Nâng cao thể lực của nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 002 (Trang 87 - 89)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

3.2.2 Nâng cao thể lực của nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Thể lực của người Bắc Ninh trong những năm gần đây có những cải thiện rõ rệt, nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Song so với các tỉnh lân cận, nước trong khu vực và các nước có nền cơng nghiệp phát triển trên thế giới thì vẫn cịn thua kém nhiều, nên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất công nghiệp. Sự phát triển của ngành công nghiệp với cơng nghệ và máy móc hiện đại địi hỏi những người lao động phải có sức khoẻ dẻo dai để có thể chịu đựng được áp lực căng thẳng của công việc, cường độ làm việc căng

thẳng, mức độ nặng nhọc của công việc như trong các ngành sản xuất cơng nghiệp cơ - kim khí, khai thác mỏ, sản xuất động cơ, ơtơ - xe máy.... vì vậy chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, nâng cao thể lực cho những người lao động trong ngành công nghiệp là vấn đề cơ bản, lâu dài và cấp thiết hiện nay. Muốn vậy, Bắc Ninh cần tập trung làm tốt một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. Bởi vì, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em hiện nay chính là điều kiện để có được những người lao động khoẻ mạnh phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp và các ngành khác trong tương lai của Bắc Ninh.

- Tăng khẩu phần dinh dưỡng và cải thiện cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân nhằm tăng cường năng lượng cho mỗi người dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và nâng cao thể lực cho người lao động. Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân những kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm, về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ để mỗi người, mỗi gia đình tự biết chăm sóc nâng cao sức khoẻ của bản thân và gia đình mình, góp phần tạo ra những người cơng dân khoẻ mạnh cho xã hội.

- Cải thiện vệ sinh môi trường sống, điều kiện vệ sinh an toàn cho người lao động, nhất là những người làm việc trong những ngành công nghiệp nặng nhọc, độc hại như ngành khai thác mỏ, sản xuất hoá chất, thuộc da...

Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cần kết hợp với các bệnh viện tổ chức kiểm tra sức khoẻ và thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ hàng năm cho người lao động.

- Tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tốt việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho nhân dân từ việc tham quan, du lịch, nghỉ mát, thưởng thức nghệ thuật cho đến các hoạt động lễ hội truyền thống nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân thủ đô, giảm bớt sự căng thẳng của những người lao động sau một thời gian làm việc vất vả, nhất là đối với những người hoạt động trong các ngành cơng nghiệp.

- Thực hiện phịng chống các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như nghiện hút, mại dâm... kết hợp với tuyên truyền lối sống văn hoá lành mạnh cho người dân.

- Phát động các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong các doanh nghiệp và trong các cơ sở sản xuất cơng nghiệp ngồi nhà nước nhằm tăng cường thể lực của người lao động.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hố gia đình để đảm bảo những điều kiện cho việc ni dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho mỗi thành viên trong gia đình. Đó cũng chính là điều kiện tạo cho xã hội những người lao động khoẻ mạnh, thông minh cho hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 002 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)