Sau khi loại bỏ các biến quan sát có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 ở trên, kết quả ma trận xoay mới cho thấy, 20 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5.
• Nhóm nhân tố 1 bao gồm các biến KT1, KT4, GD4, DD1, DD2, TD1, TD2, TD3, tên của nhóm nhân tố gộp này là nguồn lực khác (NLK).
• Nhóm nhân tố 2 bao gồm các biến HT1, HT2, HT3, HT4.
• Nhóm nhân tố 3 bao gồm các biên TC1, TC2, TC3.
• Nhóm nhân tố 4 bao gồm các biến KT2, KT3, GD2, tên của nhóm nhân tố gộp này là tính khả thi (KT).
• Nhóm nhân tố 5 bao gồm các biến DD3, DD4.
Với việc biến các biến quan sát KT1, KT4, GD4, DD1, DD2, TD1, TD2, TD3 cùng chung một nhóm đã hình thành nên 1 nhóm nhân tố mới với tên gọi nguồn lực khác (NLK):
H7: Nguồn lực khác có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Các biến quan sát KT2, KT3, GD2 cùng chung 1 nhóm nên cũng hình thành 1 nhóm nhân tố mới với tên gọi tính khả thi (KT). Nhân tố này đồng thời phản ánh tính khả thi và môi trường giáo dục, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết ban đầu đặt ra ở chương I bị thay đổi, giả thuyết mới như sau:
H8: Tính khả thi có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, ta có thể kết luận rằng mô hình không phù hợp với giả thiết ban đầu, điều này dẫn đến thay đổi các giả thuyết mới như sau:
H1: Hỗ trợ khởi nghiệp có thể ảnh hưởng thuận chiều tới ý định khởi nghiệp. H4: Đặc điểm tính cách tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp.
H5: Tiếp cận tài chính tác động thuận chiều tới ý định khởi nghiệp.
H7: Nguồn lực khác có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H8: Tính khả thi có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
3.2.1.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha sau khi gộp các biến mới
• Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo nguồn lực khác:
Bảng 17: Kết quả đánh giá độtin cậy thang đo Nguồn lực khác đối với hành vi khởi nghiệp
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nguồn lực khác (NLK) sau khi gộp biến là 0,855>0,6; các hệ số tương quan tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại biến nào làm cho Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,855.
• Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo tính khả thi:
Bảng 18: Kết quả đánh giá độtin cậy thang đo Tính khả thi đối với Hành vi khởi nghiệp
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nhận thức tính khả thi (KT) sau khi gộp là 0,715>0,6; các hệ số tương quan tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại biến nào làm cho Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,715.
3.2.2 Kết quảkiểm định KMO và Bartlett của biến phụthuộc