.Nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu Thiết kế mạch điều khiển khởi động động cơ 1 chiều, có đảo chiều quay và bảo vệ động cơ (Trang 25 - 27)

Tốc độ quay trên trục động cơ hay của cơ cấu chấp hành là một thông số đặc trưng quan trọng xác định trạng thái của hệ thống truyền động điện. Do vậy, người ta dựa vào thông số này để điều khiển sự làm việc của hệ thống.

Nhưng để làm được việc này người ta thường sử dụng 2 phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Phương pháp trực tiếp người ta sử dụng cảm biến tốc độ để đo tốc độ của động cơ, qua đó lấy tín hiệu và điều khiển tốc độ của động cơ. Ngoài ra còn phương pháp gián tiếp dựa vào các phương trình ta có thể điều chỉnh tốc độ thông qua điện áp, dòng điện, biến tần……

-Xét với trường hợp 1: Khởi động quay thuận qua 3 cấp điện trở.

Khi ta ấn nút KT (khởi động thuận) côngtắctơ 1K có điện tiếp điểm thường mở 1K1 trên mạch lực và 1K2 trên mạch điều khiển đóng lại để duy trì, đồng thời đóng tiếp điểm 1K4 để cấp điện cho côngtắctơ 1G và mở tiếp điểm 1K3 để cho côngtắctơ 2K mất điện.Cho đến khi động cơ tốc độ đạt tới ω1 (từ M1 – M2 theo hình vẽ trên). Khi đó tiếp điểm thường mở 1G1 trên mạch lực và 1G2 trên mạch điều khiển đóng lại để loại cấp điện trở đầu tiên.

Sau 1 khoảng thời gian động cơ đạt tốc độ là ω2 thì côngtắctơ 2G có điện tiếp điểm thường mở 2G1 trên mạch lực và 2G2 trên mạch điều khiển đóng lại loại cấp điện trở thứ 2 lúc đó động cơ hoạt động trên tốc độ định mức.

-Xét trường hợp 2: Khởi động quay nghịch qua 3 cấp điện trở.

Khi ta ấn nút KN (khởi động nghịch) côngtắctơ 2K có điện tiếp điểm thường mở 2K1 trên mạch lực và tiếp điểm 2K2 trên mạch điều khiển đóng lại để duy trì, đồng thời đóng tiếp điểm 2K4 để cấp điện cho côngtắctơ 1G và mở tiếp điểm 2K3 để cho côngtắctơ 1K mất điện.Cho đến khi động cơ tốc độ đạt tới ω1 (từ M1 – M2 theo hình vẽ trên). Khi đó tiếp điểm thường mở 1G1 trên mạch lực và 1G2 trên mạch điều khiển đóng lại để loại cấp điện trở đầu tiên.

Sau 1 khoảng thời gian động cơ đạt tốc độ là ω2 thì côngtắctơ 2G có điện tiếp điểm thường mở 2G1 trên mạch lực và 2G2 trên mạch điều khiển đóng lại loại cấp điện trở thứ 2 lúc đó động cơ hoạt động trên tốc độ định mức

*Chú ý:

-Khi động cơ làm việc ở chế độ quay thuận muốn động cơ làm việc ở chế độ quay nghịch ta phải cho động cơ dừng rồi mới cho động cơ chuyển sang quay nghịch. -Rơle RI là rơle bảo vệ quá dòng trường hợp khi động cơ làm việc quá tải hay ngắn mạch khi đó rơle ngắt động cơ ra khỏi lưới.

Một phần của tài liệu Thiết kế mạch điều khiển khởi động động cơ 1 chiều, có đảo chiều quay và bảo vệ động cơ (Trang 25 - 27)