TT Nghề đào tạo Số ý kiến Tỷ lệ %
I Nghề phi nông nghiệp 47 100
1 Thu nhập có tăng 35 74,5
2 Thu nhập có tăng không đáng kể 10 21,3
3 Thu nhập không tăng 2 4,2
4 Không xác định 0 0
II Nghề nông nghiệp 103 100
1 Thu nhập có tăng 21 20,4
2 Thu nhập có tăng không đáng kể 45 43,7
3 Thu nhập không tăng 26 25,2
4 Không xác định 11 10,7
Cộng 150
Nguồn: Điều tra LĐNT trên địa bàn thị xã Sơn Tây 3.3.5. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về ĐTN cho LĐNT
3.3.5.1. Chính sách đối với người học
+ LĐNT thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/ngƣời/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/ngƣời; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với ngƣời học nghề xa nơi cƣ trú từ 15 km trở lên.
+ LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy
nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/ngƣời/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
+ LĐNT khác đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/ngƣời/khóa học
(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
+ LĐNT học nghề đƣợc vay tiền để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề đƣợc ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. + LĐNT là ngƣời dân tộc thiểu số thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đƣợc hƣởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
+ LĐNT sau khi học nghề đƣợc vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Mỗi LĐNT chỉ đƣợc hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án. Những ngƣời đã đƣợc hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nƣớc thì không đƣợc tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những ngƣời đã đƣợc hỗ trợ học nghề nhƣng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án nhƣng tối đa không quá 03 lần.
Trên thực tế số kinh phí hỗ trợ cho mỗi học viên theo quy định về ngành nghề đào tạo đƣợc chuyển toàn bộ cho các cơ sở dạy nghề theo hợp đồng giữa cơ sở dạy nghề và cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc giao nhiệm vụ. Việc tuyển sinh do cơ sở đào tạo nghề phối hợp với UBND các xã, phƣờng triển khai thực hiện và việc tổ chức lớp học đƣợc thực hiện tại địa bàn xã,
phƣờng do đó không phải thực hiện việc hỗ trợ tiền đi lại đối với các học viên. Còn việc hỗ trợ tiền ăn đối với học viên thuộc diện hƣởng các chính sách ƣu đãi không nhiều, chủ yếu hỗ trợ cho học viên thuộc hộ nghèo, ngƣời bị thu hồi đất. Thủ tục vay tiền học nghề và phát triển nghề đƣợc học không dễ dàng, đặc biệt là những hộ cận nghèo, hộ nghèo hoặc hộ dân tộc thiểu số bởi các Quỹ hoặc ngân hàng cho vay cần có tài sản thế chấp hoặc ngƣời vay chứng minh đƣợc có nguồn thu nhập ổn định có khả năng trả nợ vì thế không có học viên vay nợ. Kinh phí hỗ trợ công tác ĐTN theo Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ là nguồn ngân sách Trung ƣơng bổ sung cho các địa phƣơng thực hiện, chi tiết xem bảng 3.9