Cải cách hành chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải cách khu vực công (Trang 27 - 32)

8.3.1. Khái niệm và các cách tiếp cận cải cách hành chính

Phát triển và hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược của đất nước ta. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC, WTO. Trong tiến trình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực nhiều vấn đề mang tầm chiến lược đang đặt ra (vừa là thời cơ, vừa là thách thức) đối với đất nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Trong rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết - Vấn đề đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế-xã hội đang là vấn đề cấp thiết nhất. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ:“Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả của chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế. Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế-xã hội của cơ quan công quyền các cấp”.

Đẩy mạnh cải cách hành chính công là nội dung lớn, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến việc đánh giá tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trong tiến trình phát triển và hội nhập.

Trước hết cần làm rõ khái niệm thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm: Hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch.

Hiệu quả của nhược điểm trên là gây phiền hà cho việc thực hiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh, hoành hành.

Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung không được hay chậm cải cách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ta. Nghị quyết 38/CP ngày 1/5/1994 của Chính phủ “Về

cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức” là khâu đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước đã phát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, thủ tục hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.

Theo nghĩa chung nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định. Cải cách hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.

Quản lý hành chính của nước ta trong giai đoạn hiện nay đang chịu sự tác động bởi hai xu thế lớn của thế giới hiện nay: Đa cực hoá và toàn cầu hoá: Trong xu hướng đó nền hành chính công mới có nhiều điểm khác biệt với nền hành chính truyền thống. Những yếu tố khoa học quản lý, những nhân tố thị trường, những mối quan hệ ngày càng đa dạng phức tạp giữa chính trị - hành chính - kinh tế, những bước nhảy vọt của khoa học công nghệ, xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội, trình độ dân trí được nâng cao mọi mặt đã đề ra yêu cầu mới đối với các Nhà nước, các Chính phủ và các nền

hành chính công. Những yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay của nước ta là:

- Phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính - Bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống thủ tục hành chính

- Bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính

- Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.

- Bảo đảm tính rõ ràng và công khai của các thủ tục hành chính - Dễ hiểu, dễ tiếp cận

- Có tính khả thi.

- Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính

Để đáp ứng yêu cầu trên (cũng là yêu cầu của hành chính phát triển và hội nhập) cần phải xây dựng những cơ chế thích hợp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.

Những cơ chế đã, đang được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp dụng; trong tiến trình phát triển và hội nhập hiện nay là:

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” tiến tới “một dấu”.

- Giao dịch điện tử - Chính phủ điện tử - Áp dụng ISO.

Xây dựng cơ chế đã khó, làm cho cơ chế đó vận hành trên thực tế càng khó hơn. Đề án 112 đã đưa vào thực hiện nhưng chưa đạt được những kết quả như mong muốn, cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới để hoàn thành chương trình tổng thể cải cách hành chính 2001 - 2010.

Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hậu WTO sẽ có rất nhiều việc phải làm. Trước hết là vận hành hệ thống pháp luật phải thế nào để tương thích với những cam kết trong nghị định thư WTO.

Ví dụ: Để đưa luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư vào cuộc sống, Chính phủ phải khẩn trương ban hành các Nghị định để hướng dẫn thi hành hai luật đó. Các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư mong đợi hai luật sớm phát huy hiệu lực thực tế, đồng thời sẽ được tổ chức thực hiện một cách thống nhất, hợp lý, ăn khớp với nhau, từ đó giảm thiểu những thủ tục, trình tự trùng lặp, phức tạp, tốn thời gian và công sức, của cả nhà đầu tư lẫn Nhà nước.

Cải cách hành chính là vấn đề được quan tâm chủ yếu hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính và đó là khâu đột phá trong thời gian qua. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, vai trò của cải cách thủ tục hành chính ngày càng được khẳng định và hơn thế nữa, những yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập sẽ tiếp tục đặt ra cho cải cách thủ tục hành chính những thách thức mới cần phải vượt qua – Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, vượt qua những thách thức đó, cải cách hành chính sẽ góp phần tích cực để đất nước phát triển và hội nhập thành công

8.3.2. Xu hướng cải cách hành chính trên thế giới

Bước sang thế kỷ 21, thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến từng quốc gia và cả ở phạm vi khu vực và quốc tế nhanh hơn, mạnh hơn, khó dự đoán hơn. Hành chính công ở nhiều nước ngày càng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn của đời sống xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng

hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu trong những năm qua tác động không nhỏ tới nền kinh tế của các quốc gia. Đây cũng là thách thức đối với Chính phủ ở nhiều nước và để vượt qua được thách thức đó đòi hỏi hành chính công ở các nước phải thay đổi mạnh hơn và theo hướng tích cực hơn nữa. Trong thực tế, những thay đổi đó đang diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau và các xu hướng này thường được diễn ra đan xen và kết hợp với nhau nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở nghiên cứu CCHC diễn ra ở các nước có nền hành chính phát triển như Vương quốc Anh, Úc, Mỹ và một số nước trong khối OECD có thể thấy sáu xu hướng thay đổi của hành chính công trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Cải cách khu vực công (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w