Kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm sắt thép ngày càng tăng mạnh, trị giá thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu qua các ngân hàng thƣơng mại ngày càng lớn. Việc dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng của các ngân hàng thƣơng mại là rất cần thiết và phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng. Hơn nữa, vào thời điểm cuối năm, các ngân hàng thƣơng mại thƣờng rơi vào trạng thái thiếu hụt ngoại tệ để thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Do đó để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nhƣ vậy, các ngân hàng thƣơng mại cần phải tăng cƣờng vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.
Câu hỏi đặt ra là ngân hàng thƣơng mại phải có những biện pháp thích hợp nhằm tăng cƣờng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo nguồn ngoại tệ dồi dào để tránh tình trạng thiếu ngoại tệ. Ngân hàng thƣơng mại có quyền chủ
động hơn trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, khai thác nguồn ngoại tệ từ thị trƣờng khác. Ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép mua bán ngoại tệ với ngân hàng ngoài hệ thống theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: mua bán giao ngay hoặc mua bán kỳ hạn... Ngân hàng thƣơng mại cần thực hiện chính sách thu hút khách hàng xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ trực tiếp, thu hút ngoại tệ từ nguồn kiều hối gửi về nƣớc, đối với khách hàng tiến hành thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng cần mua ngoại tệ với số lƣợng lớn, ngân hàng nên khuyến khích ký quỹ bằng ngoại tệ, đây là nguồn ngoại tệ tạm thời cho ngân hàng.
Các ngân hàng thƣơng mại có thể cải tiến quy trình thủ tục nhằm khuyến khích nhận gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhƣ là: áp dụng mức lãi suất ƣu đãi trong khung lãi suất cho phép của ngân hàng Nhà nƣớc, cải tiến khâu mở tài khoản cho khách hàng, tạo ra nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, tăng cƣờng công tác chăm sóc khách hàng.