II. NỘI DUNG
2.5. Mặt tích cực và mặt tiêu cực của bộ phim đến với văn hóa đại chúng
2.5.1. Tích cực
Với bề dày lịch sử và văn hóa Trung Quốc nói chung và triều đại nhà Thanh nói riêng, Hậu cung Như Ý truyện với sự đầu tư hoành tráng nhằm đem những nhân vật lịch sử đến gần hơn với công chúng và tái hiện lại một triều đại huy hoàng. Những màn đấu trí gay cấn chốn hậu cung, nơi các phi tần tranh đoạt sự sủng ái của hoàng đế luôn là đề tài hấp dẫn với khán giả.
Các bối cảnh, trang phục của nhân vật trong phim được nhà làm phim Hậu cung Như Ý truyện thể hiện rất rõ nét, tỉ mỉ, chính xác và chân thực về lịch sử phong kiến của triều đại lịch sử cuối cùng của Trung Hoa – Mãn Thanh. Bộ phim không chỉ mang giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang giá trị cao về mặt lịch sự. Vì thế, Hậu cung Như
31 | Tiểu luận cuối kỳ
MÔN: VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG
Ý truyện được xem là bộ phim nâng tầm định nghĩa phim cung đấu lên một tầm cao mới.
2.5.2. Tiêu cực
Mạch phim quá chậm rãi là yếu tố thử thách lòng kiên nhẫn rất lớn của khán giả khi theo dõi Như Ý truyện những cũng đồng thời là điểm yếu cho các bộ phim cung đấu Trung Quốc bởi thời lượng chiếu phim quá dài (thường từ 70 đến 80 tập). Toàn bộ 4 tập đầu phim chỉ để giới thiệu về mối tình thanh mai trúc mã của Hoằng Lịch và Thanh Anh, hoàn cảnh Càn Long (Hoắc Kiến Hoa) lên ngôi sau khi tiên đế Ung Chính qua đời và những mâu thuẫn của Sùng Khánh Hoàng thái hậu (Ô Quân Mai) và Như Ý (Châu Tấn). Phải đến tập 7, bộ phim mới bắt đầu có những tình tiết gay cấn hơn khi Cao Quý phi (Đồng Dao) bắt đầu thể hiện tâm địa xấu xa muốn hãm hại Như Ý - Nhàn Phi lẫn Hải Lan - Du Phi (Trương Quân Ninh).
Các bộ phim cúng đấu nói chung và phim Hậu cung Như Ý truyện nói riêng đã làm lịch sử bị xuyên tạc, tính cách các nhân vật trong lịch sử phong kiến bị thay đổi để phù hợp với phim ảnh.
Một số ảnh hưởng của bộ phim cũng như các tác phẩm cung đấu khác đến đời sống xã hội:
Thứ nhất là nhiều bạn trẻ đã bị ám ảnh bởi lối sống hoàng cung, sử dụng câu từ trong phim thời phong kiến để đưa vào cuộc sống thường nhật.
Thứ hai là những mưu mô thủ đoạn trong phim cung đấu ảnh hưởng xấu đến xã hội hiện tại.
Thứ ba là các phim về đề tài cổ trang cung đấu vô tình biến những nhân vật lịch sử như hoàng đế và các phi tần trở thành giới thần tượng, mất đi giá trị lịch sử.
Thứ tư là các phim cung đấu đều đề cao chủ nghĩa vật chất, cổ vũ lối sống xa xỉ. Điều cuối cùng, phim cung đấu không có giá trị đạo đức văn hóa mà chỉ mang lại tiền cho các nhà sản xuất phim.
Vì vậy một số biện pháp cơ bản để hạn chế những mặt tích cực của phim cung đấu là Tổng cục Điện ảnh Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc từng có văn bản hạn
32 | Tiểu luận cuối kỳ
MÔN: VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG
chế và giới hạn việc sản xuất và phát sóng các bộ phim cung đấu trên truyền hình, cũng như các bộ phím sẽ được kiểm duyệt gắt gao về nộp dung và thời lượng số tập công chiếu để có thể hạn chế những mặt tiêu cực của dòng phim đang được công chúng đón nhận nhiệt tình hiện nay.
Ở Việt Nam, sự phát triển bùng nổ của các phim cung đấu Trung Quốc với việc các nhà đài mua lại bản quyền và lồng tiếng để chiếu như đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV), Truyền hình cáp FPT chiếu trực tuyến. Một số người theo trào lưu cung đấu của các bộ phim cung đấu Trung Quốc đã sản xuất các bộ phim cung đấu Việt Nam nhưng chỉ chú trọng đến việc đấu đá trong hậu cung chứ không truyền tải các giá trị lịch sử - văn hóa đến công chúng Việt Nam.