phiếu mua hàng 300.000 vnđ tại các cửa hàng của công ty khi mua 3 sản phẩm áo T- shirt của công ty. Còn với những khách hàng mua 2 sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay thì sẽ được tặng kèm một bộ sản phẩm chăm sóc X-Men.
- Quyết định về thời gian khuyến mại: thời gian khuyến mại từ 20/4 đến 10/5. Chi phí cho khuyến mại: 500.000.000 vnđ
Tổ chức thi bán hàng: đội ngũ nhân viên tham gia chương trình khuyến mại với mục tiêu là bán hàng và quảng bá hình ảnh của Công ty Dệt – May Hà Nội, cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm ẩn.
Chi phí cho hoạt động bán hàng: 270.000.000 vnđ
Tổng chi phí cho khuyến mại: 770.000.000 vnđ
4.4.5. HỖ TRỢ BÁN HÀNG
4.4.5.1. Các hoạt động hỗ trợ bán hàng
Bao gồm các hoạt động như: tạo khung cảnh bán hàng và xung quanh khu vực bán hàng; tạo điều kiện bán hàng cho các nhân viên bán hàng; hoạt động kích thích sự hứng thú của khách hàng với sản phẩm...
4.4.5.2. Chương trình hành động
Tại các địa điểm bán hàng là các cửa hàng giới thiệu sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty, công ty sẽ điều động một đội ngũ trang trí nơi bán hàng bao gồm quang cảnh và bên trong cửa hàng, thiết kế những tờ áp phích khổ lớn với những câu khẩu hiệu hấp dẫn như: Năng động và phong cách; Sản phẩm chỉ dành cho bạn...
Bên cạnh đó, công ty sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên bán hàng một cách tốt nhất như: thiết kế các vị trí đặt để áo sao cho vừa thu hút người xem vừa thuận tiện cho nhân viên bán hàng.
Tổng chi phí cho hoạt động bán hàng: 200.000.000 vnđ
4.4.6. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING
4.4.6.1. Các hoạt động nghiên cứu marketing:
Các hoạt động điều khiển và nghiên cứu Marketing là: tìm hiểu về cung cầu thị trường, giá cả, phản ứng của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới.
Công ty quyết định thuê công ty nghiên cứu marketing chuyên nghiệp và tự mình nghiên cứu thị trường trên trang wed của công ty www. hanosimex .com.vn và một số trang wed khác.
Các hoạt đồng điều khiển và nghiên cứu Marketing bao gồm các hoạt động như nghiên cứu tình hình biến động cung cầu trên thị trường, giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh, phản ứng của khách hàng, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào trong thời gian tới để từ đó kịp thời có sách lược đối phó.
4.4.6.2. Chương trình hành động:
- Nghiên cứu khách hàng: từ tháng 4 công ty sẽ gửi các bản câu hỏi nghiên cứu về nhu cầu ăn mặc, phong cách, sở thích của khách hàng.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Với cùng sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay, ta có những lợi thế so sánh nào? Giá cả của đối thủ cạnh tranh như thế nào?
- Nghiên cứu các yếu tố đầu vào: Nghiên cứu và tìm kiếm các nguồn nguyên liệu ổn định, giá cả phải chăng nhằm giảm được các chi phí đầu vào.
4.4.6.3. Tổng chi phí cho nghiên cứu marketing : 380.000.000 vnđ4.4.6.4. Chi phí quản lý kênh marketing: 300.000.000 vnđ 4.4.6.4. Chi phí quản lý kênh marketing: 300.000.000 vnđ
4.4.7. Tổng chi phí cho marketing
Tổng chi phí cho hoạt động Marketing gồm; 1. Quảng cáo: 3.050.000.000 vnđ
2. Khuyến mại: 770.000.000 vnđ 4. Hỗ trợ bán hàng: 200.000.000 vnđ
5. Điều khiển và nghiên cứu marketing: 380.000.000 vnđ 6. Quản lý kênh marketing: 300.000.000 vnđ
Tổng chi phí cho hoạt động Marketing: 4.700.000.000 vnđ
4.5.TỔNG HỢP NGÂN SÁCH CHO CHƯƠNG TRÌNH MARKETING ĐỐIVỚI SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY VỚI SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY
Q = Qtt + Qgt = 500.000 + 1.500.000 = 2.000.000 chiếc Theo 4.3.3, giá bán (P) là 130.940 đồng/chiếc
Tổng doanh số bán: DT = P * Q = 261.880.000.000 vnđ 4.5.2.TỔNG CHI PHÍ TƯƠNG ỨNG (C)
Theo 4.3.3: Chi phí cho một chiếc áo T-shirt nam ngắn tay là: C = 115.876 đồng/chiếc
Tổng chi phí là: TC = Q * C = 2.000.000 * 115.876 = 231.752.000.000 vnđ Tổng chi bán hàng và chiết khấu = 13.300.000.000 vnđ
4.5.3.TỔNG LỢI NHUẬN MỤC TIÊU:
Lmt = DT - TC - Tổng chi phí bán hàng và chiết khấu = 261.880.000.000 – 231.752.000.000 – 13.300.000.000 = 17.828.000.000 vnđ
4.5.4. TỔNG CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETINGTheo 4.4.7 ta có Cmkt = 4.700.000.000 vnđ Theo 4.4.7 ta có Cmkt = 4.700.000.000 vnđ
4.5.5.TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Ltt = Lmt – Cmkt = 17.828.000.000 - 4.700.000.000 = 13.128.000.000 vnđ 4.5.6. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Gọi thuế thu nhập doanh nghiệp là (T)
T = 0.25 * Ltt = 0.25 * 13.128.000.000 = 3.282.000.000 vnđ 4.5.7. LÃI RÒNG
Gọi lãi ròng là (Lr)
Lr = Ltt – T = 13.128.000.000 – 3.828.000.000 = 9.846.000.000 vnđ
4.5.7.TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CỦA SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY
ROI = =
ROI = = 0.62
ROI = 0.62 cho biết năm 2011 công ty bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư vào sản phẩm áo T- shirt nam ngắn tay sẽ thu được 0.62 đồng lãi ròng.
đồng lãi ròng Lãi ròng đồng vốn đầu tư Vốn đầu tư 9.846.000.000 15.880.645.000
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN: 1. KẾT LUẬN:
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đặt vấn đề trong bài đồ án này em đã rút ra được những kiến thức cụ thể về môn quản trị marketing, những vấn đề mà không thể thấy được trong lí thuyết đã được vận dụng trong bài đồ án này. Em cũng hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty Dệt May Hà Nội cũng như tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty.
Em nhận thấy công tác quản trị marketing đối với mỗi doanh nghiệp là không thể thiếu, quản trị marketing liên quan tới mọi hoạt động trong doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng tới quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình quản trị marketing được thực hiện tốt thì sẽ là bàn đạp vững chắc để công ty có thể tiến tới hoàn thành những mục tiêu mà mình đã đề ra.
Tuy nhiên đồ án của em còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề chưa giải quyết triệt để, nội dung đề cập còn mang tính chung chung, không cụ thể, các số liệu là do ước tính, không căn cứ trên một cơ sở nào vì vậy số liệu có thể thiểu tính chính xác so với thực tế.
2. KIẾN NGHỊ:
Qua sự tổng hợp, phân tích, đánh giá trong đồ án ta cũng có thể thấy rằng, hiện tại công ty cũng đang gặp sự cạnh tranh rất ác liệt của các đối thủ cạnh tranh và công ty vẫn còn tồn tại những vấn đề khó khăn. Vậy em xin có những đề nghị sau: các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của công ty như: tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế, Cải cách các thủ tục hành chính, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại...Đặc biệt là Hiệp hội Dệt may Việt Nam- tổ chức đại diện cho ngành may mặc ở Việt Nam cần có những hành động thết thực hơn trong quá trình hỗ trợ cho sự phát triển của công ty. Bên canh đó, Nhà nước cần phải chấn chỉnh kịp thời tệ nạn buôn lậu để bảo vệ sản phẩm trong nước và người tiêu dùng, để bảo đảm công bằng cho các doanh nghiệp hợp pháp, chính phủ nên thực hiện luật bản quyền và chấm dứt tình trạng nhái nhãn mác. Các nhà lãnh đạo cấp trên của công ty cần phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng trong việc phân phối nguồn lực, thực hiện hiệu quả chương trình marketing. Và cuối cùng để chương trình marketing đạt hiệu quả cao thì rất cần đến sự đoàn kết nhất trí đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.