Bảng 3 .3 Mức lương được hưởng
Bảng 3.7 Thời gian làm việc của công nhân
Tổng số 964 LĐ Nông lâm thủy sản Xây dựng GTVT Dệt may, Giày da Thương mại, Dịch vụ Sản xuất công nghiệp Không ý kiến 22% 19,2% 14,5% 25,7% 22% 20,8% Dƣới 8 giờ 1,3% 3,8% 1,6% 2,3% 0,7% 8 giờ 52,1% 59,6% 79% 40,7% 58,5% 53,5% Từ 8 – 10 giờ 18% 15,4% 4,8% 25% 11% 17,4% Trên 10 giờ 6,5% 1,9% 6,3% 8,5% 7,6%
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp- Cục thống kê Hà Nội năm 2012.
Theo khảo sát thì số lao động có thâm niên làm việc tại các doanh nghiệp từ 1năm-5 năm chiếm 60%; từ trên 5 năm chỉ là 16%. Đáng lưu ý là, có tới 13% lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới vào làm việc dưới 1 năm. Hầu hết các doanh nghiệp này thường xuyên có sự biến động về lao động (Bảng 3.8).
Bảng 3.8. Thời gian làm việc của ngƣời lao động
TT Thời gian làm việc Tỷ lệ %
1 Dưới 1 năm 13
2 Trên 1 năm 11
4 Trên 5 năm 16
Nguồn: Theo khảo sát của tác giả
Tỷ lệ lao động trung bình trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nam chiếm 42%, nữ 58%. Lao động ngành dệt may và giày da có tỷ lệ nữ chiếm khá cao chiếm 76,3% cao gấp 3 lần lao động nam giới. Hàng tháng trung bình có từ 5-10% lao động được tuyển dụng mới bổ sung cho lao động nghỉ việc, điều này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Khoảng 74% lao động có việc làm ổn định, 22% không có việc và 4% thiếu việc làm, tỷ lệ có đào tạo được làm đúng nghề không cao, chỉ chiếm 50%, trên 10% làm việc trái với chuyên môn đào tạo (Bảng 3.9), (Phục lục 4).
Bảng 3.9. Tình hình việc làm của ngƣời lao động
TT Tình hình việc làm Tỷ lệ %
1 Có việc làm ổn định 74 2 Đang thiếu việc làm 4
3 Không có việc làm 22
Nguồn: Theo khảo sát của tác giả
Về độ tuổi, tỷ lệ từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm trên 70%, trên 50 tuổi chỉ chiếm 1- 4%. Đây là lĩnh vực nhiều lao động trẻ tuổi, khoảng 50% lao động chưa có gia đình. Trình độ học vấn, trình độ đào tạo của lao động trong loại doanh nghiệp này nhìn chung không cao hơn so với mặt bằng chung, chỉ cao hơn doanh nghiệp tư nhân: 63,4% tốt nghiệp trung học phổ thong. Số công nhân lao động có trình độ cao đẳng, đại học khoảng 10%, trên 30% chưa qua đào tạo nghề. [39]
Trong đó, thu nhập của lao động nữ còn quá thấp không đủ điều kiện để trang trải chi phí cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày và có tới 88,8% lao động nữ phải làm thêm để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. đề tài nghiên
cứu: thực trạng mức sống của lao động nữ nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay.
Vấn đề nhà ở, phần lớn lao động trong khu công nghiệp phải đi thuê nhà để ở. Chỉ có khoảng 33% có nhà riêng (lao động tại chỗ và cán bộ quản lý) và chỉ có trên 6% lao động được ở nhà do doanh nghiệp xây dựng[36].
Người lao động phải sống trong những khu nhà trọ chật hẹp và thiếu thốn với diện tích khoảng 8-10 m2, nhiều phòng qua mấy năm sử dụng đã bị hư hại như nền nhà võng, lún, đầy mùi ẩm mốc. Các phòng có diện tích như thế đều được sắp xếp làm đủ các chức năng: bếp, ăn uống, ngủ, nghỉ. Và đặc biệt đời sống văn hóa tinh thần của nhũng công nhân này hầu như không có. Theo khảo sát tại KCN Nam Thăng Long thì hầu như không có một phòng trọ nào trang bị tivi, máy tính có kết nối mạng internet hay một vài quyển sách, tờ báo… Từ năm 2008, Thành phố đã chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp và chế xuất. Đến năm 2013, đã có 5/8 khu công nghiệp có dự án xây dựng nhà ở cho người lao động với diện tích 75 ha, thiết kế 65.000 chỗ ở do Thành phố và doanh nghiệp đầu tư (trong đó Thành phố đầu tư 35.800 chỗ trên diện tích 68,8 ha, hiện đã đạt 11.620 chỗ). [39]
Ngoài chính sách của Thành phố, để giải quyết vấn đề nhà ở, một số doanh nghiệp cũng đã tự đầu tư xây nhà ở cho công nhân lao động, một số hỗ trợ tiền nhà hàng tháng... Tuy nhiên, so với tổng số lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất và các cụm công nghiệp của các quận, huyện thì những nỗ lực của Thành phố và một số doanh nghiệp cũng mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ về nhu cầu chỗ ở của người lao
Về đời sống tinh thần: Công nhân chính là lực lương trực tiếp sản xuất, tạo ra của cải, vật chất nhưng cũng chính là lực lượng đang chịu nhiều thiệt thòi trong việc hưởng thu đời sống văn hóa tinh thần. Đời sống văn hóa tinh
thần của người lao động vẫn chưa được đảm bảo, một số doanh nghiệp đã có sân thể thao và phòng đọc sách nhưng chủ yếu phục vụ cho người sử dụng lao động mà công nhân khó được tiếp cận.
Trong khi đó người lao động làm việc thường xuyên phải tăng ca, nên không có thời gian để thư giãn, giải trí qua các phương tiện nghe, nhìn, đọc sách báo… Với mức thu nhập hiện nay rất thấp, trong khi đó lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, tiền lương hàng tháng chỉ dành cho chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm chiếm gần hết tổng thu nhập, còn số ít lại dành cho chi trả tiền thuê nhà ở, đi lại, may mặc, phương tiện sinh hoạt cá nhân, nên đời sống người lao động vô cùng khó khăn, vì vậy đa phần người lao động thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ về văn hoá tinh thần như vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu. Nhiều người lao động sau ca làm việc về nghỉ hay chơi tại phòng. Theo số liệu điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2007, thì có 41,6% công nhân thỉnh thoảng xem truyền hình, 40,3% công nhân thỉnh thoảng đọc báo, 29,6% công nhân thỉnh thoảng nghe đài, và rất ít công nhân đến khu giải trí.
Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng vấn đề sản xuất, ít quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt và giải trí cho người lao động . Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của công nhân lao động chưa có gì nhiều, điều kiện bố trí thời gian để công nhân tham gia tham gia vui chơi, giải trí còn rất hạn chế, chỉ có một số ít doanh nghiệp tổ chức Hội thao nội bộ, tổ chức các trò chơi, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, ngày lễ, cuối năm… nhưng rất hạn hữu. Các chủ doanh nghiệp chưa dành thời gian để tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp như phổ biến, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giáo dục truyền thống, tổ chức giao lưu văn hoá, nâng cao trí lực, thể lực chưa được chú trọng, chỉ có một số doanh nghiệp có tổ chức cho
công nhân đi thăm quan du lịch, nhưng chỉ dành cho cán bộ gián tiếp sản xuất và một số rất ít công nhân lao động.
Về chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao động: các cấp, các ngành, Liên đoàn lao động Thành phố đã phối hợp triển khai Đề án xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân. Đến nay đã có 11 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân được đầu tư xây dựng ở một số khu công nghiệp và quận, huyện, nơi tập trung đông công nhân, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số nhà văn hóa công nhân nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa tinh thần của người lao động. Định kỳ tổ chức liên hoan văn nghệ, thể thao cấp thành phố, quận, huyện của công nhân lao động. Tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ “hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát” phục vụ hàng chục ngàn lượt công nhân lao động. Từ năm 2010, Thành phố cũng triển khai Đề án đưa báo tới công nhân các khu công nghiệp và chế xuất (báo lao động, báo phụ nữ), đến nay đã có khoảng trên 40.000 người được thụ hưởng chương trình này, góp phần tích cực cho việc tuyên truyền xây dựng quan hệ lao động trong các khu công nghiệp.
3.3.3. Các yếu tố khác
3.3.3.1. Phúc lợi xã hội.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
Hiện nay, BHXH thành phố thực hiện quản lý 3.358 đơn vị tham gia BHXH, BHYT với tổng số 658.163 người. Tính đến hết tháng 5/2014, số thu BHXH, BHYT toàn thành phố là 762,4 tỷ đồng, đạt 38,6% so với kế hoạch được giao, tăng 144,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Để đạt được những kết quả trên là BHXH thành phố sử dụng nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, kịp thời nhằm thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT như: phối hợp tốt với các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố, bám sát đơn vị để từng bước tháo gỡ khó khăn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động
thu nộp BHXH, BHYT kịp thời, đầy đủ; tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH, BHYT với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng...
Mặc dù lao động tham gia BHXH, BHYT có tăng nhưng xét trên tổng thể còn rất thấp, chưa tương xứng với lực lượng lao động tham gia vào các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 9/2014, số tiền nợ đọng BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố khoảng 1.504,7 tỷ đồng, tăng 204,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013, đã ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng nghìn người lao động, trong khi các chế tài xử lý doanh nghiệp trốn đóng, chiếm đoạt, nợ đọng BHXH của người lao động chưa đủ sức răn đe. Theo nguyên tắc có đóng có hưởng nên khi các doanh nghiệp nợ bảo hiểm đồng nghĩa người lao động trong các doanh nghiệp sẽ thiệt thòi nhiều về quyền lợi chi trả BHXH nhất là khi ốm đau, hưởng chế độ thai sản, cấp thẻ BHYT. Một số doanh nghiệp thường xuyên ký hợp đồng lao động ngắn hạn để tránh né đóng BHXH cho người lao động, hay chỉ đóng BHXH cho một số lao động là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chủ chốt của doanh nghiệp nhằm đối phó với cơ quan quản lý. Ngoài ra mức lương đóng BHXH mà chủ doanh nghiệp đóng cho người lao động ở mức rất thấp, thường đóng theo mức lương cơ bản nên rất thấp, trong khi thực tế thu nhập cao hơn nhiều.
3.3.3.2. Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất, nhất là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm được cải thiện. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn diễn biến phức tạp. Năm 2014 trên địa bàn Thành phố xảy ra 22 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 23 người chết. Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, chủ yếu vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nợ lương, vi phạm những quy định về giao kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể,
không thực hiện nghiêm các chính sách về BHXH, BHYT, BHLĐ, bảo hiểm tự nguyện...[23]. Điều kiện làm việc cụ thể của mỗi nhà xưởng được thể hiện ở nhiều tiêu chí như thoáng mát hay nóng bức, chật chội hay rộng rãi, đủ ánh sáng hay tối tăm… Trong số những công nhân tham gia khảo sát, ngoài 2,7% không có ý kiến, có 82,54% cho rằng nhà xưởng nơi họ làm việc có đầy đủ ánh sáng, 76,69% cho rằng rộng rãi, và thoáng mát là 69,4%. Bên cạnh đó, công nhân cho biết nhà xưởng nơi họ làm việc nóng bức (6,03%), lạnh (4,74%) và chật chội (4,1%)… Ngoài ra, có một tỷ lệ tuy không lớn (xấp xỉ trên dưới 3%) ý kiến của người lao động cho biết các nhà xưởng nơi họ làm việc còn không thông thoáng, trơn, gồ ghề, rung, tối… [36].
Về độ bụi: trong số những người được hỏi, ngoài 14,3% không trả lời, 10,7% cho rằng môi trường làm việc của họ không có bụi, và tỉ lệ có bụi là 75%. Tuy nhiên, có sự đánh giá khác nhau về nồng độ bụi của người lao động. Trong đó, tới 25,98% công nhân cho rằng môi trường làm việc của họ có: rất nhiều và nhiều bụi; nồng độ bụi bình thường với tỉ lệ 32,84% (có nghĩa họ cảm thấy nồng độ bụi tại nơi làm việc không có gì khác biệt với nồng độ bụi mà hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống họ cảm nhận thấy) và 22,25% cho biết có ít và rất ít bụi [36].
Về khí độc: trong số những người được hỏi, ngoài 36,45% người lao động không trả lời, có 20,78% người lao động cho biết môi trường làm việc của họ không có khí độc, 13,26% có rất nhiều và nhiều khí độc, 29,87% cho rằng có ít và rất ít khí độc và 24,17% người được hỏi cho biết họ làm việc trong môi trường không khí bình thường [36].
Về độ ồn: trong số những người được hỏi, ngoài 21,64% người không trả lời, số người cho rằng môi trường làm việc của họ không ồn là 6,16% , có độ ồn cao và rất cao là 21,58%, cho rằng bình thường là 36,7% và 33,86% cho rằng độ ồn ở nơi họ làm việc là ít và rất ít [36].
Về thiết bị lao động: Thiết bị lao động không chỉ là yếu tố cần phải có để người lao động thực hiện hoạt động sản xuất mà còn là biểu hiện một cách cơ bản nhất, bản chất nhất của môi trường, điều kiện làm việc- yếu tố mang tính vật chất có tính quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. ý kiến đánh giá của người lao động trong các doanh nghiệp thuộc diện khảo sát về thiết bị lao động theo các tiêu chí sau:
Các loại thiết bị phục vụ sản xuất và đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động: Ngoài những thiết bị cần thiết của quá trình sản xuất, các cơ sở trang bị thêm đèn chiếu sáng, quạt thông gió, thiết bị che chắn, quạt thoáng khi, một mặt để phục vụ sản xuất, mặt khác để phục vụ cho chính bản thân sức khoẻ và sự an toàn của người lao động. Trong số những người được hỏi, ngoài 7,06% người không trả lời, có 90,04% người lao động cho rằng nơi họ làm việc: có đèn thắp sáng, 72,72% có quạt thông gió, 54,03% có thiết bị che chắn máy móc để đảm bảo an toàn lao động và 49,83% có quạt bàn thoáng khí. [36]
Loại máy móc thiết bị, công cụ sản xuất: Trong các cơ sở sản xuất, do đặc thù sản xuất cùng với điều kiện đầu tư của nhà doanh nghiệp mà mức độ hiện đại của máy móc, công cụ sản xuất khác nhau. 22,43% số người được hỏi cho biết họ dang làm việc với máy móc tự động hoá; 49,33% làm việc với máy móc đã được nửa cơ giới, 40,83% làm việc với công cụ sản xuất thô sơ. Đặc biệt, có 2,35% người được hỏi cho rằng họ vẫn lao động với công cụ thô sơ lạc hậu.
Việc đảm bảo an toàn vệ sinh của máy móc, thiết bị sản xuất: Phần lớn số công nhân cho biết (80,74%) cho biết các máy móc, công cụ, thiết bị lao động của họ được đảm bảo an toàn vệ sinh, chỉ có 8,93% cho rằng không đảm bảo. Lý do các máy móc , công cụ, thiết bị lao động không đảm bảo có nhiều, từ việc không có che chắn hoặc có che chắn nhưng không đảm bảo an toàn; máy móc cũ, hỏng, rò rỉ; máy móc có công nghệ lạc hậu; máy móc không có
bảng hướng dẫn…; 42,35% công nhân cho rằng họ đang lao động với những máy móc, công cụ sản xuất không có che chắn để đảm bảo vệ sinh, an toàn