênh Gà. Gia Viễn có rất nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh nhƣ: đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng -
tại thôn Vân Bòng, xã Gia Phƣơng cùng với nhiều đình, chùa, hang động nằm ở hầu hết các xã trong huyện đều in đậm dấu ấn của lịch sử. Nhiều công trình đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là một thế mạnh của huyện về tiềm năng du lịch có tính chất quyết định đến sự phát triển của ngành Du lịch dịch vụ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Gia Viễn ngày nay
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Gia Viễn năm (2010-2014)