Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam nhật bản (thời kỳ 1990 2007) (Trang 46)

NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2007

2.1. Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản Nhật Bản

2.1. Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản Nhật Bản Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (với tất cả các nước trên thế giới). Năm 1990, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 509,3 triệu USD, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam thì năm 1997 đã tăng lên 3.184,7 triệu USD, chiếm hơn 15% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Giá trị kim ngạch thương mại tăng dần qua từng năm và tăng gấp hơn 6 lần trong vòng 8 năm. Năm 1990 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản tăng 38,9% so với năm 1989. Năm 1991, tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất, đạt 72,2%, do tác động tích cực từ những bước chuyển biến trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Năm 1992 – 1995, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật tăng với tốc độ từ 20 – 30%.

Khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998 khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ, GDP ước tính chỉ tăng 1,1%. Đồng yên tiếp tục yếu đi so với USD. Đầu quí II năm 1997 tỉ giá hối đoái là 114Y/USD đến đầu tháng 12/1997 là 128,68Y và đến 16/6/1998 đã là 146,20Y. Điều này tác động xấu đến nhập khẩu, gây thiệt hại cho Nhật Bản - một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Mức thu nhập và cầu hàng hoá trong nước của người dân Nhật bị ảnh hưởng. Vì vậy, quan hệ thương mại Việt – Nhật cũng bị ảnh hưởng chung. Trong khi đồng tiền của các nước khác giảm giá thì tiền Việt Nam đồng bị nâng giá, tăng khoảng 32,3% so với baht, 20,1% so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam nhật bản (thời kỳ 1990 2007) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)