2.2. Quy trình nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính và định lƣợng theo các bƣớc sau:
Bước 1: Tổng hợp lý thuyết về động lực, các công cụ tạo động lực, các yếu tố ảnh hƣởng đến công cụ tạo động lực; nghiên cứu các mô hình lý thuyết để phân tích vấn đề tạo động lực cho ngƣời lao động: Thuyết nhu cầu của A.Maslow, thuyết hai yếu tố của F.Herzberg, thuyết thúc đẩy bằng sự tăng cƣờng của B.F.Skinner, thuyết công bằng của Stacy Adams trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến công cụ tạo động lực Các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng PT-THI
Yêu cầu đối với công cụ tạo động lực Hoàn thiện các công cụ tạo động lực: - Phát triển Nhà trƣờng - Tạo động lực tốt cho giảng viên Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Công cụ hành chính, tổ chức Công cụ kinh tế Công cụ tâm lý, GD GDGDgiáp dục Tính hợp pháp Tính hiệu lực Tính đồng bộ Tính khả thi
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ:
- Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Kế hoạch -Tài chính để có đƣợc dữ liệu đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng và thực trạng công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I giai đoạn 2012 – 2014;
- Một số đề tài nghiên cứu về giảng viên nhằm bổ sung cho nguồn số liệu chính thức.
Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu đƣợc thu thập từ bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi tới 63 giảng viên làm việc tại các khoa. (Thời gian khảo sát từ 1/10/2014 đến 30/10/2014). Mục đích của bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về sự đánh giá, nguyện vọng của các giảng viên về công cụ tạo động lực .
Bước 4: Phân tích số liệu
Kết quả điều tra đƣợc tập hợp ở các bảng so sánh với các tiêu chí khác nhau làm căn cứ đánh giá thực trạng công cụ tạo động lực từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ nguyên nhân tồn tại; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các công cụ đó.
Bước 5: Qua việc phân tích các số liệu, đánh giá thực trạng các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I, xác định điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của các công cụ này và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I đến năm 2020.
2.3. Sử dụng Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Qua việc nghiên cứu các tài liệu, kết quả số liệu từ các phiếu điều tra về công cụ tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I, tác giả đã tiến hành phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng tạo động lực. Từ đó tiến hành liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng và công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH –
TRUYỀN HÌNH I
3.1. Giới thiệu tổng quan về Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I
3.1.1. Lịch sử hình thành
Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I là Trƣờng Cao đẳng công lập trực thuộc Đài Tiếng nói Việt nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 7842/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 26/12/2003 của Bộ Giáo dục & Đào tạo trên cơ sở nâng cấp từ Trƣờng Trung học Phát thanh – Truyền hình I
Với truyền thống 55 năm xây dựng và trƣởng thành, Nhà trƣờng có uy tín trong việc đào tạo các cấp học: Công nhân kỹ thuật phát thanh; Trung cấp phát thanh truyền hình, Cao đẳng phát thanh truyền hình. Xuất phát điểm là Trƣờng Công nhân kỹ thuật truyền thanh đƣợc thành lập năm 1957 Sau Hiệp định Geneve năm 1954 về Đông Dƣơng đƣợc ký kết, cùng với các bộ, ngành Trung ƣơng, Đài Tiếng nói Việt Nam từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản và đóng tại trụ sở 58 Quán Sứ. Để kịp thời có những đội ngũ công nhân kỹ thuật quản lý và khai thác các thiết bị, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam (ĐTNVN) đã tổ chức lớp công nhân kỹ thuật vô tuyến điện chính quy đầu tiên của ngành Phát thanh vào năm 1957. Đây là sự quan tâm dặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Phát thanh nƣớc nhà.
Có thể nói, hơn nửa thế kỷ xây dựng và trƣởng thành của Trƣờng Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I gắn liền với những giai đoạn phát triển của đất nƣớc và của ngành Phát thanh - Truyền hình. Nếu nhƣ trƣớc năm 1975, Nhà trƣờng tập trung cho nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn, từ 1975 đến 1990 Nhà trƣờng đã mở rộng thêm các lớp công nhân kỹ thuật hệ 3 năm, đào tạo và đào tạo nâng cao cho cán bộ đài cơ sở. Giai đoạn sau 1990 đƣợc đánh dấu với
bƣớc mở rộng về quy mô đào tạo, với nhiều hình thức đào tạo đƣợc liên kết áp dụng tại các địa phƣơng nhƣ Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Hƣng... Đặc biệt, chỉ sau 7 năm từ khi đƣợc nâng cấp lên hệ Trung học (1996), Nhà trƣờng đã đƣợc nâng cấp lên hệ Cao đẳng (2003); cùng với với đó là sự mở rộng quy mô và hình thức đào tạo (3 hệ đào tạo với 6 ngành).
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I hình I
3.1.2.1. Chức năng:
Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I là trƣờng cao đẳng công lập, đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực có bậc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề chuyên ngành Phát thanh – Truyền hình, công nghệ thông tin; nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu phát triển của ngành Phát thanh – Truyền hình và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam; quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Nam nơi trƣờng đặt trụ sở. Trƣờng hoạt động theo các quy định của Hiệu trƣởng.
Tên tếng Việt: Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I
Tên giao dịch giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: VOV Broadcasting College I,
Trụ sở của trƣờng tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng.
Mục tiêu và phƣơng châm đào tạo của Nhà trƣờng: Phƣơng châm đào tạo của Nhà trƣờng là nâng cao chất lƣợng, chú trọng kỹ năng thực hành, bồi
dƣỡng tƣ duy phân tích, sáng tạo, nâng cao nhân cách đạo đức, phát triển thể lực cho học sinh - sinh viên.
3.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Trƣờng phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành Phát thanh – Truyền hình, chiến lƣợc phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lƣới các trƣờng cao đẳng của Nhà nƣớc.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy học tập đối với các bậc học, các ngành nghề trƣờng đƣợc phép đào tạo trên cơ sở chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội ban hành.
3. Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu đƣợc giao trên cơ sở nhu cầu của ngành Phát thanh – Truyền hình, của xã hội và năng lực của Trƣờng; tổ chức các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề phục vụ ngành Phát thanh – Truyền hình và phục vụ xã hội; công nhận tốt nghiệp; in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Luật Giáo dục.
4. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn theo nhu cầu của ngành Phát thanh – Truyền hình và nhu cầu của xã hội, phù hợp với năng lực của trƣờng và theo quy định của pháp luật;
5. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật; xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo
trình phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trƣờng theo quy định của pháp luật;
6. Hợp tác, liên kết, liên danh về đào tạo, bồi dƣỡng và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc khi đƣợc sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ phù hợp với năng lực của trƣờng khi đƣợc sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền; sử dụng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp có thu để mở rộng quy mô, xây dựng cơ sở vật chất và tăng cƣờng năng lực hoạt động, phục vụ cho công tác giáo dục - đào tạo và nguồn bổ sung tài chính cho Trƣờng.
7. Thực hiện việc quản lý sinh viên, học sinh; phối hợp với gia đình sinh viên, học sinh, và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục, đào tạo.
8. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.
9. Đảm bảo tốt mối quan hệ của Trƣờng với địa phƣơng nơi Trƣờng đặt trụ sở; đảm bảo mối quan hệ tốt với mạng lƣới các Đài Phát thanh – Truyền hình trong nƣớc.
10. Phối hợp với Ban Tổ chức Cán bộ xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ; thực hiện tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ, viên chức và ngƣời lao động; xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật và của Đài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
11. Quản lý về tổ chức, cán bộ, hồ sơ, tài liệu, tài sản; thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thƣởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và ngƣời lao động theo thẩm quyền quản lý và phân cấp của Đài Tiếng nói Việt Nam.
12. Thực hiện chế độ báo cáo Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan cấp trên về các hoạt động của Trƣờng theo quy định hiện hành.
13. Đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế, tài chính theo phân cấp của Đài.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định trong điều lệ trƣờng đại học, cao đẳng và đƣợc Ủy ban Nhân dân tỉnh giao.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I
Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I do Hiệu trƣởng phụ trách, giúp việc cho Hiệu trƣởng có các Phó Hiệu trƣởng.
Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I chịu trách nhiệm chung trƣớc Tổng Giám đốc và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của trƣờng; các Phó Hiệu trƣởng giúp việc Hiệu trƣởng và chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về lĩnh vực và nhiệm vụ đƣợc phân công.
Cơ cấu tổ chức: Các phòng 1. Phòng Đào tạo; 2. Phòng Tổ chức - Hành chính; 3. Phòng Kế hoạch - Tài chính; 4. Phòng Quản trị;
5. Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục; 6. Phòng Nghiên cứu khoa học;
7. Phòng Công tác sinh viên ;
Các khoa
8. Khoa Khoa học Cơ bản;
9. Khoa Công nghệ điện tử truyền thông; 10. Khoa Báo chí và Truyền thông; 11. Khoa Công nghệ thông tin;
12. Khoa Quang hệ Công chúng và quay phim; 13. Trung tâm Dịch vụ đào tạo
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Trƣờng Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I
Hiệu trƣởng Hội đồng KH Đảng ủy Công đoàn Đoàn TN Hội SV Phó Hiệu trƣởng Phó Hiệu trƣởng Các phòng, ban chức năng Các Khoa, phòng Tổ chức đoàn thể Trung tâm - Phòng Đào tạo - Phòng TCHC - Phòng quản trị - Phòng KHTC - Phòng CTSV -Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lƣợng giáo dục - K. Báo chí & Truyền thông -Khoa quan hệ công chúng và quay phim - K. Công nghệ thông tin -K.Công nghệ điện tử truyền thông - K.Khoa học cơ bản - P. Nghiên cứu khoa học - TT dịch vụ đào tạo - Hội Cựu chiến binh - Hội Sinh viên -Công đoàn trƣờng Phó Hiệu trƣởng
3.1.4. Đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I: hình I:
Tổng số giảng viên, công chức, viên chức, lao động: Hiện tại Nhà trƣờng có 100 ngƣời, trong đó giảng viên cơ hữu là 63 ngƣời.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Nhà trƣờng đang phát triển nhanh và bền vững, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm tốt; trên 80% có trình độ Sau Đại học trở lên. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có 30 ngƣời bao gồm những ngƣời có học hàm, học vị và chuyên gia có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn từ các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học cùng các cơ quan thông tấn báo chí, doanh nghiệp….
* Về trình độ giảng viên:
Bảng 3.1. Bảng thống kê trình độ giảng viên tính đến tháng 12/2014 Trình độ Tiến sĩ Nghiên cứu
sinh Thạc sĩ
Học viên
Cao học Đại học
Số lƣợng 4 15 32 9 3
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
* Về cơ cấu giới tính: Trƣờng có số lƣợng giảng viên nữ khá lớn. Tính đến 12/2014 số giảng viên nữ là 45 ngƣời chiếm 71% tổng số giảng viên của trƣờng.
* Về cơ cấu độ tuổi: Số lƣợng giảng viên trẻ dƣới 35 tuổi chiếm tới 75% tổng số giảng viên. Đặc điểm này là một thuận lợi nhƣng đồng thời cũng là một thách thức lớn với Nhà trƣờng trong việc đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí công việc hợp lý cho giảng viên.
3.1.5. Thực trạng động lực làm việc của đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I: đẳng Phát thanh – Truyền hình I:
3.1.5.1. Số lượng, chất lượng của các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên
nghĩa vụ giảng dạy. Theo số liệu thống kê năm học 2013- 2014 mỗi giảng viên trung bình giảng dạy 680 tiết/năm học. Cụ thể đối với từng khối ngành nhƣ sau:
Bảng 3.2. Số tiết bình quân giảng dạy trong năm học 2013 - 2014 phân chia theo từng khối ngành
Khối ngành Khối kinh tế - xã hội Khối kỹ thuật
Số tiết bình quân giảng
dạy trong năm 830 tiết 570 tiết
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính
Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta thấy rằng có sự chênh lệch về số tiết giảng dạy giữa khối kinh tế - xã hội và khối ngành kỹ thuật. Sự chênh lệch này là do Nhà trƣờng có truyền thống đào tạo lâu năm các ngành xã hội ( ngành báo chí truyền thông) nên số lƣợng sinh viên của các ngành này lớn hơn nhiều so với số lƣợng sinh viên của khối ngành kỹ thuật. Mặc dù vậy, xét về tổng thể các giảng viên của trƣờng vẫn đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ theo đúng quy định của Nhà trƣờng.
Về công tác học tập, bồi dƣỡng: Hầu hết các giảng viên đều tích cực tham