VIII. Phương Pháp Ghép Cây
Chọn cành ghép ở phía trên, ngoài tán
7. Ghép cây chỉ thị
Mục đích phát hiện cây mẹ bị bệnh sớm, đặc biệt áp dụng cho cây họ cam quýt.
Muốn phát hiện bệnh gì thì chọn cây chỉ thị tương ứng.
8. Dụng cụ ghép Dao ghép Cưa Kéo cắt cành Dây cột Lá dừa Bao nylon Sáp, sơn bảo vệ 9. Thời vụ ghép
Theo thời tiết
10. Các phương pháp ghép
10.1. Ghép áp cành:
Ưu và khuyết điểm của kiểu ghép
• Tỉ lệ thành công cao • Dễ làm
• Số cây con sản xuất không nhiều
• Gốc ghép phải đem vào gần cây mẹ, phải đeo lên cao, tốn công…
Phân loại ghép áp
• Ghép áp cành thật • Ghép áp cành giả Thao tác ghép
Cây gốc ghép trồng trong bầu nylon, chất độn bầu nhẹ để dễ treo bầu
Cách ghép
• Đối với kiểu ghép áp thật nên gọt sâu và phẳng vào lớp gỗ của cành và gốc ghép một đoạn dài 5-8 cm.
• Đới với ghép áp giả, gốc ghép bị cắt cụt đầu rồi vát dẹp, cành ghép bị khía sâu vào phía ngọn, lùa gốc ghép vào chỗ khía của cành ghép.
10.2. Ghép mắt
Ưu và khuyết điểm của kiểu ghép
Tốc độ nhân nhanh Thao tác dễ
Phụ thuộc vào loài cây, vào thời vụ, thời tiết..
Phân loại ghép mắt
Ghép mắt có vỏ Ghép mắt có cả gỗ
Thao tác ghép
Cây gốc ghép: chọn gốc ghép ổn định 1-2 năm tuổi.
Mắt ghép: hình khiên ở kiểu chữ T, hình chữ nhật ở các kiểu còn lại, dài trung bình 2-3 cm, bề ngang tùy vào đoạn cành lấy mắt.
Cho tiếp xúc, đậy lá dừa, cột dây.
Chăm sóc sau ghép: 10 ngày sau cắt dây, 1 tuần sau nữa cắt cụt đầu gốc ghép cho mắt ghép dễ nảy mầm.
10.3. Ghép cành rời
Ưu và khuyết điểm của kiểu ghép
Dễ làm, nhân nhanh
Tỉ lệ thành công không cao lắm
Phân loại ghép cành rời
Ghép nệm đọt
Ghép kiểu yên ngựa Ghép nêm cối
Ghép nêm bên hông gốc ghép
Thao tác ghép
Cây gốc ghép: chọn độ tuổi thích hợp tùy từng loại cây, nhất là ở kiểu ghép đọt.
Cách ghép: cành ghép được cắt dài từ 5-6 cm có trên 2 mầm, gốc được vát chéo, ngọn gốc ghép được chẻ đôi ở kiểu nêm đọt, cột trùm ngọn cành ghép để chống mất nước.
Chăm sóc sau ghép: sau 2 tuần gỡ phần dây cột trùm phần
ngọn của cành ghép cho mắt ghép nảy mẩm, dây cột ở gốc cành ghép không tháo ra cho tới khi đem trồng.
10.4. Ghép cải tạo giống
Lợi ích của việc ghép cải tạo giống
Đổi giống mới có năng suất và phẩm chất tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản
Không tốn tiến để mua giống mới, không tốn công trồng lại
Tỉ lệ thành công cao
Vườn có giống tốt và đồng đều
10.5. Ghép hai lần
Ghép 2 lần có công dụng
Đổi giống mới
Giải quyết một phần sự bất tương dung khi ghép thiếu đoạn thân trung gian
Để giúp toàn tổ hợp có đặc tính chống chịu tốt hơn Tăng năng suất và phẩm chất