3.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam; một trong 2.000 doanh nghiệp lớn và quyền lực nhất thế giới; 400 ngân hàng lớn nhất thế giới (theo xếp hạng của Forbes và Brand Finance 2017). Lịch sử của BIDV là hành trình liên tục của một tổ chức luôn đồng hành với những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Bản thân tên gọi của ngân hàng qua 4 lần thay đổi đã nói lên mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đồng hành xây dựng đất nước qua các thời kỳ:
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957-1981)
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981-1989)
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (1989-2012)
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV - Tên đầy đủ tiếng Anh là: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC (từ 01/05/2012).
3.1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy. Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.
Ngày 31/10/1963, BIDV – Chi nhánh Cầu Giấy được thành lập với tên gọi Chi nhánh 2 trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội.
Ngày 26/4/1981, được đổi tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng 2 trực thuộc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Hà Nội.
Tháng 1/1983, theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng 2 giải thể, thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm thuộc Ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm.
Ngày 20/12/1986, Chi nhánh tách khỏi Ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm, thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 5 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội.
Năm 1988, Chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội.
Năm 1991, đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Cầu Giấy, là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Ngày 01/10/2004, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cầu Giấy (Chi nhánh cấp 1) trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã được thành lập trên cơ sở nâng cấp Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Cầu Giấy (Chi nhánh cấp 2) trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Từ 01/05/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã cấp giấy phép số 84/GP- NHNN trên cơ sở cổ phần hóa chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (100% vốn cổ phần Nhà Nước) với tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cầu Giấy đổi tên là BIDV – Chi nhánh Cầu Giấy (BIDV Cầu Giấy).
3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
Mô hình tổ chức tại BIDV Cầu Giấy gồm 5 khối:
- Khối quản lý khách hàng gồm: Phòng KHDN1, phòng KHDN2, phòng KHDN3, phòng khách hàng cá nhân. Các phòng này chịu trách nhiệm chăm sóc và phát triển các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.
- Khối quản lý rủi ro gồm: Phòng quản lý rủi ro, trong đó phân thành 2
mảng rõ rệt là quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tác nghiệp. - Khối tác nghiệp gồm:
+ Phòng Quản trị tín dụng: Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện tạo lập hợp đồng trên hệ thống mạng SIBS theo hồ sơ tín dụng.
+ Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp: Tác nghiệp các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp.
khách hàng là các cá nhân.
+ Phòng Kho quỹ: Tác nghiệp các giao dịch liên quan đến tiền mặt.
+ Phòng Kinh doanh thẻ: Tư vấn, cung cấp các sản phẩm thẻ và dịch vụ liên quan đến thẻ.
- Khối quản lý nội bộ: Phòng kế hoạch tài chính, Phòng tổ chức hành chính.
- Khối trực thuộc: Bao gồm 06 phòng giao dịch (PGD Nghĩa Đô, PGD
Dịch Vọng, PGD Giang Văn Minh, PGD Thanh Xuân Bắc, PGD Thanh Xuân Trung, PGD Xuân La).
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Cầu Giấy
(Nguồn: Báo cáo tổ chức nhân sự BIDV Cầu Giấy)
Giám đốc Chi nhánh là người điều hành cao nhất của BIDV Cầu Giấy. Giúp việc cho Giám đốc có các phó giám đốc (4 phó giám đốc) hoạt động theo phân công ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh theo quy định, đảm bảo các Phó giám đốc được phân công tách bạch, độc lập giữa các khối quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và tác nghiệp.
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
Sau hơn 10 năm thành lập, BIDV Cầu Giấy đã trở thành một trong những chi nhánh có quy mô lớn trong hệ thống BIDV, đồng thời tạo được sự tin cậy, tín nhiệm từ phía khách hàng. Chi nhánh luôn quyết tâm, chung sức nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhất kế hoạch kinh doanh được giao và một số trọng tâm chính như tập trung nguồn lực cho công tác xử lí nợ, huy động vốn, dịch vụ; tập trung nhân lực, vật lực cho công tác mạng lưới,… Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy được ghi nhận trong giai đoạn 2016-2018 như sau:
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 Tăng trƣởng so với năm trƣớc 1 Tổng tài sản 12.364,00 14,113.79 15,636.28 11% 2 Chênh lệch thu chi 200,60 160,60 325,10 102% 3 Lợi nhuận trước thuế 70,30 68,10 121,90 79%
4 Trích DPRR 96,50 203,30 111%
5 HĐV cuối kỳ 11.450,00 13.898,30 15.300,50 10% 6 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 6.702,00 6.860,40 5.397,00 -21%
Nguồn: BC kết quả HĐKD của BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018
+ Tổng tài sản của BIDV Cầu Giấy tăng qua các năm, phản ánh quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Tổng tài sản tăng từ 12.364 tỷ đồng tại 31/12/2016 lên 15,636.28 tỷ đồng tại 31/12/2018, mức tăng trưởng đạt 3,272.28 tỷ đồng trong 3 năm, mức tăng bình quân khoảng 13%/năm. Tài sản chủ yếu của chi nhánh đó là nguồn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế, và các định chế tài chính. Ngoài ra bao gồm các công cụ, dụng cụ, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy.
+ Lợi nhuận trước thuế có biến động qua các năm từ 2016-2018, năm 2017 giảm nhẹ so với năm 2016 song năm 2018 tăng 111% so với năm 2017, tăng gần
gấp 3 lần năm 2016. Năm 2017, mức lợi nhuận của BIDV Cầu Giấy là thấp nhất kể từ năm 2010, đánh dấu giai đoạn kinh doanh vô cùng khó khăn của chi nhánh. Thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng khó khăn do có sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, mặt khác, chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy không cao khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mức lợi nhuận có xu hướng giảm.
+ Hoạt động huy động vốn tại BIDV Cầu Giấy tăng trưởng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 16%, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng trong năm 2018 đạt 15.301 tỷ đồng. Trong cơ cấu huy động vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là nguồn huy động từ dân cư, thường chiếm khoảng 50-60% trong cơ cấu, tiếp đó là nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, từ 20-30%, chiếm tỷ trọng thấp nhất đó là nguồn huy động từ các định chế tài chính thường chiếm tỷ trọng 10-20% trong cơ cấu huy động vốn. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của BIDV Cầu Giấy vẫn tiếp tục là thế mạnh của chi nhánh, luôn ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, đóng góp nguồn thu lớn nhất trong cơ cấu nguồn thu của chi nhánh.
Biểu 3.1: Tăng trƣởng Huy động vốn của BIDV Cầu Giấy từ năm 2014 - 2018
+ Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của BIDV Cầu Giấy, có sự tăng trưởng về quy mô qua từng năm. Năm 2016, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 6.702 tỷ đồng, tăng 1.250 tỷ đồng so với dư nợ cuối kì năm 2015. Hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy thường đem lại nguồn thu lớn cho chi nhánh, góp phần vào lợi nhuận chung của BIDV Cầu Giấy.
Một số chỉ tiêu năm 2018 của BIDV Cầu Giấy tăng thứ hạng trong cụm địa bàn Hà Nội so với năm trước như chênh lệch thu chi đứng thứ 13/34 (+9 hạng), trích DPRR đứng thứ 6/34 (+7 hạng); Thu KDNT&PS đứng thứ 15/34 (+6 hạng), nim tín dụng đứng thứ 28/34 (+5 hạng), NIM HĐV đứng thứ 3/34 (+2 hạng), dư nợ tín dụng bán lẻ loại trừ cầm cố, thấu chi cầm cố, thẻ tín dụng đứng thứ 10/34 (+2 hạng), duy trì đứng đầu cụm địa bàn Hà Nội một số chỉ tiêu về số lượng thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, BSMS, số lượng KHCN….trong đó, số lượng thẻ ghi nợ quốc tế đứng đầu hệ thống BIDV.