KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 82 - 85)

2. Lƣợt ngƣời tham gia

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

- Qua nghiên cứu cho thấy công tác khuyến nông và quản lý hoạt động khuyến nông có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cả nƣớc nói chung và sản xuất nông nghiệp Lộc Hà nói riêng. Công tác khuyến nông và quản lý hoạt động khuyến nông đã đóng vai trò rất to lớn trong việc chuyển giao các TBKT mới của sản xuất nông nghiệp đến bà con nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức bộ máy của hệ thống khuyến nông cơ bản là hợp lý, đã phát huy đƣợc tác dụng trong những năm qua. Tuy nhiên còn các tồn tại: năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ khuyến nông chƣa đồng đều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thời kỳ đổi mới; chính sách về quản lý, sử dụng, tuyển dụng, trả lƣơng các chế độ quyền lợi của ngƣời lao động chƣa hợp lý nên ngƣời lao động chƣa yên tâm công tác, hiệu quả sử dụng đội ngũ khuyến nông chƣa cao.

- Tổ chức hoạt động công tác khuyến nông Lộc Hà đã bám sát các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh, huyện và xã về phát triển nông nghiệp, nông thôn, các hoạt động khuyến nông đa dạng đáp ứng yêu cầu về hỗ trợ phát triển sản xuất nhƣ: Tập huấn kỹ thuật, tổ chức xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức tham quan hội thảo đầu bờ đầu chuồng, tuyên truyền vận động trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về TBKT mới và các chủ trƣong, chính sách phát triển nông nghiêp của tỉnh, huyện và xã, tập hợp các nhóm nông dân cùng sở thích, xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông …. Tuy nhiên công tác tuyên truyền để mở rộng các mô hình ra diện rộng, nâng cao hiệu quả xã hội còn hạn chế.

- Công tác thông tin thị trƣờng, hƣớng dẫn nông dân hạch toán kinh tế cho các mô hình, phát triển sản xuất gắn với thị trƣờng hệ thống khuyến nông Lộc Hà còn hạn chế, nông dân vẫn còn bị động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Kết quả hoạt động công tác khuyến nông của hệ thống khuyến nông Lộc Hà đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của huyện trong những năm qua. Thúc đẩy sản xuất hàng hoá làm tăng giá trị sản lƣợng nông nghiệp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành; khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về đất đai, lao động của địa phƣơng tăng thu nhập và việc làm cho ngƣời lao động.

2. Kiến nghị

Để quản lý hoạt động khuyến nông ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, đề nghị các cấp, các ngành từ Trung ƣơng xuống cơ sở một số nội dung sau:

2.1. Đối với Nhà nƣớc

Cần có cơ chế, chính sách để sớm hoàn thiện công tác khuyến nông, đặc biệt là chính sách đối với cán bộ khuyến nông cơ sở, các chính sách về tài chính để các cơ quan khuyến nông có thể mở rộng, triển khai các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn ... và các chƣơng trình khác một cách thuận lợi, giúp cho nông dân có thể đón nhận và áp dụng những TBKT mới vào sản xuất một cách hiệu quả nhất.

2.2. Đối với tỉnh Hà Tĩnh

- Đầu tƣ hơn nữa nguồn kinh phí cho các hoạt động khuyến nông, chế độ đãi ngộ về tiền lƣơng hợp lý cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở, hỗ trợ các hộ nông dân có điều kiện kinh tế khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình khuyến nông đƣợc nhân ra sản xuất đại trà, phục vụ tốt cho công

tác tập huấn kỹ thuật, công tác thông tin tuyên truyền, hội thảo đầu bờ và tham quan học hỏi.

- Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã.

2.3. Đối với huyện Lộc Hà

- Bố trí thêm kinh phí hàng năm cho hoạt động khuyến nông, có chính sách khuyến khích đầu tƣ vật chất nhƣ trợ giá giống cây, con mới; tập huấn chuyển giao TBKT kết hợp với tham quan học tập mô hình mới.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp hoạt động phù hợp với cơ chế thị trƣờng, từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ nhƣ: Đào tạo cán bộ, tiếp cận nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, xúc tiến thƣơng mại và các dự án phát triển nông thôn.

- Tăng cƣờng vai trò hoạt động của các cơ quan, các ban ngành đoàn thể để phối hợp với nhau một cách có hiệu quả nhất.

- Thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký kết các hợp đồng, đầu tƣ ứng trƣớc giống, vốn và chuyển giao TBKT chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

2.4. Đối với cơ sở

Bố trí một phần kinh phí để đƣa TBKT mới về cho bà con nông dân một cách nhanh nhất, đồng thời động viên nhân dân hình thành các Câu lạc bộ khuyến nông, xây dựng quỹ khuyến nông để các hoạt động khuyến nông đạt kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)