Câu chuyện 30 nă m– BHD Đức Quốc

Một phần của tài liệu ky-yeu-30-87-17-gdptvn-duc (Trang 179 - 185)

Kịch Bản: Câu chuyện 30 năm – BHD Đức Quốc Diễn theo hình thức hoạt cảnh.

VẬT DỤNG CHUẨN BỊ: Cổng chùa, áo quần, cuốc, áo thầy tu, hoa, Karton, màu vẽ, nhạc, tiếng súng, tiếng chim hót, Kunststofffolien, bảng SOS, thùng tưới cây, gióng gánh, xe đạp, bông hoa, trái cây, áo quần cán bộ cs, thuyền, mái chèo.

CẢNH 1: Đoàn quán, các lam sinh đang học. Huynh trưởng giảng bài trước bảng đen. DIỄN VIÊN: Huynh trưởng, lam sinh

DIỄN CỤ: bàn ghế, bảng viết, dạy ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen.

LỜI THOẠI

Vào những thập niên 30 – 40 của thế kỷ XX, đất nước rơi vào ách bị nô lệ của thực dân. Lòng kiêu hãnh dân tộc, ý chí quật cường và tinh thần tự chủ đã thúc đẩy những sĩ phu và cư sĩ yêu nước chống lại "sự đồng hóa của nền văn hóa ngoại lai. "Đoàn Phật học Đức Dục" tiền thân của GĐPT đã được cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám sáng lập, nhằm áp dụng giáo lý Phật giáo vào việc giáo dục thế hệ thanh thiếu niên trở thành những người Phật tử chân chánh. Từ đó, đã bao thế hệ đàn anh, đàn chị đã cống hiến công sức và mạng sống của mình cho mục tiêu và lý tưởng cao đẹp ấy.

Cảnh 2 (Chiến tranh loạn lạc): Tiếng súng nổ và tiếng người quát tháo, dân chúng ăn mặc sang

trọng hoảng hốt chạy loạn. Các em hoảng sợ kêu khóc, người HTr. chạy đến ôm che chở cho các Lam sinh.

DIỄN VIÊN: Huynh trưởng, lam sinh, dân chúng.

LỜI THOẠI

Đất nước hơn 30 năm trải qua nhiều cuộc chinh chiến điêu linh, Tổ chức GĐPT vì vậy cũng đã phải gánh chịu những nỗi trôi theo thăng trầm của vận nước. Biến cố xâm lăng của miền Bắc và sự sụp đổ của chính quyền miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 bắt đầu một giai đoạn bi thương cho toàn dân tộc, trong đó có Tổ chức GĐPT.

Cảnh 3 (nước mất nhà tan): Phụ nữ nghèo khổ buôn gánh bán bưng, đàn ông vác cuốc đi lang thang lao động. Một cán bộ cộng sản chặn đường và tháo huy hiệu hoa sen trên áo của một lam sinh đang đi trên đường xuống và trao cho khăn quàng đỏ bắt đeo vào. Bác nông dân đến can thiệp liền bị xô té.

DIỄN VIÊN: Cán bộ cs, lam sinh, bà bán hàng rong, ông nông dân DIỄN CỤ: Hoa Sen, khăn quàng đỏ, áo quần cán bộ cs.

CÁN BỘ CS

Mầy đi đâu?

LAM SINH

Dạ con đi sinh hoạt GĐPT.

CÁN BỘ

Giải phóng rồi không có Phật tử, Phật sống gì hết. Dưới ánh sáng của đảng chỉ có thiếu nhi cháu ngoan bác Hồ thôi. Còn cái này là cái gì đây?

LAM SINH

Dạ là huy hiệu Hoa Sen.

CÁN BỘ CS

Không có hoa sen hoa súng gì hết. (giựt đứt Hoa Sen quăng xuống đất)

BÁC NÔNG DÂN

Anh làm gì vậy, sao anh lại giựt đứt huy hiệu hoa sen của em?

CÁN BỘ CS

Cái gì? Ông dám muốn chống lại nhà nước hả? Muốn làm phản động hả? Cháu ngoan bác Hồ chỉ đeo khăn quàng đỏ thôi. Đây, đeo cái này vô.

LỜI THOẠI

Dưới thể chế chính trị độc tài toàn trị của chính quyền CS sinh hoạt GĐPT hoàn toàn bị cấm đoán, tất cả thanh thiếu niên đều phải sinh hoạt trong đội và đoàn thanh niên cs. Số huynh trưởng kỳ cựu tuy nặng lòng với GĐPT nhưng cũng đành ngậm ngùi nhìn sự tan rã của Tổ chức mà không cách nào ngăn cản được.

CẢNH 4 (VƯỢT BIỂN): Nhạc nền „Đêm chôn dầu vượt biển”

Đêm tối, đoàn người lặng lẻ khuân vát đồ đạt, chuẩn bị cho chuyến vượt biên. Một người đàn ông cầm chèo thuyền quắc tay hối thúc. Một số người chạy đến và ngồi xuống ghe. Người phụ nữ ôm con vẫy tay tạm biệt chồng/cha. Người đàn ông hoảng hốt lục tìm vật gì đó, người vợ chạy mang trao cho chồng chiếc áo Lam. Người chồng mừng rỡ ôm chiếc áo Lam xong ôm vợ vào lòng. Thuyền ra khơi. Người đi kẻ ở lại vẫy tay khóc chào.

DIỄN VIÊN: huynh trưởng, đàn ông, phụ nữ, trẻ em

DIỄN CỤ: thuyền, mái chèo, thùng, bao tải, nylon để giả sóng nước, Áo Lam.

LỜI THOẠI

Cứ ngỡ mọi việc thế là đã an bày, số phận của GĐPT đã bị lịch sử chôn sâu vào quá khứ. Nhưng không, tinh thần Bi Trí Dũng vẫn luôn tồn tại và âm ỉ cháy trong mạch huyết của những người huynh trưởng theo từng nhịp đập của con tim. Quyết không để lý tưởng cao đẹp phải lụi tàn một cách nghiệt oan. Cùng với làn sóng vượt biển đi tìm Tự Do, người huynh trưởng GĐPT đã mang theo chiếc áo Lam trên đường tỵ nạn, mưu cầu sẽ có một ngày gầy dựng lại Tổ Chức GĐ PhậtTử nơi miền đất lạ.

180 | Kịch Bản: Câu chuyện 30 năm – BHD Đức Quốc

Cảnh sóng gió, thuyền lắc lư. Thấy có tàu mọi người mừng rỡ vẫy tay gọi, dơ bảng SOS lên kêu cứu. Nhưng thất vọng vì không được phát hiện. Ghe tiếp tục trôi, mọi người nằm la liệt bất động vì kiệt sức. Bất chợt một người nhìn thấy bến bờ, mừng rỡ kêu những người khác chỉ về một hướng. Cảnh vui sướng tìm đến miền Tự Do được đồng hương vui mừng chào đón.

CẢNH 5: Người HTr. mang chiếc áo lam ra ngắm nhìn một lúc xong ôm lại trong lòng, nhắm mắt

mơ màng. Xong đặt áo xuống. Chạy đi lấy cuốc xới đất gieo hạt sen. Mang nước tưới cây. Hình các Karton hoa sen được bậc lên phía sau. Vui sướng ngắm nhìn xong tới ôm chiếc áo vào nhắm mắt mơ màng. Các hoa sen biến mất. Những anh chị cầm sen di chuyển vào trong. Người HTr. chợt tỉnh giấc và thất vọng.

DIỄN VIÊN: huynh trưởng

DIỄN CỤ: Hoa sen vẽ lên trên Karton có đường kính 60 cm và có cáng cầm.

LỜI THOẠI

Nơi miền đất mới cuộc sống người tỵ nạn cũng dần đi vào ổn định. Anh huynh trưởng mang theo chiếc áo Lam trên đường đi tìm Tự Do năm nào vẫn luôn ấp ủ với ước mơ thành lập GĐPT nơi anh sinh sống. Anh mơ thấy mình gieo hạt, sen gặp đất lành, mưa hòa gió thuận phát triển sum xuê. Hôm nay nẩy mầm chỗ này, ngày mai lại thêm chỗ khác. Hương sen tỏa ngát. Người huynh trưởng đứng ngắm nhìn sen trắng mơn man lòng dạt dào niềm sung sướng.

Nhưng muốn trồng được sen thì phải có hạt giống. Cái này làm sao tìm được ở một xứ lạnh lẽo như nước Đức này. Anh buồn bã và đành tiếp tục ấp ủ ước mơ.

––––– MÀN ĐÓNG LẠI ––––– CẢNH 6: Dựng chùa, trồng sen.

DIỄN VIÊN: tu sĩ, Phật tử, huynh trưởng.

DIỄN CỤ: mái chùa, xe đạp, thùng tưới cây, trái cây, bông hoa cho Phật tử đi chùa. Hộp đựng hạt sen. Một Blumenbeet và một nhành sen. Kỷ thuật cố gắng làm thế nào để khi nói đến hình ảnh

cành sen mọc lên thì cành sen sẽ vươn lên vượt qua khỏi những cánh hoa khác.

LỜI THOẠI

Truyện kể, vào một ngày đẹp trời năm 1978 có một vị tăng sĩ trên đường tu tập, tình cờ ghé đến vùng đất Hannover. Thấy nơi đây không khí mát mẻ, trong lành, con người và đất nước lại hiền hòa nên Thầy quyết định chọn làm nơi đây để dừng chân hành đạo.

(Vị tu sĩ đẩy xe đạp tay trùm bao nilon. Đến nơi chống xe xuống, cởi “bao tay” đi tới đi lui nhìn cảnh thiên nhiên và tâm đắc về phong cảnh nơi này. Ngồi xuống nhổ cỏ cắt tỉa bông hoa. Xong đứng lên đẩy xe đi tiếp).

Tiếng lành đồn xa chẳng mấy chốc Phật Tử từ khắp mọi miền kéo về xin được vị Thầy cho quy y Tam Bảo. Nhờ thuận duyên nên chẳng lâu sau nơi này đã thành một vùng trù phú tâm linh. Qua sự vận động một ngôi chùa khang trang đã được dựng lên mang tên Viên Giác Tự.

(nhiều người lớn nhỏ đi lễ Phật, tay xách trái cây hoa quả, gặp sư trụ trì chấp tay vái chào).

Tuy đã tạo được cơ ngơi tâm linh cho bà con Phật tử, nhưng lòng của vị sư trụ trì vẫn còn canh cánh một nỗi niềm vì trong khu vườn của Thầy vẫn còn thiếu một loài hoa, đó là hoa sen GĐPT.

Nhân duyên đưa đẩy. Một ngày nọ, trong một dịp về chùa lễ Phật người huynh trưởng khoác lên mình chiếc áo Lam với cả huy hiệu hoa sen. Thấy vậy thầy trụ trì liền ôn tồn hỏi:

182 | Kịch Bản: Câu chuyện 30 năm – BHD Đức Quốc

TU SĨ

Mô Phật. Xưa nay trong số Phật tử đến chùa Thầy đây đa số mặc đồ thường hay áo tràng, nhưng áo Lam thì Thầy chưa thấy ai mặc bao giờ. Có phải anh là…?

HUYNH TRƯỞNG

Kính bạch Thầy. Con vốn xưa kia ở Việt Nam từng là huynh trưởng GĐPT. Theo truyền thống, vào những ngày lễ đoàn, chúng con mặc đồng phục về chùa làm công tác.

Vì nơi này chưa có GĐPT, một phần vì muốn tìm lại chút kỷ niệm xưa nên con mạo muội mặc chiếc áo Lam đến chùa. Nếu có gì không phải, kính xin Thầy chỉ giáo cho con.

TU SĨ

Không không, ngược lại nữa là đằng khác. Thầy trước lúc xuất gia cũng từng sinh hoạt trong GĐPT ngành Đồng. Lâu rồi không có dịp thấy chiếc áo Lam và hình ảnh người huynh trưởng, vì vậy hôm nay Thầy rất vui khi được nhìn thấy chiếc áo này.

HUYNH TRƯỞNG

Bạch Thầy, mơ ước của con là sau khi ổn định cuộc sống, có cơ hội sẽ thành lập GĐPT. Nhưng tiếc rằng duyên may vẫn chưa đến. Vì muốn thực hiện điều này phải có hạt sen giống để gieo trồng. Cái này ở đây con không tìm có được.

TU SĨ

Thật vậy sao ?. Vậy là thầy trò chúng ta có cùng một mơ ước giống nhau. Anh chờ Thầy ở đây một chút nhé. (Nói xong Thầy đi vào trong và quay trở ra với một chiếc hộp trên tay) Đây, đây là hạt sen mà Thầy đã mang theo, anh xem có đúng là hạt giống mà anh đang đi tìm hay không ? Sở dĩ lâu nay Thầy không dám mang ra trồng vì cần một người biết châm sóc vườn sen. Ở điểm này Thầy không thạo lắm.

HUYNH TRƯỞNG

(Vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ)

Bạch Thầy, kính Thầy hãy gieo trồng hạt sen kia và con xin được tình nguyện làm người châm sóc cho vườn sen ấy.

THẦY

Nếu được vậy thì còn gì bằng. Nào chúng ta hãy bắt tay vào công việc nhé.

(Anh huynh trưởng dùng cuốc vung xới đất, vị tăng sĩ cầm những hạt giống ươm mầm, anh huynh trưởng lấy nước trao cho vị tu sĩ tưới luống đất).

TU SĨ

Công việc trồng sen như vậy đã xong. Giờ Thầy trò chúng ta chỉ còn chờ cho sen nẫy mầm là sẽ có được một vườn sen xanh tốt.

HUYNH TRƯỞNG

Vâng, thỉnh thoảng con sẽ ghé qua trở lại tưới nước bón phân. Mong rằng vườn sen sẽ sớm khai hoa nỡ nhụy. Xin cáo biệt Thầy con về.

LỜI THOẠI

Đông tàn xuân đến, ngày lại qua ngày tiết trời bắt đầu ấm dịu. Lũ chim muôn đi lánh cái lạnh của mùa đông ở những vùng ấm áp giờ đã từ từ quay về chốn cũ. Dưới ánh nắng mùa xuân chúng ríu rít gọi bầy. Vạn vật vừa qua giấc ngủ đông giờ lần lượt vươn vai thức dậy. Những tàng cây trụi lá bắt đầu chớm nở những mầm xanh. Từ mặt đất khô cằn hoa cỏ lần lượt nhô lên tạo thành muôn ngàn sức sống.

(tiếng chim hót, phía sau tấm Karton mấy anh em làm công việc chìa cây cảnh và hoa cỏ lắc qua lắc lại).

Từ ngày gieo hạt thầy trụ trì vẫn thường xuyên ra vào thăm viếng khu vườn, quan sát xem trong số sinh vật mới lên có loài nào khác lạ hay không. Nhưng trước sau vẫn vậy chẳng thấy gì thay đổi. Mỗi lần như vậy thầy buồn bã quay vào chánh điện cùng lời kinh tiếng kệ.

(tăng sĩ thăm vườn tìm kiếm, niềm thất vọng hiện trên khuôn mặt và trở vào).

Cơn mưa mùa hè đưa những giọt nước mát ngấm sâu vào mạch đất. Một ngày kia bất giác, một chồi non lạ nhô lên từ mặt đất, cứ mỗi lúc mỗi cao hơn, một phân, hai phân rồi đến ba phân. Bây giờ vị tăng sĩ có thể nhận ra được sinh vật lạ này chính là chồi non của hạt sen người đã gieo mầm dạo trước. Thầy vui sướng trong lòng không sao kể xiết.

(tăng sĩ diễn niềm hân hoan hạnh phúc trên nét mặt)

Chẳng mấy chốc thân cây lên thẳng tắp và những lá sen non bắt đầu nhô ra từ thân cây xanh mượt. Một lá, hai lá, ba lá. Niềm hạnh phúc của người tăng sĩ tăng theo từng con số của lá sen.

(trong số hoa cỏ thấp ở mặt đất sẽ làm một cánh sen và lúc này sẽ kéo cho đứng lên).

Tháng ngày trôi qua, cánh sen bây giờ đã cao lớn phát triển khỏe mạnh. Không những vậy, cánh sen lại còn cho ra nhiều nụ hoa hồng thắm. Từ một cành sen đơn độc bây giờ đã hiện ra thêm nhiều chồi non khác. Một nhánh, hai nhánh rồi ba nhánh. Chẳng mấy chốc từ những chồi sen non đã hóa thành một vườn sen xanh mượt được Thầy trụ trì đặt cho tên Minh Hải, một vị tổ dòng Chúc Thánh.

184 | Kịch Bản: Câu chuyện 30 năm – BHD Đức Quốc

(tiếng chim hót, phía sau tấm Karton mấy anh em làm công việc chìa cây cảnh và hoa cỏ lắc qua lắc lại)

Nhờ bàn tay khéo léo chăm sóc nên chẳng lâu sau vị tu sĩ đã gầy dựng thêm được nhiều vườn sen xinh tươi khác, đặt cho tên Tâm Minh, Chánh Niệm, Pháp Quang, Chánh Dũng, Chánh Giác và Chánh Tín.

(vẽ 7 cánh sen lớn trên Karton, khi đọc tên đơn vị của mỗi GĐ thì sẽ bung ra một cánh sen có tên của GĐ đó).

Hằng năm, Chùa Viên Giác tổ chức nhiều buổi lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan, Tết Nguyên Đán. Vào những dịp này Phật tử khắp nơi về chùa chiêm bái Phật không khỏi trầm trồ ngợi khen những vườn sen xanh tươi mà Thầy trụ trì đã dầy công vun đắp. Mỗi cành sen ấy giờ đây là từng mỗi chiếc áo Lam, là đoàn thể Thanh Thiếu Niên và Đồng Ấu Phật Tử đến từ mọi miền nước Đức, sống theo tinh thần Bi Trí Dũng.

(Tiếng còi tập họp trổi lên, các đoàn sinh tập họp báo cáo, vui ca. Cảnh đoàn sinh làm công tác như

khiêng bàn ghế, lượm rác v.v.)

Vào những kỳ lễ lớn tại Chùa, hầu hết các công tác từ vệ sinh, trang trí, trật tự cho đến văn nghệ, không nơi nào thiếu vắng hình ảnh chiếc áo Lam. Đây cũng là dịp để những đóa sen từ khắp các mọi miền có dịp gặp gỡ hàn huyên sinh hoạt với nhau dưới mái tổ đình.

Mong rằng những cành sen già cỗi rồi sẽ sinh thêm nhiều hơn nữa những chồi non, để cho vườn sen ngày càng thêm tươi tốt, tỏa ngát hương thơm rộng khắp bốn phương trời. Được vậy người huynh trưởng mang theo chiếc áo Lam trên đường tìm Tự Do năm nào chắc hẵn sẽ vô cùng hạnh phúc. Đặc biệt Thầy Phương Trượng, người đã có công mang hạt sen giống trồng trên xứ tuyết này sẽ tràn ngập niềm vui vì các huynh trưởng GĐPT đã hoàn thành trọng trách được người giao phó, đó là đào tạo tầng lớp Thanh Thiếu Niên trở thành những người Phật Tử chân chính góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.

Một phần của tài liệu ky-yeu-30-87-17-gdptvn-duc (Trang 179 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)