Do đặc thù của sản phẩm, dịch vụ nên hệ thống phân phối của công ty cũng có những đặc thù riêng, Công ty bán sản phẩm chủ yếu dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng trực tiếp tại công ty hoặc tại chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty trên địa bàn cả nước. Chính vì thế khách hàng có thể đặt hàng theo mong muốn của mình thông qua các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh của công ty.
Qua các chi nhánh của công ty thì sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Để nâng cao sản lượng tiêu thụ cũng như uy tín của mình, Công ty đang tổ chức thực hiện hai kênh tiêu thụ: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
* Kênh phân phối trực tiếp
SƠ ĐỒ 2.1. KÊNH PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP
Kênh phân phối này được Công ty sử dụng ngay tại Công ty, và là hình thức bán sản phẩm, dịch vụ tại Công ty cho khách hàng, kênh này có ưu điểm là Công ty trực tiếp tiếp xúc được với khách hàng và giảm được chi phí trung gian, nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng.
* Kênh phân phối gián tiếp
SƠ ĐỒ 2.2. KÊNH PHÂN PHỐI GIÁN TIẾP
Quá trình tiêu thụ của Công ty tiến hành qua kênh gián tiếp được thực hiện thông qua một kênh trung gian đó là các chi nhánh, đại lý đại diện cho Công ty tại các địa phương làm nhiệm vụ giới thiệu và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Khách hàng Công ty
Hiện tại công ty đang xây dựng trụ sở chính của công ty tại Số 350, Đường Đào Duy Anh, Phường 9 - Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.6.Các hình thức xúc tiến bán hàng của công ty
Là một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường như hiện nay, Công ty đã và đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác để tồn tại và phát triển. Trước thực trạng đó, Công ty nhận thấy hoạt động Marketing để xúc tiến việc bán hàng của mình là hết sức cần thiết.
Tổ chức các đội thị trường bao gồm những cán bộ chuyên trách có trình độ đi tìm hiểu nhu cầu về nhu cầu trang trí nội thất của các công ty, khách sạn, nhà hàng…
Quảng cáo thương hiệu qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo viết của địa phương, các tạp chí chuyên ngành.
Quảng cáo qua các bảng quảng cáo khổ lớn tại các đầu mối giao thông, cửa ngõ các thành phố lớn, bên cạnh các đường Quốc lộ có nhiều phương tiện đi lại.
Quảng bá sản phẩm qua các hoạt động xã hội: Thể dục thể thao, văn nghệ, các hoạt động từ thiện…
Thông qua các nhà phân phối tiếp xúc với các hộ tiêu thụ lớn, nắm bắt và ứng phó với các diễn biến tình hình trên thị trường.
2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của VINADECOR JSC, một số thông tin về đối thủ cạnh tranh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều không thể tránh khỏi những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thậm chí những sản phẩm có thể thay thế của đối thủ cũng gây ra cho công ty rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Muốn hiểu được khách hàng của mình không thôi thì chưa đủ, trên thị trường không chỉ một mình công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng, mà còn có rất nhiều công ty khác cũng cung cấp các sản phẩm đó. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Bởi chỉ có hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, nhận thức được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì mới có khả năng giành thắng lợi trên thị trường của đối
thủ Các công ty cần biết 5 vấn đề về các đối thủ cạnh tranh. Nhưng ai là đối thủ cạnh tranh của công ty? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Cách thức phản ứng của họ ra sao? công ty cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh gần nhất và có những bước đi phù hợp. công ty cần phải biết những mục tiêu của đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, công ty có thể hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh còn kém lợi thế và tránh xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh mạnh. Biết được các phản ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn định thời gian thực hiện các biện pháp.
Một số đối thủ cạnh tranh của công ty:
* Công ty Cổ phần kiến trúc nội thất Nhà Xinh
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần kiến trúc nội thất Nhà Xinh
- Trụ sở tại: Tầng 6, phòng 602T17, Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Được thành lập từ năm 2005, với tâm huyết và lòng yêu nghề của một kiến trúc sư trẻ và đội ngũ nhân viên lành nghề, Kiến trúc Nhà Xinh đã không ngừng phát triển và nâng cao hệ thống quản lý, tạo hướng đi riêng và khẳng định thương hiệu cũng như phong cách thiết kế riêng cho mình, Kiến trúc Nhà Xinh được biết đến như một trong những công ty thiết kế và thi công nội thất hàng đầu tại Việt Nam.
- Một số hoạt động chính: - Thiết kế kiến trúc; - Thiết kế nội thất;
- Thi công xây dựng trang trí nội thất.
* Công ty Thiết Kế Xây Dựng – Sản Xuất – Thi Công Trang Trí Nội Thất Siêu Việt
Được thành lập năm 2004, với ban Giám đốc trẻ, năng động và nhiệt huyết, cùng đội ngũ nhân viên thiết kế, công nhân kỹ thuật, kiến trúc sư tài ba đầy sáng tạo, Công ty Thiết Kế Xây Dựng – Sản Xuất – Thi Công Trang Trí Nội Thất Siêu Việt cam kết sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng cao, không gian sống hoàn hảo, góp phần nâng cap cuộc sống và khẳng định địa vị, uy tín của khách hàng…
Những hoạt động chính:
- Thiết kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế nội, ngoại thất các thể loại công trình;
- Thiết kế trang trí nội thất cho các công trình nhà ở, showroom, văn phòng công ty,khaachs sạn, nhà hàng…
- Sản xuất các mặt hành trang trí nội thất như: tủ, giường, bàn ghế, quầy Bar…
2.1.8. Đánh giá và nhận xét về tình hình marketing của công ty 2.1.8.1. Thuận lợi
Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty diễn biến theo chiều hướng thuận lợi do hiện nay nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển nhanh, vì vậy ngày càng có nhiều công trình được khởi công xây dựng do đó ngày càng có nhiều Công trình, dự án sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và thông qua các đơn vị thành viên của công ty. Đây chính là điều kiện tốt để Công ty khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có.
2.1.8.2. Vị thế
Công ty Cổ phần Xây lắp và Trang trí nội thất Việt Nam là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt. Đến nay VINADECOR JSC đã mở rộng thêm chi nhánh, đang xây dựng trụ sở mới tại Thành phố Hồ Chí Minh.. và là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, xây lắp và trang trí nội thất tại Việt Nam. Công ty đã phát triển không ngừng với quy mô ngày một lớn hơn, văn phòng khang trang và hệ thống Showroom trải khắp.
Giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm của công ty, và đặc biệt là giá xăng, dầu mỗi ngày một giá gây không ít khó khăn cho công tác quản lý về giá cả của công ty.
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.2.1. Nguồn lực và cơ cấu tổ chức lao động của công ty
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có sẵn tạo cho một cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất lao động. Như vậy, nguồn vốn nhân lực của công ty là lượng lao động hiện có cùng với nó là kỹ năng tay nghề, trình độ đào tạo, tính sáng tạo và khả năng khai thác của người lao động. Nguồn nhân lực không phải là cái sẽ có mà là đã có sẵn tại công ty, thuộc sự quản lý và sử dụng của công ty. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh thì công ty hết sức lưu tâm đến nhân tố này. Vì nó là chất xám, là yếu tố trực tiếp tác động lên đối tượng và tạo ra sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự tồn tại và hưng thịnh của công ty.
Trong đó, trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, do đó với trình độ tay nghề của người lao động và ý thức trách nhiệm trong công việc sẽ nâng cao được năng suất lao động. Đồng thời tiết kiệm và giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 573 100 598 100 604 100 1. Trình độ học vấn Đại học các ngành nghề 102 17,8 105 17,6 105 17,4 Cao đẳng 228 39,8 234 39,1 234 38,7 Trung cấp 145 25,3 145 24,2 145 24,0
Công nhân kỹ thuật 70 12,2 70 11,7 70 11,6
Lao động phổ thông 28 4,9 44 7,4 50 8,3
2. Giới tính
Lao động nam 401 70 417 69,7 423 70
Lao động nữ 172 30 181 30,3 181 30
3. Tính chất sử dụng
Lao động gián tiếp 138 24,1 142 23,7 142 23,5
Lao động trực tiếp 435 75,9 456 76,3 462 76,5
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính VINADECOR JSC)
Qua biểu số trên ta thấy:
- Tổng số lao động của Công ty được tăng lên, chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng lao động để có đủ lực lượng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể năm 2010 tăng 4,36% so với năm 2009, tương ứng 25 lao động; năm 2011 tăng 1,00%, tương ứng 6 lao động.
- Số lao động nam và lao động nữ đều tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ lao động nam và tỷ lệ lao động nữ không thay đổi nhiều qua các năm.
- Xét về tốc độ tăng của lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng không chênh lệch nhau quá lớn. Do Công ty đã thực hiện chế độ làm việc ba ca, tận dụng được công suất công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của Công ty.
- Số lao động theo trình độ đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Nhìn chung tốc độ lao động trong năm vừa qua đều tăng lên, trong đó chủ yếu là tốc độ tăng của lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và lao động trực tiếp. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ tay nghề, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty, vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty.
2.2.2. Công tác định mức lao động
Định mức lao động tại công ty là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tuyển dụng, bố trí, tổ chức và sử dụng lao động phù hợp với công việc, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, là cơ sở để xây dựng, đánh giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất chất lượng và kết quả công việc của người lao động, góp phần đưa công tác tiền lương của công ty đi vào nề nếp.
Công ty tổ chức làm việc theo giờ hành chính đối với cán bộ công nhân viên làm tại các phòng ban của công ty; và tổ chức làm ca đối với công nhân lao động tại công trường, mỗi ca làm việc 8 giờ/Ngày. Số ngày làm việc là 6 ngày/Tuần đối với lao động sản xuất và 5 ngày/Tuần đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban. Nếu do nhu cầu làm việc thêm ngoài giờ quy định(Phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của công ty), công ty sẽ thực hiện chế độ tiền lương tăng thêm theo quy định của luật lao động.
Công ty thoả thuận với người lao động và hỗ trợ 15% phí bảo hiểm xã hội. Cá nhân người lao động nộp 5% theo quy định của nhà nước, Ngoài ra công ty cũng hỗ trợ người lao động 2% phí BHXH và 2% KPCĐ theo quy định.
2.2.3. Công tác tổ chức lao động
Thực hiện tốt công tác tổ chức lao động là một biện pháp hữu hiệu và quan trọng nhất để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, từ khi mới thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức lao động, cụ thể như sau:
Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch do ban giám đốc giao và phát huy năng lực thực hiện công việc của nhân viên, Công ty đã tổ chức phân công lao động đối với cả ba hình thức: phân công lao động toàn năng , phân công lao động chuyên nghề và phân công lao động chuyên sâu.
Về hiệp tác lao động, hình thức hiệp tác lao động đang được áp dụng tại Công ty là làm việc theo các tổ, phòng, ban và mới đây có thêm hình thức làm việc tại một số bộ phận là làm việc theo nhóm. Công ty giao nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể cho từng phòng, bộ phận, buộc những người lao động trong phòng vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, vừa phải hiệp tác với nhau để hoàn thành tốt công việc chung của cả phòng. Giữa các phòng, ban lại có sự phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch chung của Công ty.
2.2.3.2. Công tác bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ của Công ty bao gồm các nội dung:
- Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động để đảm bảo sức khoẻ cán bộ công nhân viên, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
- Lập kế hoạch bảo hộ lao động đủ bốn nội dung: tuyên truyền, trang bị phòng hộ, bồi dưỡng hiện vật và phân công thực hiện khi kế hoạch đã được duyệt.
- Tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động hàng năm cho CBCNV đạt tỷ lệ 100%.
- Tổ chức kiểm tra bảo hộ lao động theo quy định của ngành, Công ty.
2.2.3.3. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc
Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc. Công ty đã trang bị tại các bộ phận các hệ thống thiết bị cần thiết để đảm bảo tốt điều kiện làm việc của nhân viên và đảm bảo sự hoạt động tốt của máy móc, thiết bị như: máy hút bụi, máy hút ẩm, máy điều hoà nhiệt độ, bảo hộ lao động…bố trí một số lao động làm việc vệ sinh nơi làm việc và bảo đảm trật tự nơi làm việc tại các bộ phận của Công ty.
2.2.3.4. Công tác tổ chức nơi làm việc
Điểm nổi bật trong công tác nơi làm việc tại Công ty là tổ chức thời gian