CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietinbank Aviva
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1 cho thấy, các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty có sự biến động mạnh trong giai đoạn 2016 – 2018 (đặc biệt là giữa năm 2017 đến hết năm 2018). Cụ thể:
Biến động lớn đến từ nhân lực cấp cao điều hành hoạt động kinh doanh của lực lượng Đại lý: Tổng giám đốc (CEO – Chief Executive Officer) không phụ trách tập trung tại thị trường Việt Nam mà đảm nhiệm phụ trách điều hành cả 3 thị trường khu vực Chấu Á (Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam), không có giám đốc điều hành hệ thống đại lý – CAO (Chief Agency Officer), không có người phụ trách cao nhất của phòng tuyển dụng đại lý (Giám đốc tuyển dụng – Agency Recruitment Head), không có các giám đốc phát triển kinh doanh miền. Sự vận hành của hệ thống kinh doanh đại lý được CEO giao quyền tới Giám đốc các phòng ban nghiệp vụ và thực thi chính mọi hoạt động quản lý đại lý được giao quyền cho phòng huấn luyện và đào tạo (lực lượng đại lý và doanh số kinh doanh của toàn quốc: miền Bắc chiếm 80%)
Chính sự biến động nhân sự cấp cao kéo dài trong 1,5 năm nên công tác quản lý đại lý được phòng huấn luyện và đào tạo xây dựng lồng ghép trong các giáo trình, chương trình đào tạo đại lý từ việc lập kế hoạch đại lý, tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch đến kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đại lý bao gồm các nội dung: tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo, chế độ thù lao bám sát tiêu chí đánh giá quản lý hoạt động đại lý MAPA (cụ thể được phân tích tại mục 3.2 dưới đây).
Lỗ sau thuế của Công ty tăng từ 264 tỷ năm 2016 lên 496 tỷ năm 2017 (87,19%), chủ yếu do các nguyên nhân: i) Doanh thu và doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 262 tỷ (38,02%) và 43 tỷ (46,35%) tương ứng; ii) Tăng dự phòng nghiêp vụ gốc 464 tý (69%); iii) Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 57 tỷ (65,86%) so với năm 2016 do Công ty đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng.
Lỗ sau thuế của Công ty giảm từ 496 tỷ năm 2017 xuống 256 tỷ năm 2018 (48,20%), chủ yếu do các nguyên nhân: i) Doanh thu thuần tăng 458 tỷ so với năm 2017 ( từ 972 tỷ năm 2017 lên 1.457 tỷ năm 2018); ii) Tỷ lệ chi phí bán hàng và tỷ lệ chi quản lý doanh nghiệp trên doanh thu phí BH (34% và 13%) năm 2018 có sự cải thiện so với năm 2017 (35% và 15%), tuy nhiên vẫn chưa đáng kể. Tỷ lệ cao là do hiện tại Aviva vẫn trong giai
47
đoạn phát triển cần thúc đẩy tỷ trọng khai thác mới nên chi phí khen thưởng, hỗ trợ bán hàng là rất lớn so với các chi phí khác (chiếm 23% tổng doanh thu phí BH). Ngoài ra, chi phí nhân viên cũng chiếm tỷ trọng lớn so với doanh thu phí BH (13%).
Tuy nhiên, so với thị trường BHNT quá trình 23 năm hoạt động tại Việt Nam có thể kể đến những thương hiệu top đầu của ngành: Bảo Việt (23 năm), Prudential (19 năm), Manulife (20 năm), AIA (19 năm), Dai-i-chi (18 năm) thì Vietinbank Aviva (nay là Aviva Việt Nam) 8 năm với các chỉ số kinh doanh trên cho một công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được đánh giá là khả thi và lạc quan với sự vận hành chung của thị trường của hiện tại.