CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở phương pháp luận:
Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách độc lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Công tác quản lý thuế TNDN có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà nƣớc, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá...
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác quản lý thuế ở một số nƣớc trong những năm qua.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng tài liệu thứ cấp.
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng tài liệu thứ cấp. Những tài liệu liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại các cơ quan địa phƣơng (nhƣ Sở kế hoạch – Đầu tƣ, Sở Tài chính tỉnh Hà Giang) tại các cơ quan chuyên môn Cục Thuế tỉnh Hà Giang.
Tài liệu thu thập gồm:
- Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Cục thuế tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2010-2013;
- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế nhƣ: Hệ thống tự khai, tự nộp (QLT), phần mền ứng dụng đăng ký thuế
- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, thuế.
- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.
Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đạt hiệu quả hơn.
2.1.3. Phương pháp tổng hợp số liệu:
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.1.3.1. Phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Hà Giang.
2.2.3.2. Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc
trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
2.1.3.3. Phương pháp phân tích thông tin: Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn.
2.2.3.4. Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian: Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 4 năm.
2.2.3.5. Phƣơng pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau