Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 113 - 117)

- Nội địa Xuất khẩu

3.3.3. Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế

Cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân của nƣớc ngoài cũng nhƣ các tổ chức quốc tế về cả kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn lẫn tài chính. Hình thức tranh thủ phổ biến nhát là về lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn trong thời gian gần đây Hiệp hội Cà phê Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm giao dịch Cà phê Singapor tổ chức một số lợp đào tạo ngắn hạn ở nƣớc ta về giao sau dịch cà phê tại thị trƣờng hàng hoá giao sau. Chúng ta có thể cử các đoàn tham quan một số Trung tâm giao dịch ở nƣớc ngoài nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản và đặc biệt là các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Philipin để học hỏi kinh nghiệm...

KẾT LUẬN

Xuất phát từ nêu một cách khái quát các hình thức giao dịch nhƣ giao ngay, giao dịch qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp, các hình thức giao sau nhƣ triển hạn, kỳ hạn và quyền chọn, đề tài đã hình thành một bức tranh tổng thể về thị trƣờng hàng hoá nói chung và hàng hoá nông sản nói riêng từ trƣớc đến nay. Đồng thời đề tài cũng đã tiến hành phân tích cơ chế của các loại hình giao dịch, nhằm chỉ ra những hạn chế và những ƣu điểm vƣợt trội của các loại hình giao dịch. Qua đó, chúng ta thấy rằng sự hình thành và phát triển của mỗi loại giao dịch là sự kế thừa những yếu tố tích cực và là sự khắc phục những điểm yếu của các loại hình giao dịch khác.

Tuy nhiên, do đặc điểm của hàng hoá nông sản, tính chất của các nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của các đối tƣợng khác nhau nên hiện nay vẫn tồn tại các hình thức mua bán, giao dịch khác nhau. Bên cạnh những hình thức giao dịch hiện đại nhƣ giao dịch giao sau, giao dịch điện tử thì các hình thức

giao dịch truyền thống nhƣ mua bán trực tiếp ở chợ vẫn tồn tại kể cả ở những nƣớc phát triển.

Rõ ràng một hình thức giao dịch bao giờ cũng tồn tại những hạn chế nhất định, song thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau là một trong những công cụ thích hợp nhất với mục đích bảo hiểm rủi ro cho những ngƣời sản xuất trực tiếp. Chính vì vậy, thị trƣờng đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và đạt kết quả tốt. Qua việc nêu lên vai trò và ý nghĩa của thị trƣờng hàng hoá giao sau đối với các nền kinh tế nói chung, đề tài đã đề cập đến một số lợi ích của thị trƣờng đối với Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời nông dân ở nƣớc ta. Vì vậy việc hình thành thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau ở nƣớc ta hiện nay là cần thiết.

Mặc dầu ở nƣớc ngoài trên thị trƣờng hàng hoá giao sau ngƣời ta tiến hành giao dịch các loại hình hàng hoá khác nhau, nhƣng đề tài này chỉ tập trung đến nhóm các nông sản hàng hoá. Điều đó đƣợc xuất phát từ một thực tế là hiện nay vấn đề tiêu thụ nông sản sau thu hoạch của Việt Nam đã và đang trở thành một vấn đề bức xúc, hơn nữa trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng này nhóm nông sản hàng hoá luôn giữ một vị trí quan trọng nhất.

Để thị trƣờng sớm đƣợc hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, bên cạnh nêu nên những vấn đề lý thuyết chung về thị trƣờng hàng hoá giao sau, đề tài đã nêu thực trạng các kênh lƣu thông của một số mặt hàng nông sản chính, qua đó đánh giá khả năng hình thành thị trƣờng đối với một số mặt hàng nông sản Việt Nam trong thời gian tới.

Căn cứ vào tình hình thực tế ở nƣớc ta nhƣ nhận thức, sự phát triển sản xuất nông nghiệp, mức độ phát triển của cơ chế thị trƣờng, mô hình tiêu thụ của một số nông sản, thực trạng chính sách... đề tài cũng đã đề xuất những định hƣớng, giải pháp cơ bản nhất về các bƣớc đi nhằm thiết lập thị trƣờng

hàng hoá giao sau của Việt Nam. Đó là một quá trình từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hình thành thử nghiệm các Trung tâm giao dịch (tiền đề của các sở giao dịch), đến việc chuyển các Trung tâm thành các Sở giao dịch hàng hoá giao sau của Việt Nam.

Những nội dung hành động và mục tiêu cơ bản của từng giai đoạn cũng nhƣ các giải pháp để thực hiện đã đƣợc nêu lên trong đề tài, song đó chỉ mới là những nét phác thảo ban đầu. Việc nghiên cứu, triển khai để hình thành thị trƣờng còn là một quá trình tƣơng đối lâu dài đòi hỏi sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ/ ngành có liên quan.

Đề tài đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam thuộc Viện Nghiên cứu Thƣơng mại – Bộ Thƣơng mại, cùng với sự giúp đỡ của các giáo viên thuộc Khoa Kinh tế Trƣờng Đại học Quốc gia Hà nội. Bản thân xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình và sự giúp đỡ to lớn của tất cả các quý vị nói trên.

Bản thân cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Thƣơng mại - Bộ thƣơng mại, Trung tâm Thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nhiều tổ chức và cá nhân khác vì sự giúp đỡ về mặt tƣ liệu, tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)