Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cẩm Giàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 34)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Cẩm Giàng n m ở phía Tây Bắc tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh); phía Đông giáp huyện Nam Sách và TP.Hải Dương; phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc; phía Tây giáp huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên) và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh). Huyện có diện tích 10.934,3 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 67,4%, đất chuyên dùng 20%, đất ở 6,9% và đất chưa sử dụng 5,7%. Hệ thống đường giao thông với 3 trục: quốc lộ 5A, đường sắt Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, quốc lộ 38 nối đường 5A với đường 5B. Ngoài ra trên địa bàn huyện, đường 194 phân nhánh tạo nên những trục đường giao thông lớn, thuận lợi cho lưu thông luân chuyển hàng hóa. Như vậy về vị trí địa lý Cẩm Giàng có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, tiếp cận nhanh với thị trường trong vùng và cả nước.

Khí hậu: Cẩm Giàng n m trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23°C; lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.

Cẩm Giàng là vùng đất cổ được hình thành sớm trong lịch sử làng xã Việt Nam, thuộc trung tâm nền văn minh Châu thổ sông Hồng, nơi đây hiện còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Trong số 1.098 di tích được kiểm kê đăng ký trong toàn tỉnh, Cẩm Giàng có 203 di tích

bao gồm đình, chùa, đền, nghè, văn miếu…trong đó có 16 di tích đã được xếp hạng Quốc gia.

Cẩm Giàng có truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời với ăn Miếu Mao Điền, trường học, trường thi xứ Đông, chứng tích về một vùng quê hiếu học. Đây cũng là quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh người đặt nền móng xây dựng nền y học dân tộc nước nhà với tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”.

Người dân Cẩm Giàng cũng như bao người dân ở các miền quê khác thuộc đồng b ng Bắc bộ đều có những phong tục, tập quán tốt đẹp. Họ thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thần tổ, những người khai phá đất đai, lập làng…để tỏ lòng thành kính, biết ơn và cầu cho mình nhiều phúc, tránh tai họa, làm ăn gặp nhiều may mắn, được giàu sang phú quý. Nơi đây còn là mảnh đất của nhiều lễ hội, hầu hết các lễ hội ở Cẩm Giàng đều gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa. Các lễ hội lớn thường được tổ chức vào mùa xuân như lễ hội Chùa Giám, lễ hội Đền Xưa, lễ hội Đền Bia…Trong các lễ hội thường có tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và nhiều trò chơi dân gian không chỉ thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia mà còn là điểm tham quan du lịch của du khách thập phương.

Không chỉ giàu truyền thống văn hóa, cách mạng, Cẩm Giàng còn là nơi hội đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hai ngành nông nghiệp và công nghiệp: đất đai màu mỡ do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, các con sông Cửu An và Tràng Kỹ vừa là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân vừa tạo nên những tuyến đường giao thông thủy thuận lợi. Vì vậy, bên cạnh nghề chính là sản xuất nông nghiệp, từ xa xưa Cẩm Giàng đã hình thành các làng nghề cổ truyền theo đặc trưng riêng của mỗi vùng quê, trong đó có những thương hiệu nức tiếng như chạm khắc gỗ Đông Giao, rượu Phú Lộc, nón Mao Điền, bột lọc Phú Dương…

Trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và chính quyền huyện Cẩm Giàng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả lĩnh vực văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Về kinh tế, trong 4 năm giai đoạn 2015-2018, năm 2018 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước thực hiện được 38.216,6 tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản tăng 2,1 %; ngành CN, XD tăng 18,1% và các ngành dịch vụ tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng – dịch vụ: năm 2015 là 12,8% – 68,9% – 18,3%; năm 2018 là: 9,1% – 71,2% – 19,7%. Năm 2015, toàn huyện có 2,33% hộ nghèo (theo tiêu chí đa chiều), thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/năm. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo ước giảm còn 2,13%; bình quân thu nhập đầu người đạt 42,5 triệu đồng/người/năm, gấp 1,23 lần so với năm 2015. Cẩm Giàng là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp của tỉnh.

Trong lĩnh vực CN-TTCN, những năm gần đây, Cẩm Giàng có tốc độ phát triển vượt bậc cả về quy mô, chủng loại, sản phẩm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Trên địa bàn huyện đã có 02 cụm công nghiệp, 05 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp làng nghề với tổng số 340 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, trong đó đã có 204 doanh nghiệp đi vào hoạt động thu hút trên 20.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng với tốc độ khá, bình quân 19,7%/năm, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng 18,45%/năm.

Lĩnh vực thương mại- dịch vụ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân; công tác quản lý thị trường chống buôn bán hàng lậu và gian lận thương mại được quan tâm thực hiện thường xuyên. Giá trị sản xuất dịch vụ tăng bình quân 15,1%/năm, tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân 20,17%/năm. Các hoạt động vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng phát triển mạnh: giá trị sản xuất ngành vận tải tăng bình quân 14,7%/năm, doanh thu bưu chính viễn thông tăng 7,6%/năm, tổng nguồn vốn tín dụng huy động tăng 22,4%/năm, doanh thu phí bảo hiểm tăng 54,6%/năm.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và bổ túc THPT đạt 72%. iệc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được quan tâm b ng nhiều nguồn lực. Đến nay toàn huyện đã có 85% số phòng học kiên cố cao tầng, 25 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đại trà có tiến bộ, giáo dục mũi nhọn có chuyển biến tích cực, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt khá so với toàn tỉnh. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn tăng mạnh, trong đó tiểu học đạt 78,7%, THCS đạt 44,3%, THPT và bổ túc THPT đạt 8%.

Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,12%, 100% số trạm xá xã có bác sĩ biên chế hoặc bác sĩ tăng cường, 15/19 xã, thị trấn (78,9%) đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân được quan tâm thực hiện và thu được kết quả tích cực.

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng các năm 2015, 2016, 2017, 2018)

3.1.2. Kho bạc Nh ư c Cẩm Giàng

3.1.2.1. Tổ chức bộ máy

KBNN Cẩm Giàng được thành lập từ tháng 4 năm 1990 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức của thời kỳ đầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc thù ở giai đoạn đó là thiếu vốn, khan hiếm tiền mặt. Hệ thống KBNN phải thực hiện chức năng tín dụng Nhà nước, huy động công trái xây dựng Tổ quốc, tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu KBNN để bù đắp bội chi ngân sách và chi đầu tư phát triển. Nổi bật thời kỳ này là huy động trái phiếu Chính phủ để xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam, nh m khắc phục tình trạng thiếu điện cho các tỉnh phía Nam; việc khan hiếm tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước bổ sung, thay thế b ng việc phát hành tờ ngân phiếu thanh toán có kỳ hạn, mệnh giá nhỏ nhất là 500.000 đồng, mệnh giá lớn nhất là 5.000.000 đồng để tham gia lưu thông, ngân phiếu thanh toán là đặc thù duy nhất của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống KBNN tập trung triển khai nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm, gọi tắt là chương trình 120 và xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của Đảng.

Trải qua gần 30 năm hoạt động và phát triển, KBNN Cẩm Giàng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN cũng như tham mưu có hiệu quả với chính quyền địa phương trong việc quản lý, điều hành ngân sách góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hiện nay, KBNN Cẩm Giàng có tổng số 14 cán bộ, trong đó có 04 người trình độ Thạc sỹ, 08 người trình độ Đại học và 02 người trình độ Trung cấp.

Lãnh đạo KBNN Cẩm Giàng gồm:

Giám đốc KBNN Cẩm Giàng chịu trách nhiệm trước giám đốc KBNN Hải Dương và trước pháp luật về những nhiệm vụ được giao.

Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

12 công chức làm việc theo chế độ chuyên viên bao gồm: 01 kế toán trưởng, 01 thủ quỹ, 06 giao dịch viên, 01 lái xe và 01 bảo vệ.

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

KBNN Cẩm Giàng là tổ chức trực thuộc KBNN Hải Dương, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Cẩm Giàng có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

KBNN Cẩm Giàng có các nhiệm vụ sau:

Một là, tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật,

chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hai là, quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký

cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

- Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện.

Ba là, thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm

an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.

- Hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật;

- Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho CQTC cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

Năm là, thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các

khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp huyện.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại KBNN cấp huyện.

Sáu là, quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp huyện theo chế độ

quy định:

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán b ng tiền mặt, b ng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp huyện;

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo chế độ quy định;

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

Bảy là, thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ

theo quy định.

Tám là, thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu

nại, tố cáo tại KBNN cấp huyện theo quy định.

Chín là, thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN

cấp huyện.

Mười là, quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác

Mười một là, tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động

KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

Mười hai là, quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp huyện theo

quy định.

Mười ba là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.

KBNN Cẩm Giàng có quyền hạn sau:

- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.

- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.2. Thực trạng kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Cẩm Giàng giai đoạn 2015-2018

3.2.1. Thực trạng chi thườ ch h ư c qua Kho bạc Nhà ư c Cẩm Giàng

KBNN Cẩm Giàng là đơn vị trực thuộc KBNN Hải Dương, đóng trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, là nơi giao dịch của 101 đơn vị thường xuyên sử dụng ngân sách thuộc cả 4 cấp ngân sách trong đó có 8 đơn vị thuộc ngân sách trung ương (chiếm 7,8%), 5 đơn vị thuộc ngân sách cấp tỉnh (chiếm 4,9%), 69 đơn vị thuộc ngân sách cấp huyện (chiếm 67,6%) và 19 đơn vị thuộc ngân sách cấp xã (chiếm 19,7 %).

Có thể khái quát tình hình thanh toán chi thường xuyên của từng cấp ngân sách qua KBNN Cẩm Giàng giai đoạn 2015 – 2018 qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Giàng theo cấp ngân sách Đơn vị: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Ngân sách trung ương 109.952,8 99.865,5 111.640,2 121.102,9 Ngân sách cấp tỉnh 47.841,2 49.611,9 40.686,4 42.514,4 Ngân sách cấp huyện 247.115 280.647,6 274.526,7 304.490,3 Ngân sách cấp xã 83.071,1 89.566,7 87.885 116.864,5

Tổng chi thƣờng xuyên

NSNN 487.980,1 519.691,7 514.738,3 581.972,1

(Nguồn Báo cáo chi NSNN niên độ 2015-2018)

Tổng chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Giàng tăng không đều qua các năm. Năm 2016 tăng 32 tỷ tương đương với 6,5%, năm 2017 giảm 1,9 tỷ, tương đương với 0,9%, năm 2018 tăng 13,1%. Chi thường xuyên năm sau cao hơn năm trước là do sự điều chỉnh chính sách của nhà nước, chú trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)