Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu 59 Báo cáo thực tập tại Công ty KPMG Việt Nam  (Trang 30 - 34)

Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ kiểm toán năm và trình cho chủ nhiệm kiểm toán soát xét, chủ nhiệm kiểm toán sẽ soát xét và yêu cầu trưởng nhóm kiểm toán hoàn thiện các tài liệu, các phần công việc chưa rõ ràng. Sau đó hồ sơ kiểm toán được chủ phần hùn xem xét. Cuối cùng, căn cứ vào các yêu cầu của chủ phần hùn về cuộc kiểm toán các Kiểm toán viên tổng hợp các kết quả, hoàn thiện và lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý gửi cho khách hàng. Báo cáo kiểm toán được lập tuân theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận. Công việc sau khi kết thúc luôn góp phần làm cho tình hình tài chính của khách hàng trở nên lành mạnh hơn, việc ghi chép sổ sách rõ ràng, khoa học hơn.

Thông thường công việc kiểm toán kết thúc khi Báo cáo kiểm toán được phát hành. Tuy nhiên, khi có một số vấn đề phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh hay sửa đổi lại Báo cáo tài chính của khách hàng thì Kiểm toán viên vẫn có trách nhiệm xem xét lại, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán sau.

Tóm lại, các bước quy trình và các giai đoạn tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của KPMG thể hiện tính khoa học cao, tính tuân thủ và sự cập nhật các phương pháp hiện đại của KPMG trên toàn cầu.

3.2.2. Điểm hạn chế

Qua nghiên cứu, tìm hiểu từ lý luận đến thực tiếp tham gia vào quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do KPMG thực hiện, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công việc kiểm toán các khoản mục này:

Theo lý thuyết, thì mức độ trọng yếu phải được kiểm toán viên đánh giá cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tại KPMG, việc xác định mức độ trọng yếu được thực hiện dựa trên cơ sở là thu nhập trước thuế hoặc tổng tài sản tuỳ theo nhận định của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thông qua quá trình tìm hiểu ban đầu hay qua kinh nghiệm của các lần kiểm toán trước. Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho Bảng cân đối kế toán được xác định có thể là 5% hay 3% tổng lợi nhuận trước thuế, hoặc 0,5% đối với tổng tài sản. Còn ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu cho Báo cáo kết quả kinh doanh là 10% mức trên. Ước lượng ban đầu này làm cơ sở để kiểm toán viên xác định các số dư cần phải được quan tâm kiểm tra. Các khoản có số dư nhỏ hơn sẽ được tập hợp trong phần các nhóm nghiệp vụ không trọng yếu để kiểm tra riêng. Sau đó, kiểm toán viên tính toán mức trọng yếu cho các sai phạm trên các khoản mục của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là khoảng 70% đến 80% ước lượng ban đầu. Và tuỳ theo nhận định của kiểm toán viên mà có những điều chỉnh về mức độ trọng yếu này. Mức trọng yếu này là cơ sở để kiểm toán viên xác định các bút toán điều chỉnh cần thiết.

Tuy nhiên, mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính lại không được phân bổ cho các khoản mục dựa trên tính chất của các khoản mục mà được phân bổ đều. Điều này thường dẫn đến việc bỏ qua các khoản mục nhỏ. Đối với các khoản mục chứa đựng rủi ro cao cần thiết phải thực hiện kiểm toán chi tiết cho dù số tiền của các khoản mục này theo đánh giá chung là không trọng yếu.

- Về việc thực hiện các thủ tục phân tích

Trong khi thực hiện thủ tục phân tích, để có thể đem lại bằng chứng thuyết phục cao hơn, tìm ra được các điểm mấu chốt cho thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV cần kết hợp đồng thời nhiều thủ tục phân tích như phân tích ngang, phân tích dọc. Tuy nhiên, trong một cuộc kiểm toán do KPMG thực hiện, các kiểm toán viên thường chỉ tính toán mức biên động của khoản mục năm nay so với năm trước, số liệu này nhiều khi không mang lại hiệu quả phân tích và đánh giá. Công ty nên áp

dụng các thủ tục phân tích một cách thích hợp trong những trường hợp cụ thể để mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho cuộc kiểm toán.

KẾT LUẬN

Cọ sát thực tế là điều kiện tốt nhất để mỗi sinh viên áp dụng những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập ở nhà trường vào thực tiễn công việc. Sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nghiệp vụ, chuyên môn của mình. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG, em đã được tìm hiểu một số vấn đề cơ bản lớn về công ty như tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kiểm toán để từ đó đưa ra những đánh giá kiến nghị về những mặt ưu điểm cũng như những mặt hạn chế trong việc tổ chức công tác kiểm toán của công ty. Trong báo cáo này em đã cố gắng trình bày các vấn đề cơ bản đó bằng những kiến thức của mình về cả lý luận lẫn thực tiễn trong suốt quá trình học tập ở nhà trường và thực tập tại công ty. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết nên bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cũng như các anh chị trong công ty để báo cáo của mình được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ bảo, giúp đỡ của Cô giáo: Thạc sỹ Bùi Minh Hải, Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty KPMG, đặc biệt là các anh chị trong phòng Kiểm toán I của Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Stt Tên tài liệu Tác giả

1 Lý thuyết kiểm toán - NXB Tài chính, 2001 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh 2 Kiểm toán tài chính - NXB Tài chính, 2001 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh 3 Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

NXB Tài chính

Bộ Tài chính

4 Các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế NXB Thống kê, 2002

Hồng Thái

5 Auditing - An Intergrated Approach NXB Thống kê, 1995

Alvin A.Arens – Jame K.Loebbecke

6 Modern Auditing Boyton – Jonshon – Kell

7 Auditing and Asurance Gray

Một phần của tài liệu 59 Báo cáo thực tập tại Công ty KPMG Việt Nam  (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w