Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học, là việc tác giả tiến hành ghi chép, cập nhật các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại thời gian và địa điểm nhất định. Thu thập tài liệu nhằm mục đích cung cấp số liệu cần thiết cho các bƣớc tiếp theo của quá trình nghiên cứu nhƣ: tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo.

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu từ các báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần Kinh Đơ qua các năm 2012, 2013, 2014, đây là nguồn tài liệu thứ cấp đáng tin cậy, đã đƣợc thẩm định và cơng bố cơng khai. Bên cạnh đó, tác giả cịn thu thập tài liệu từ các bài báo liên quan đến tình hình kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô, đƣợc công bố trên trang website chính thức của cơng ty là www.kinhdo.vn và trên các tạp chi tài chính, kinh tế uy tín nhƣ www.tapchitaichinh.vn, www.tapchikinhte.com,...

3.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp số liệu

Phƣơng pháp tổng hợp cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận, các kết quả thu thập đƣợc từ phƣơng pháp thu thập số liệu. Sử dụng phƣơng pháp này luận văn đã tổng hợp và kế thừa có chọn lọc các lý luận, kết quả nghiên cứu về cơ cấu vốn từ các luận án, luận văn, tạp chí, … và các nguồn khác. Các nguồn số liệu sử dụng để tổng hợp, tính tốn, phân tích, đánh giá, đƣợc cập nhật từ báo cáo tài chính cơng khai của cơng ty cổ phần Kinh Đơ đã đƣợc kiểm tốn cẩn thận, đảm bảo độ chính xác, tính khả thi của các số liệu nghiên cứu. Ngồi ra, luận văn cịn tổng hợp số liệu từ một số nguồn khác nhƣ trang web khác, các bài báo… bổ sung thêm trong phần nghiên cứu trong luận văn. Từ các lý luận và nguồn số liệu thu thập đƣợc, với việc tính tốn cẩn thận, tác giả đã xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đơ.

3.2.3. Phƣơng pháp so sánh, phân tích số liệu

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

- Nguyên tắc so sánh: Trƣớc hết chọn chỉ tiêu của một kỳ là căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là kỳ gốc. Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh, kỳ gốc có thể là: Năm trƣớc, năm kế hoạch, chỉ tiêu trung bình của ngành hay của khu vực, năm thực hiện.

- Điều kiện so sánh:

+ Các chỉ tiêu để so sánh phải phù hợp về yếu tố thời gian và không gian. + Phải có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính tốn, quy mơ và điều kiện kinh doanh.

- Kỹ thuật so sánh:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lƣợng, quy mô của các hiện

+ So sánh bằng số tƣơng đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ

biến của của các chỉ tiêu kinh tế.

+ So sánh bằng số bình quân

+ So sánh mức biến động tƣơng đối vó điều chỉnh theo quy mơ chung

Mức biến động tương đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh K)

So sánh là phƣơng pháp đƣợc nhiều môn khoa học sử dụng. Đối với phân tích kinh tế, việc sử dụng phƣơng pháp so sánh là nhằm đạt đƣợc các mục đích sau đây:

+ Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc kết quả của công việc thực hiện các mục tiêu do đơn vị đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đặt ra, hay giữa thực tế với kế hoạch.

+ Qua so sánh có thể biết đƣợc tốc độ, nhịp điệu phát triển của các hiện tƣợng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả của kỳ này với kết quả của kỳ trƣớc.

+ Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn

vị trong quá trình thực hiện các mục tiêu do chính đơn vị đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả của đơn vị khác có cùng loại hình quy mơ hoạt động và so sánh giữa kết quả của từng đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể.

Sử dụng phƣơng pháp này tác giả đã đi so sánh các số liệu trong báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần Kinh Đô qua 3 năm 2012, 2013, 2014 để đánh giá sự biến động về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời so sánh và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua các năm. Từ đó có thể tìm ra đƣợc các ngun nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan có tác động đến tình hình sử dụng vốn của cơng ty.

3.2.4. Phƣơng pháp đánh giá

Đánh giá là việc đƣa ra các ý kiến, trình bày quan điểm của cá nhân hay tập thể về một hay một nhóm đối tƣợng nghiên cứu phục vụ cho quá trình ra quyết định của chủ thể quản lý liên quan đến đối tƣợng đó. Nhƣ vậy phải đánh giá trên bất cứ phƣơng diện nào đều khơng tránh khỏi ý chí chủ quan của chủ thể đánh giá đối với đối tƣợng đánh giá. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực bởi ý chí chủ quan của

chủ thể đánh giá trong phân tích ngồi việc áp dụng các nguyên tắc phổ biến nhƣ : trung lập, trách nhiệm,... khi thực thi nhiệm vụ phân tích thì u cầu cơ bản là đánh giá phải dựa trên thông tin định lƣợng đã đƣợc kiểm định. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên, phƣơng pháp đánh giá luôn đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, đồng thời đƣợc sử dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình phân tích. Thơng thƣờng, để đánh giá, ngƣời ta sử dụng các kỹ thuật sau :

- So sánh ; - Phân chia ;

- Đối chiếu, xếp hạng; - Đồ thị.

Sử dụng phƣơng pháp này, luận văn đã đƣa ra đƣợc những ý kiến của cá nhân tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của công ty cổ phần Kinh Đô.

CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)