I. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi 1 Chọn giống
2. Bệnh cầu trùng a Nguyên nhân
a. Nguyên nhân
Bệnh chủ yếu do Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng ), Eimeria necatnix (ký sinh ở ruột non ), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria brunetti. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10-30 ngày tuổi
b. Triệu chứng
* Eimeria tenella: chủ yếu xảy ra trên gà từ 2-8 tuần tuổi
- Thể cấp tính: gà ủ rủ, ăn ít, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau đó phân có màu nâu đỏ do lẫn máu (phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xả cánh, xù lông, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn. -Thể mãn tính: gầy ốm, xù lông, kém ăn, tiêu chảy thất thường, bệnh thường tiến triển chậm hơn thể cấp tính.
* Eimeria necatrix: chủ yếu trên gà thịt với triệu chứng không rõ dễ nhầm với các bệnh khác. Gà gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi lẫn máu tươi, giảm đẻ trên gà mái.
c. Bệnh tích
- Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng. - Xuất huyết lấm tấm và đầy máu bên trong manh tràng.
* Eimeria necatrix: - Tá tràng sưng to.
- Ruột phình to từng đoạn khác nhau, bên trong chứa chất lỏng hôi thối có lợn cợn bã đậu.
- Bề mặt ruột dầy lên có nhiều điểm trắng đỏ.
d. Phòng và điều trị
* Phòng bệnh:
- Sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
- Phòng bệnh bằng chế phẩm Coccidyl với liều dùng 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn trong 3 ngày liên tục theo qui trình sau:
Loại gà Thời gian dùng thuốc Gà thịt công nghiệp Từ 10-12 ngày tuổi và 20-22 ngày tuổi
Gà thịt nuôi thả Từ 12-14 ngày tuổi, 28-30 ngày tuổi và 48-50 ngày tuổi Gà giống Mỗi 2-3 tháng dùng 1 đợt 3 ngày
- Hoặc có thể sử dụng SG.Toltracoc 2,5% hòa vào nước cho uống với liều 1ml/1 lít nước uống, sử dụng liên tục trong 2 ngày
-Tăng cường vitamin C: 1g/2 lít nước uống hoặc Electroly-C: 1g/1 lít nước uống giúp tăng sức đề kháng, chống stress.
* Điều trị:
- Dùng chế phẩm Coccidyl với liều 2 g/lít nước, dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi dùng tiếp 2 ngày, kết hợp với vitamin K: 2g/1 lít nước uống để tăng hiệu quả điều trị. - Bổ sung thêm vitamin C: 1g/2 lít nước uống hoặc Electroly-C: 1g/1 lít nước uống để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh.
-Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-FMB.
Bài 8: PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM
Cúm gia cầm là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, bệnh lây lan nhanh và phát triển thành dịch làm chết gia cầm hàng loạt. Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra nên đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Khi mắc bệnh gà có biểu hiện đặc trưng như: Gà thường thở sặc khoẹc đối với gà con, ở gà lớn, ho hen thành từng cơn, đầu cổ lắc lư không tự điều khiển được, mũi có dịch nhầy chảy ra, đôi khi có lẫn máu, sưng phù đầu và mặt, xuất huyết dưới da thấy rõ bằng mắt thường, mồng và tích tím tái, xuất huyết ở chỗ da không có lông và cẳng chân, gà đứng tụm vào nhau, lông xù, gà mái giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, ỉa chảy phân xanh có lẫn máu, đi lại không bình thường, chuệch choạng, run rẩy...Thời gian ủ bệnh từ vài giờ tới 3 ngày.
Bệnh không chỉ lây lan trong gia cầm mà còn lây sang cả gia súc và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Xét về mặt kinh tế cúm gia cầm gây thiệt hại lớn về kinh tế bởi chúng gây ra chết tới gần 100% số đầu con và giảm sản lượng trứng một cách nghiêm trọng, tăng chi phi thúc ăn, quản lý và các chi phí khác trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch.
Nếu gia cầm có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh thì phải công bố dịch và thực hiện triệt để các biện pháp hành chính và kĩ thuật đối với ổ dịch. Không nên chủ quan trong trong viêc việc phòng bệnh. Khi dịch xuất hiện phải nhanh chóng tiến hành dập dịch và ngăn chặn dịch bùng phát, vì dịch xảy ra thì sẽ gây thiệt hại cả về mặt kinh tế và xã hội. Chỉ công bố hết dịch với các điều kiện: Đã sát trùng toàn bộ chuồng trại, tiêm phòng toàn bộ đàn gia súc và gia cầm xung quanh ổ dịch; sau khi con gia cầm ốm hoặc chết cuối cùng từ 15 ngày- một tháng mà không còn con nào ốm và chết nữa. Muốn ngăn chặn dịch có hiệu quả thì người chăn nuôi phải nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh, có sự phối hợp giữa người chăn nuôi và cơ quan thú y.