5. Kết cấu của đề tài
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị quân đội
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của đơn vị quân đội
Để đánh giá quản lý tài chính hoạt động tại các đơn vị dự toán quân đội theo mục tiêu quản lý tài chính đã nêu là góp phần thực hiện mục tiêu chính, cải thiện đời sống cán bộ chiến sĩ và tạo nguồn thu hỗ trợ ngân sách quốc ph ng. Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính là tăng thu nhập từ hoạt động có thu, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính, cải thiện đời sống cán bộ chiến sỹ và tạo nguồn hỗ trợ ngân sách, phân phối nguồn thu. Ở góc độ xem xét trên ta có tiêu chí cụ thể, chủ yếu, để đánh giá quản lý tài chính trong các đơn vị quân đội:
- Lập dự toán phải dựa vào chiến lược phát triển của đơn vị, kế hoạch hoạt động của đơn vị trong năm tài chính. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các đề tài
nghiên cứu khoa học chỉ được lập dự toán khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lập dự toán phải căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn hiện hành do Nhà nước quy định. Dự toán của đơn vị cấp trên phải căn cứ vào dự toán của đơn vị dự toán cấp dưới và phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi phải dựa vào dự toán thu, thu được thì mới có nguồn để chi…
- Thực hiện dự toán cần phải theo dự toán đã được phê duyệt, phải tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tài chính, các khoản thu, chi phải được thực hiện theo đúng quy định, không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Việc sử dụng kinh phí phải đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, công tác quản lý nguồn thu đảm bảo không bỏ sót các khoản thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Chấp hành luật ph ng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Quyết toán phải được thực hiện đúng quy định, đúng thời hạn, biểu mẫu và phải được công khai trong toàn đơn vị. Số liệu quyết toán đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động của đơn vị. Công tác quyết toán đảm bảo công khai, minh bạch, đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong quản lý tài chính, góp phần lành mạnh hoá khu vực tài chính công và tăng sự tín nhiệm của cộng đồng.
- Hoạt động kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên, phát hiện và ngăn chặp kịp thời các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý... Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất và phải tuân thủ quy định về thanh tra, kiểm tra tài chính công.