Câu 1. Hãy đấu nối các thiết bị theo sơ đồ rồi thực hiện các công việc sau:
1.Đặt địa chỉ IP theo sơ đồ
2.Sử dụng lệnh ping để kiểm tra kết nối giữa các máy tính
3.Trên PC0 tạo thư mục CDNCNVH trên ổ đĩa D: rồi chia sẻ với quyền Read/Write cho tài khoản Everyone
4.Sử dụng máy PC1 để truy cập vào CDNCNVH trên máy PC0
Câu 2: Cho địa chỉ IP 172.16.224.2/18. Hãy chia địa chỉ này thành 4 mạng con. Liệt kê địa chỉ mạng, địa chỉ host và địa chỉ broadcast của từng mạng con?
Câu 3: Tại PC0. Hãy tạo một tài khoản trên máy tính cá nhân với tên là user1 rồi đăng nhập vào máy với tài khoản vừa tạo.
Câu 4: Hãy sử dụng Packet Tracer thiết kế mạng theo mô hình rồi thực hiện các yêu cầu sau:
1.Đặt tên cho Router là CDNCNVH 2.Cấu hình chống trôi dòng lệnh 3.Cấu hình mật khẩu cho router 4.Cấu hình banner cho router 5.Chuyển đổi giữa các Interface
6.Cấu hình địa chỉ Ip cho các Interface 7.Xem cấu hình router
Hướng dẫn:
Có 3 chế độ cấu hình cơ bản:
User EXEC Mode: Bắt đầu bằng dấu “>”, cho phép các câu lệnh hiển thị thông tin một cách hạn chế, câu lệnh kết nối (ping, traceroute, telnet, ssh…)
Privileged EXEC Mode: Bắt đầu bằng dấu “#”, cho phép toàn bộ câu lệnh hiển thị, một số cấu hình cơ bản (clock, copy, erase…)
Global Configuration Mode: Bắt đầu bằng “(config)#”, cho phép toàn bộ câu lệnh cấu hình trên router. Bên trong mode này sẽ có các mode con cho từng loại cấu hình riêng biệt.
Chuyển đổi giữa các chế độ
- Chế độ User EXEC Mode
Router>
- Chế độ Privileged (cũng được coi là chế độ EXEC) Router> enable
Router#
-Chế độ Global Configuration Router#config terminal Router(config)#
-Chế độ cấu hình interface, sub-
interface Router(config)#interface fa0/0 Router(config-if)#
Router(config-subif)# - Chế độ cấu hình line
Router(config-line)#
Để thoát khỏi một mode, ta dùng câu lệnh exit, để trở về Privileged EXEC Mode thì ở vị trí bên trong, ta dùng lệnh end hoặc tổ hợp phím CTRL+Z
Đặt tên cho router
Router(config)#hostname <tên cần đặt> Ví dụ:
Router(config)#hostname VKTech Cấu hình chống trôi dòng lệnh
Khi đang cấu hình thiết bị, các log phun ra màn hình terminal từ các sự kiện sẽ bị dính vào các câu lệnh đang gõ. Câu lệnh logging synchronous sẽ hỗ trợ chúng ta nhảy dòng, giữ nguyên dòng config đang gõ nếu có sự kiện log nào bắn ra terminal
Router(config)# line console 0
Router(config-line)# logging synchronous Cấu hình mật khẩu
- Đặt mật khẩu ở enable mode
Router(config)#enable password <mật khẩu> Ví dụ:
Router(config)#enable password chuvanluong -Mã hóa mật khẩu enable mode ở MD5 ta dùng lệnh
Router(config)#enable secret <mật khẩu>
- Mã hóa tất cả các mật khẩu trên router cùng một lúc bằng lệnh
#service password-encryption Global Configuration Mode. Tuy nhiên lệnh
này chỉ mã hóa ở dạng 7
Cấu hình mật khẩu port console của router
Router(config)#line console 0 Router(config-line)#password <matkhau> Ví dụ:
Router(config)#line console 0 Router(config- line)#password matkhaudacbiet
Cấu hình mật khẩu line vty để cho phép telnet các cổng vty
Router(config)#line vty 0 4 Router(config-line)#password
matkhautelnet
Cấu hình mật khẩu line auxiliary để cho phép telnet các cổng aux Router(config)#line aux 0
Router(config-line)#password matkhauaux
Đặt banner login/motd banner
Khi người dùng đăng nhập qua cổng console hay telnet của router sẽ hiện lời chào hoặc thông báo.