HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Phương hướng phát triển trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình công ty mẹ công ty con ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 123)

3.1 Phương hướng phát triển trong giai đoạn tới

3.1.1 Phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Trong đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Doanh nghiệp nhà nước, đã đưa ra mô hình công ty mẹ – công ty con để các Bộ, nghành, doanh nghiệp tham khảo. Đây là mô hình tổ chức sản xuất được liên kết bởi nhiều pháp nhân doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau, nhằm tạo ra thế mạnh chung trong việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao với hiệu quả cao nhất. Các doanh nghiệp tham gia liên kết theo nhiều mức độ: chặt chẽ, nửa chặt chẽ, thông qua sự chi phối tài sản, phân công và hợp tác. Trong đó, một doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm như công ty mẹ có tác dụng chi phối dến sự hoạt động của các công ty con thông qua sự chi phối tài sản.

Để thiết lập được mô hình này, trước hết phải xây dựng được công ty mẹ đủ mạnh, sau đó thông qua công thức đầu tư, góp cổ phần, khống chế cổ phần để hình thành các công ty con và từ đó xây dựng mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.

Công ty mẹ – công ty con là sản phẩm của sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia và tăng khả năng cạnh tranh cho bản thân các doanh nghiệp. Đối với Việt Nam, việc thành lập và phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con mà tiến tới là Tập đoàn kinh tế là một trong những giải pháp chiến lược trên con đường CNH – HĐH đất nước. Vì vậy, việc thành lập, quản lý và tổ chức các Tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải gắn liền yêu cầu, nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, và đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đang đòi hỏi sự nỗ lực và năng động rất lớn của các DNNN. Làm tốt việc xây dựng các Tập đoàn kinh tế mạnh theo mô hình công ty mẹ – công ty con chính là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu này.

3.1.2 Chọn đúng ngành, lĩnh vực trọng điểm và có đủ điều kiện thành lập

Chọn đúng ngành, lĩnh vực trọng điểm và có đủ điều kiện thành lập, tránh thành lập tràn lan mà hoạt động không tốt làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Trong khi khung pháp luật chính thức về mô hình công ty mẹ – công ty con chưa được ban hành, cần thiết phải cảnh báo và chấn chỉnh tư tưởng chuyển đổi ồ ạt các DNNN độc lập, các Tổng công ty không đủ điều kiện tồn tại theo quyết định 58/TTg sang mô hình này. Nếu không quản lý

chặt chẽ ngay từ đầu, tình trạng chuyển đổi mang tính dây chuyền sẽ diễn ra như với việc chuyển đổi đồng loạt các DNNN, Liên hiệp các xí nghiệp sang Tổng công ty 90 và 91 trước đây.

Ngành được lựa chọn để thành lập TĐKT theo mô hình công ty mẹ –

công ty con phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Sản xuất - kinh doanh của các đối tượng liên quan phải đạt được trình độ tích tụ và tập trung đến mức độ nhất định và để phát triển kinh doanh đòi hỏi phải có trình độ tích tụ, tập trung cao hơn. Không nhất thiết phải đưa tất cả các đối tượng liên quan vào TĐKT nếu như tính độc lập cao của nó vẫn bảo đảm hiệu quả. Vì những Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ vẫn còn tồn tại và bổ sung hỗ trợ lẫn nhau chứ không triệt tiêu nhau.

- Số DNTV và vốn của TĐKT không nhất thiết là 7 DN và 100 tỷ đồng như đã quy định. Quy mô tối thiểu có hiệu quả là bao nhiêu, điều đó còn tuỳ thuộc vào trình độ quản lý và phương tiện kỹ thuật. Quy mô này ở các nước khác nhau, các ngành khác nhau, trong từng giai đoạn khác nhau đều khác nhau. Đây là vấn đề thuộc quy mô - một phạm trù luôn vận động về mặt không gian và thời gian.

- Các DNTV của TĐKT phải có mối quan hệ với nhau. Chính mối quan hệ này sẽ tạo mối liên kết giữa các đối tượng ấy trong một thể thống nhất.

Thực tiễn cho thấy, mối quan hệ quan trọng, quyết định việc thành lập một chủ thể mới – TĐKT từ các chủ thể riêng rẽ phải là quan hệ về lợi ích, sự gắn bó tương hỗ về lợi ích kinh tế. Cũng chính loại quan hệ này, chi phối tính bền vững và tính hiệu quả của chủ thể mới. Trong điều kiện cơ chế thị trường, nhiều trường hợp các chủ thể kinh tế có quan hệ lỏng lẻo về sản xuất, nhưng lại có quan hệ về lợi ích kinh tế. Chẳng hạn, hai chủ thể kinh doanh ở hai lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng phối hợp đầu tư khai thác một cơ hội kinh doanh

nào đó. Mối quan hệ này, trong nhiều trường hợp, lại chặt chẽ hơn mối quan hệ về sản xuất.

Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, việc thành lập Tập đoàn kinh tế phải nhằm vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, có nhu cầu và khả năng phát triển mạnh. Những ngành có điều kiện thành lập TĐKT như: Điện, Than, Thép, Dầu khí, Xi măng, Hàng không, Bưu chính viễn thông, Cao su, Cà phê, Dệt – May…

3.1.3 Đa dạng hoá về sở hữu và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khi thành lập phát triển mô hình Công ty mẹ - công ty con

Về nguyên tắc, công ty mẹ, công ty con quan hệ với nhau bằng thể chế tài chính. Đó là một thể chế thông qua việc góp vốn của công ty mẹ đối với các công ty con, thực hiện khả năng đa dạng hoá sở hữu vốn nhà nước của công ty. Trong đó, những công ty chiếm 100% vốn hoặc tỷ trọng lớn vốn Nhà nước sẽ giữ vai trò chi phối hoạt động kinh doanh của toàn Tổng công ty. Đây cũng là một phương thức đổi mới tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh với đa sở hữu vốn theo nguyên tắc quản lý tập trung dân chủ, bình đẳng, tôn trọng lợi ích toàn công ty và mỗi đơn vị thành viên; giảm bớt sự liên kết theo kiểu mệnh lệnh hành chính; thực hiện tổ chức bộ máy gọn nhẹ, gắn kết với nhau bằng cơ chế vốn linh hoạt.

Sự phát triển liên kết kinh tế theo hướng liên kết dọc, liên kết ngang và kết hợp hỗn hợp dọc ngang, sự biến đổi nhanh nhạy của thị trường dưới tác động của khoa học công nghệ và giao lưu quốc tế, yêu cầu chống rủi ro, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tất yếu dẫn tới việc phải đa dạng hoá về sở hữu và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Mở rộng và thu hút các thành phần kinh tế tham gia liên kết Tập đoàn với mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề và lĩnh vực hoạt động bên cạnh ngành

kinh doanh chính. Không nên thành lập Tập đoàn chỉ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại sản phẩm, cùng ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng… như một số Tổng công ty hiện nay, bởi sẽ gây nên những xung đột lợi ích trong nội bộ. Khi thành lập, phát triển mô hình Công ty mẹ - công ty con theo hướng đa dạng hoá về sở hữu và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng cần phải có những ngành, lĩnh vực có vai trò chủ đạo cho mỗi mô hình. Như vậy, thế mạnh của một số Tổng công ty hiện nay là lực lượng doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần nội địa (94% sản lượng điện, 97% sản lượng than, 59% sản lượng xi măng, chi phối thị trường dầu thô, viễn thông… ), một số đã có chuyên môn hoá và hợp tác cao, liên kết chặt chẽ (bưu chính, điện lực, dầu khí… ) sẽ là những cơ sở ban đầu của Tập đoàn kinh tế.

Những hoàn cảnh, điều kiện của sự ra đời, phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con ở nước ta khác so với nhiều nước. Sự khác nhau đó là: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN; các DN tư nhân của nước ta còn nhỏ bé; DNNN chiếm tỷ trọng lớn và áp đảo, tiền thân của các TĐKT sẽ hình thành trong tương lai là những Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Việc ra đời của các TCT đó là kết quả của quá trình tổ chức lại DNNN nhăm tăng cường tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh ở trong nước và nước ngoài, thúc đẩy quá trình CHN-HĐH. Trong bối cảnh đó, DNNN phải có khả năng giữ vai trò chủ đạo trong Tập đoàn kinh tế đa sở hữu và mỗi TĐKT phải có ngành, lĩnh vực kinh doanh chiếm vị trí chủ đạo.

3.2 Một số giải pháp phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con

Một yếu tố vô cùng quan trọng trong đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa công ty mẹ và công ty con là phải tạo ra được một môi trường kinh doanh thực sự lành mạnh, được bảo vệ bằng luật pháp.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn công ty mẹ tại công ty con theo Luật quy định đối với mỗi loại hình công ty khác nhau. Tuy nhiên, đối với Tổng công ty chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ Nhà nước có Hội đồng Quản trị thì quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập, hạn chế quyền của công ty mẹ với tư cách là chủ đầu tư ở công ty con. Do đó, các quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cần được xem xét, quy định lại và phân cấp cho công ty mẹ phù hợp với quan hệ của công ty mẹ với công ty con. Như vậy, Nhà nước ban hành luật mới cho loại hình doanh nghiệp này.

Công ty mẹ là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Nó không thuần tuý là một DNNN để được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp nhà nước hiện hành. Nội dung Luật phải bao gồm toàn bộ các định chế về hình thức tổ chức và phương thức hoạt động, quản lý của loại hình công ty mẹ đối với các công ty con. Bởi vì đặc thù của nó là:

+ Công ty mẹ hoạt động tài chính là chủ yếu. Về mặt này, chúng có họ gần với các công ty tài chính, các ngân hàng đầu tư.

+ Công ty mẹ phải thực hiện nhiệm vụ chính trị khi can thiệp vào các công ty con chứ không thuần tuý theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Có nghĩa là, một công ty tài chính hay một ngân hàng đầu tư, khi bỏ tiền ra mua cổ phần tại một công ty nào, họ quan tâm chủ yếu đến cổ tức. Mọi sáng kiến chỉ nhằm vào việc làm sao cho lợi nhuận công ty tăng lên, lợi nhuận của mình tăng lên. Nhưng công ty mẹ khi đóng vai trò một cổ đông trong các công ty con còn có

chức năng nhiệm vụ làm cho hoạt động của công ty con diễn ra theo định hướng của nhà nước. Đó chính là vai trò chủ đạo của công ty mẹ với tư cách một công ty nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp lý :

Để xây dựng được môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, thuận lợi và bình đẳng, trước hết phải tạo được khuôn khổ pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường. Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống Luật kinh tế như các Luật thương mại, Luật về chuyển đổi sở hữ DNNN, Luật kiểm soát độc quyền,…

Về phương diện pháp lý, cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện các đạo luật có liên quan đến mô hình công ty mẹ – công ty con với tư cách là một Tập đoàn kinh tế. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với hệ thống pháp luật của nước ta, nên còn thiếu những quy phạm pháp luật cần thiết. Cần đưa vào các bộ luật những quy phạm điều chỉnh quan hệ pháp lý của các Tập đoàn kinh doanh và các chủ thể trong Tập đoàn kinh doanh. Trong hệ thống những quy phạm pháp luật có liên quan cần xác định rõ mối quan hệ và địa vị pháp lý của 3 loại chủ thể: Tập đoàn kinh doanh, công ty mẹ và các công ty con.

Những quy định liên quan đến cấu trúc công ty mẹ – công ty con cần bao hàm những vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt là chế độ tài chính, báo cáo tài chính, kế toán và kiểm toán, thuế, chứng khoán, đầu tư, giao dịch thương

mại trong và ngoài tập đoàn. Ví dụ, ở Australia, Luật công ty (Corporations

Law) có những quy định rất chi tiết về tính pháp lý của công ty mẹ và Tập đoàn kinh doanh, mối quan hệ giữa 3 nhóm chủ thể (công ty mẹ, công ty con và Tập đoàn kinh doanh). Ngoài ra, những quy định chi tiết về kế toán và tài chính được quy định riêng trong hệ thống Tiêu chuẩn kế toán và tài chính

(AASB)- điển hình là AASB-1024. Các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến chứng khoán cũng được quy định riêng bởi uỷ ban chứng khoán và đầu tư (AASIC).

Cần lưu ý rằng, khi tiến hành tái cơ cấu các Tổng công ty để chuyển sang cấu trúc công ty mẹ – công ty con thì có sự thay đổi quan trọng về các quan hệ pháp lý. Hiện nay, ở Việt Nam, Tổng công ty nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, mặc dù Tập đoàn kinh doanh là một thực thể kinh tế (Luật công ty của Australia).Với tư cách là một tổng thể Tập đoàn kinh doanh là một tổ chức liên kết chặt chẽ của các đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, nhưng bản thân Tập đoàn kinh doanh thì không có tư cách pháp nhân, không có tư cách ký kết các hợp đồng kinh tế. Những quy định đó là hợp lý và cần thiết để loại trừ sự lẫn lộn tư cách giao dịch giữa các pháp nhân thành viên và tổ chức bao trùm của chúng – tức là Tập đoàn kinh doanh, tránh sự trùng lắp và không rõ ràng trong các giao dịch kinh tế và trách nhiệm pháp lý. Công ty mẹ và các công ty con là những thực thể kinh tế có tính độc lập và có tư cách pháp nhân, mặc dù công ty mẹ duy trì sự kiểm soát đối với các công ty con, qua đó duy trì sự kiểm soát cả Tập đoàn. So sánh với các cấu trúc và khung pháp lý áp dụng cho các TCT 91 và TCT 90 ở nước ta hiện nay, có thể thấy khi chuyển đổi sẽ có nhiều điểm bất cập cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Sự chưa thống nhất về hành lang pháp lý như đã phân tích đặt ra yêu cầu có sự xem xét và điều chỉnh. Khi đã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, TĐKT bao gồm công ty mẹ (là DNNN) và các công ty con với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau (công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, DNNN) cần được điều chỉnh bởi một luật duy nhất. Không để tồn tại lâu hơn tình trạng

chồng chéo trong áp dụng luật điều chỉnh giữa công ty mẹ (do Luật DNNN điều chỉnh) với các công ty con (vừa do luật DNNN điều chỉnh),.

Hiện nay, Nghị định về mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều điều có tác động tích cực đến mối liên kết trong công ty mẹ – công ty con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình công ty mẹ công ty con ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)