Quy trình nghiên cứu của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cảng hàng không quốc tế nội bài, tổng công ty cảng hàng không việt nam CTCP (Trang 40)

Nguồn: Tác giả thiết kế

Các biến quan sát đƣợc tham khảo từ các nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp khác. Chi tiết bảng hỏi và nội dung câu hỏi khảo sát đƣợc trình bày tại Phụ lục. Tác giả sử dụng 05 mức độ để cho các đối tƣợng khảo sát chấm điểm, với mức độ từ 1 đến 5, cụ thể:

Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết

Tìm hiểu các nghiên cứu trƣớc đây

Thu thập dữ liệu Hình thành giả thuyết

nghiên cứu

Xây dựng phiếu khảo sát, khảo sát lần 1, điều chỉnh phiếu khảo sát, khảo sát

lần 2

Phân tích dữ liệu Xác định vấn đề nghiên

cứu

1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Bảng hỏi đƣợc thiết kế qua 04 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tác giả thiết kế các đặc tính đƣợc coi là quan trọng đối với công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cảng HKQT Nội Bài. Bảng câu hỏi đƣợc xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trong phần Tổng quan các nghiên cứu.

+ Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành thiết kế bảng hỏi, tác giả khảo sát ý kiến của 02 chuyên gia đang làm việc tại phòng Quản trị nhân sự tại Cảng HKQT Nội Bài. Đây là những ngƣời có chuyên môn, kinh nghiệ trong công tác quản trị nhân sự nên tác giả lập bảng câu hỏi điều tra thử, khai thác các vấn đề xung quanh các đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ra ở Chƣơng 1.

+ Giai đoạn 3: Sau khi thu thập ý kiến chỉnh sửa của 02 chuyên gia, tác giả hiệu chỉnh bảng câu hỏi, tiếp tục nghiên cứu và phát thử cho 20 cán bộ, nhân viên của Cảng HKQT Nội Bài. Sau khi thu thập các kết quả, tác giả tiến hành hiệu chỉnh bảng hỏi và phát bảng hỏi lần 2.

+ Giai đoạn 4: Đối với các dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ và phân tích, giải thích kết quả.

2.2. C c phƣơng ph p nghiên cứu

2 2 Các p ơn p áp t u t ập số l ệu

2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Đây là một phƣơng pháp tiếp cận để tìm cách mô tả, phân tích đặc điểm văn hóa, hành vi của con ngƣời. Bằng cách sử dụng phƣơng pháp, sẽ phát hiện ra các chủ để quan trọng.

2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu đƣợc từ thị trƣờng. Phƣơng pháp nghiên cứu này giúp đƣa ra

các kết luận về nghiên cứu thị trƣờng thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu (hay phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn) là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm mục đích tổng hợp các thông tin, số liệu từ các dữ liệu thứ cấp, phục vụ cho công trình nghiên cứu.

Trong luận văn của mình, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau đây:

- Các công trình nghiên cứu trƣớc đó về công tác quản trị NNL trong doanh nghiệp, bao gồm các bài báo, sách, tạp chí và các luận văn, để từ đó tổng hợp lại các lý thuyết, cơ sở lý luận về công tác quản trị NNL.

- Các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết, báo cáo nhân lực, sản xuất kinh doanh của Cảng HKQT Nội Bài giai đoạn từ 2015 – 2018, để làm dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá công tác quản trị NNL tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

2.2.1.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Luận văn tiến hành điều tra khảo sát ý kiến của 100 cán bộ quản lý đảm nhiệm công tác quản trị nguồn nhân lực và nhân viên đang làm việc tại Cảng HKQT Nội Bài. Đặc điểm mẫu khảo sát (Phụ lục 1 - Điều tra về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cảng HKQT Nội Bài – chi nhánh Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) đƣợc phản ánh thông qua bảng sau:

Bảng 2.1. Bảng thống kê CN-CNV tham gia công t c điều tra về công t c quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ Phần trăm (%) Giới tính Nam 86 86 Nữ 14 14 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 6 6 Từ 26 đến 40 tuổi 52 52 Từ 41 đến 55 tuổi 32 32 Trên 55 tuổi 10 10

Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ Phần trăm (%) Thâm niên công t c Dƣới 5 năm 10 10 Từ 5 đến 10 năm 58 58 Từ 10 đến 15 năm 22 22 Trên 15 năm 10 10 Trình độ học vấn Trung cấp 4 4 Cao đẳng, Đại học 78 78 Sau đại học 18 18

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2019

- Giới tính: Cán bộ nam chiếm đến 86% (86 ngƣời), trong khi đó, cán bộ nữ tham gia khảo sát chiếm 14% (14 ngƣời).

- Độ tuổi: Hầu hết cán bộ tham gia khảo sát có độ tuổi từ 26 đến 40 tuổi với 52 ngƣời (chiếm 52%), cán bộ có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi là 32 ngƣời (chiếm 32%), cán bộ từ 18 đến 25 tuổi có 06 ngƣời (chiếm 6%) và cán bộ trên 55 tuổi cũng chiếm 6%. Độ tuổi của đối tƣợng khảo sát cho thấy các cán bộ quản lý nằm trong nhóm có độ tuổi trung niên, đây là độ tuổi đã đạt đƣợc những độ lành nghề nhất định trong chuyên môn, và có khả năng, kinh nghiệm quản lý, đảm bảo gánh vác đƣợc các trọng trách quan trọng của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

- Thâm niên công tác: tƣơng ứng với độ tuổi, hầu hết cán bộ đều có thâmniên công tác từ 5 đến 10 năm với 58 ngƣời (chiếm 58%), từ 10 đến 15 năm chiếm 22 ngƣời (22%), dƣới 5 năm có 10 ngƣời chiếm 10%, còn lại 10% là trên 15 năm.

- Trình độ học vấn: Cán bộ quản lý của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đều có trình độ học vấn đảm bảo chuyên môn công tác. Số lƣợng cán bộ có bằng Cao đẳng, Đại học chiếm nhiều nhất với 78 ngƣời (78%). Trong khi đó, có 18 ngƣời có bằng sau Đại học (18%), 04 ngƣời có bằng Trung cấp (4%).

Tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi điều tra để đánh giá và nhìn nhận một số vấn đề về công tác quản lý nhân lực tại Cảng HKQT Nội Bài, đặc biệt đi sâu vào việc tìm hiểu mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp, và ý kiến đánh giá của lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đối với công tác quản lý nhân

lực. Đối tƣợng của bảng hỏi chính là lãnh đạo và ngƣời lao động của doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi đƣợc trình bay ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2 phiếu điều tra. Nội dung của bảng hỏi đối với ngƣời lao động bao gồm:

- Thông tin mở đầu: Nội dung phần này bao gồm phần giới thiệu nội dung, mục đích nghiên cứu. Tác giả hƣớng dẫn ngắn gọn cách trả lời các câu hỏi trong bảng và thông tin liên hệ khi ngƣời đƣợc điều tra có những thắc mắc.

- Thông tin chính cần nghiên cứu: trong phần này, tác giả đặt ra những câu hỏi định lƣợng nhằm ghi lại mức độ hài lòng của ngƣời lao động với doanh nghiệp dựa trên 3 yếu tố: lƣơng thƣởng, công việc đang làm và môi trƣờng làm việc.

- Thông tin bổ sung: nhằm thu thập thêm những nội dung khác liên quan đến những nội dung của công tác quản trị NNL tại doanh nghiệp. Những thông tin bổ sung này gồm những câu hỏi về những mong muốn của ngƣời lao động đối với công tác nhân sự nhƣ: đào tạo, sắp xếp, đãi ngộ... và những ý kiến đóng góp từ phía ngƣời lao động đối với hoạt động quản trị nhân lực tại doanh nghiệp, góp phần giúp tác giả có thêm những ý kiến để cải thiện bài luận văn của mình.

2 2 2 Các p ơn p áp xử lý số l ệu

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc dùng để mô tả thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Cảng HKQT Nội Bài thông qua các sơ đồ, bảng biểu đƣợc ngƣời viết sử dụng để đánh giá những số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực trạng quản lý nhân lực của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; hệ thống hóa bằng các bảng biểu thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tƣơng đối, số bình quân, số nhân lực thực tế đang làm việc tại Cảng HKQT Nội Bài và kết quả cũng nhƣ chất lƣợng của nhân lực tại đây, để có những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong giai đoạn 2015-2018 từ đó tìm ra những mạt hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhân lực tại đây và đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển công tác quản trị NNL tại Cảng HKQT Nội Bài.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Với những số liệu thu thập đƣợc từ các phiếu điều tra, tác giả tiến hành phân tích bằng cách tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời, từ đó đƣa ra các nhận định về công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp.

Ngoài ra đối với các vấn đề nghiên cứu trong luận văn, tác giả cũng tìm cách chia các nội dung nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ để tìm hiểu kỹ từng nội dung nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý.

2.2.2.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá chất lƣợng đội ngủ cán bộ, viên chức, ngƣời lao động Cảng HKQT Nội Bài từ năm 2015-2018. Các chỉ tiêu đƣợc đƣa vào nghiên cứu trong luận văn bao gồm: công tác tuyển dụng từ 2015-2018; kết quả của công tác đào tạo huấn luyện và một số chủ tiêu so sánh khách.... so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định và không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, các mặt đạt đƣợc và những điểm hạn chế cần khắc phục trong hoạt động quản trị NNL tại Cảng HKQT Nội Bài đề đề xuất các giải pháp hiệu quả.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI

3.1. Giới thiệu chung về Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

3.1.1. Quá tr n n t n v p át tr ển của Cản n k ôn quốc tế Nộ B

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trƣớc đây là Cụm cảng hàng không sân bay Nội Bài đƣợc thành lập ngày 28/2/1977 theo Quyết định số 239/QĐ –TC, ngày 28 tháng 2 năm 1977 của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong nƣớc và quốc tế, phục vụ cho công tác tái thiết đất nƣớc sau chiến tranh và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là sân bay của Thủ đô Hà Nội, có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi, là điểm dừng chân lý tƣởng trong mạng đƣờng bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dƣơng - vùng kinh tế đang phát triển đầy tiềm năng. Mặt khác về khí hậu, nằm trong khu vực có khí hậu khá ôn hòa của khu vực miền Bắc, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tƣ khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các sân bay trong khu vực nhằm từng bƣớc đầu tƣ, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thành một thƣơng cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã vƣợt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ và công nhân viên đã cống hiến sức lực, trí tuệ, tuổi thanh xuân và cả xƣơng máu của mình để xây dựng sân bay từng bƣớc trƣởng thành, từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại. Từ một sân bay quân sự bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, với cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu đến một cảng hàng không hiện đại văn minh. Từ một nhà ga chỉ là một dãy nhà cấp 4 tạm bợ, trang thiết bị hết sức thô sơ cho đến Nhà ga hành khách T1, T2 có dây truyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, hệ thống trang thiết bị đảm bảo phục vụ bay đƣợc đầu tƣ đồng bộ và ngày càng đƣợc hiện đại hóa, đủ năng lực phục vụ hàng triệu lƣợt khách /năm.

Nhà ga hành khách:

+ Nhà ga hành khách quốc nội (Nhà ga T1): 115.000m2, năng lực 15 triệu hành khách/năm.

+ Nhà ga hành khách quốc tế (Nhà ga T2): 139.216m2, công suất phục vụ 10 triệu hành khách/năm (có thể mở rộng lên 15 triệu hành khách/năm)

• Cấp sân bay: 4E

• Đƣờng hạ cất cánh (Runway):

+ 11L/29R (1A): dài 3.200m, rộng 45m + 11R/29L (1B): dài 3.800m, rộng 45m • Sân đỗ tàu bay (Apron):

+ Sân đỗ tàu bay T1: rộng khoảng 230.000m2 có 23 vị trí đỗ + Sân đỗ tàu bay T2: rộng khoảng 280.000m2 có 24 vị trí đỗ

3.1.2. C c năn n ệm vụ v n n n ề k n doan

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đƣợc thành lập theo Quyết định số 78/QĐ- HĐTV ngày 13/4/2016 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP về việc thành lập Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chi nhánh trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP.

Chức năng:

- Quản lý, vận hành, khai thác toàn bộ cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đƣợc Tổng công ty giao.

- Bảo đảm an ninh, an toàn hàng không theo quy định Pháp luật hiện hành. - Cung cấp các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.

- Thực hiện các chức năng khác đƣợc Tổng công ty phân công.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức bộ máy hoạt động của Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài theo mô hình tổ chức đã đƣợc Tổng công ty phê duyệt. Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của các phòng tham mƣu, Trung tâm thống nhất theo quy định của Tổng công ty.

- Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản và nguồn lực khác theo quy định của pháp luật, của Tổng công ty để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo chỉ tiêu, kế hoạch do Tổng công ty giao.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; kiểm tra, giám sát việc chấp hành và thực hiện quy định về an ninh, an toàn hàng không.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng; quy chế phân phối tiền lƣơng, tiền thƣởng trình Tổng công ty phê duyệt.

- Quản lý khai thác mặt bằng, cơ sở hạ tầng của cảng hàng không và tổ chức các dịch vụ hàng không và phi hàng không.

- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

- Đàm phán, thƣơng lƣợng và ký kết các hợp đồng dịch vụ hàng không với các hãng hàng không có máy bay đi, đến tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và ký kết các hợp đồng kinh tế khác theo phân cấp quản lý của Tổng công ty.

- Tổ chức cung ứng các dịch vụ kỹ thuật - thƣơng mại, giám sát các hoạt động khai thác của các tổ chức, cá nhân tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức quản lý, vận hành, bảo trì và khai thác hiệu quả các trang thiết bị kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cảng hàng không quốc tế nội bài, tổng công ty cảng hàng không việt nam CTCP (Trang 40)