Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường lao động ở việt nam (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Đánh giá chung

2.2.1. Những thành tựu

Thị trường lao động Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Có thể nhận thấy dễ dàng một trong những thành tựu đó là sự tăng lên nhanh chóng của cung lao động. Mỗi năm lực lượng lao động Việt

Nam tăng khoảng 2,4% (giai đoạn 2000 - 2008). Sự gia tăng mạnh mẽ của lực lượng lao động đã đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế về lao động.

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, chất lượng lao động cũng ngày càng được cải thiện. Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động không ngừng được nâng lên. Nếu như năm 2000 chỉ có 17,58% lực lượng lao động có trình độ tốt nghiệp THPT thì năm 2007 đã có tới 23,4% lực lượng lao động tốt nghiệp THPT. Tỉ lệ lao động mù chữ giảm dần.

Giai đoạn 2000- 2008, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo lên 32,1% năm 2008. Những vùng có tiềm năng kinh tế mạnh thì tỷ lệ lao động qua đào tạo

Bộ là những vùng có chất lượng lao động cao nhất nước, thể hiện ở tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 lần lượt là: 39,5%; 42,5% và 34,6%.

Những năm qua, số học sinh được tuyển mới vào các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề ngày càng tăng. Điều đáng chú ý là tỷ lệ gia tăng của quy mô tuyển sinh vào hệ học nghề là cao nhất. Đó là sự điều chỉnh rất đúng đắn vì thị trường lao động Việt Nam đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề. Nếu như năm 2001, quy mô tuyển sinh đào tạo nghề chỉ là 886 nghìn thì năm 2008 tăng lên 1760 nghìn. Cơ cấu đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng sát với thực tế nhu cầu của thị trường hơn. Nếu như năm 2001 tỷ lệ đào tạo của Việt Nam là 1 cao đẳng, đại học tương ứng với 2,66 công nhân kỹ thuật thì năm 2008 tỷ lệ này là: 1 – 4,12.

Như vậy có thể nhận định rằng trong những năm gần đây và hiện nay, cung lao động của Việt Nam tăng nhanh về số lượng và chất lượng thì ngày càng được nâng lên.

Trong thời kỳ 2001 – 2008, trung bình mỗi năm có khoảng 1,5 triệu việc làm mới được tạo ra, năm 2008 là 1,615 triệu. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, nhiều việc làm mới được tạo ra, nhiều cơ hội cho người lao động. Cơ cấu lao động – việc làm cũng có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Nếu như năm 2000 cơ cấu lao động lần lượt trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ lần lượt là 65,1%; 13,1%; 21,1% thì đến năm 2008 các con số lần lượt là: 52,4%; 20,8%; 26,8%. Mục tiêu đến 2015, cơ cấu lao động của Việt Nam sẽ thay đổi là: lao động nông nghiệp tiếp tục giảm, lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cao hơn. Cụ thể là: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 44%.

Do tạo ra được ngày càng nhiều việc làm mới nên tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giảm đáng kể. Năm 1997 tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 6,01% thì đến năm 2008 con số này chỉ còn 4,65%. Ở khu vực nông thôn, tỷ

lệ thời gian lao động được sử dụng cũng tăng lên từ 73,14% năm 1997 lên 82% năm 2008.

Tiền lương, tiền công của người lao động đã được nâng lên. Việc áp dụng mức lương tối thiểu và điều chỉnh quan hệ tiền lương ngày càng hợp lý hơn đã phần nào đảm bảo được quyền lợi của người lao động, kích thích người lao động tham gia lao động và tìm kiếm việc làm.

Một trong những thành tựu của thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây đó là sự phát triển mạnh của hệ thống dạy nghề. Hệ thống dạy nghề được xây dựng theo ba cấp: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề đã và đang thu hút ngày càng đông đảo người lao động tham gia học tập, nâng cao cao trình độ tay nghề. Ở những thị trường lao động lớn như ĐBSH, ĐNBộ tập trung khá lớn các trường, trung tâm đào tạo nghề, lần lượt là 30,2% và 26,5% tổng số hệ thống đào tạo nghề cả nước. Quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo nghề ngày càng được nâng lên. Đội ngũ giáo viên dạy nghề, trang thiết bị hỗ trợ dạy nghề được quan tâm, đầu tư thích đáng. Các hoạt động bồi dưỡng, liên thông đào tạo, liên kết quốc tế trong đào tạo nghề cho người lao động được triển khai tương đối tốt. Thực tế là đã có nhiều dự án bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề phát huy hiệu quả cao. Các chương trình liên kết đào tạo nhân lực có trình độ quốc tế ngày càng được mở rộng, có thể kể tới các đối tác liên kết từ Châu Âu như: Anh, Pháp, Nga, Đức, Thuỵ Sĩ,; Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, ... và một số quốc gia khác như: Úc, Hoa Kỳ, ...

Việc xuất khẩu lao động của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng mạnh, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng hơn. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến năm 2005, Việt Nam đã đưa được 259.000 lao động đi làm ở nước ngoài, gấp 3 lần giai đoạn 1996- 2000 (95.000 lao động); năm 2006, Việt Nam đưa được 78.000 lao động, năm 2007 là 8,5 vạn, 2008 là 8,6 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng được mở rộng hơn. Nếu như trước đây,

Việt Nam chủ yếu đưa lao động sang nước Đông Âu thì hiện nay các thị trường: Đông Bắc Á, Trung Đông, EU là các thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam. Hiện nay, thị phần lao động Việt Nam ở nước ngoài đã tăng lên đáng kể, trong đó ở Hàn Quốc khoảng 30 nghìn người; ở Mailaxia trên 100 nghìn người; ở Đài Loan hơn 90 nghìn người; Nhật Bản gần 20 nghìn người,... việc xúc tiến đưa lao động Việt Nam sang Canađa, Hoa Kỳ, Úc, Italia và một số quốc gia khác đang được triển khai nhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam, nâng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, dự kiến năm 2015, khoảng 100 nghìn đến 120 nghìn người/năm.

Các hình thức giao dịch và các kênh giao dịch của thị trường lao động ngày càng sôi động hơn. Ngoài hình thức giao dịch chính quy, giao dịch phi chính quy cũng xuất hiện ngày càng đa dạng.

Vai trò của các trung tâm dịch vụ việc làm công và tư nhân phát triển rộng khắp, giúp người lao động trong học nghề và tìm kiếm việc làm được tốt hơn.

Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường lao động từng bước được nâng lên.

Những năm qua Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện những quy định của Nhà nước liên quan tới các quan hệ lao động – việc làm nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lao động – việc làm hoạt động đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, việc xử lý nghiêm những vi phạm, sai trái của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã góp phần ổn định, lành mạnh hoá sự phát triển của thị trường lao động.

Từ thực trạng phát triển của thị trường nêu trên, có thể thấy những vấn đề bức xúc của thị trường lao động Việt Nam hiện nay như sau:

* Sự mất cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động.

Theo Niên giám thống kê và điều tra về lao động việc làm, tốc độ tăng trưởng của cung lao động nước ta giai đoạn 1991–1995 khoảng 3– 3,2%/năm, giai đoạn 1996-2008 khoảng 2,6-2,8%/năm. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,2 - 1,4 triệu lao động. Nếu tính thêm số lao động dôi dư hàng năm từ cải cách doanh nghiệp Nhà nước, số lao động thất nghiệp, số người làm nội trợ tại gia đình,....thì cung lao động lớn hơn rất nhiều (thêm khoảng 3 – 4 triệu lao động mỗi năm). Trong đó cầu lao động lại tăng chậm. Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ - TB - XH, từ năm 1996 đến nay, mỗi năm nước ta chỉ tạo thêm được khoảng 1,5 triệu việc làm mới. Như vậy, hằng năm số việc làm mới được tạo ra chỉ xấp xỉ bằng số lao động tăng thêm hàng năm. Do vậy số thất nghiệp hằng năm là rất lớn, đặc biệt là ở khu vực thành thị, số lao động thất nghiệp hàng năm khoảng 1,5 triệu người.

Về chất lượng của cung – cầu lao động cũng có sự mất cân đối: Lao động kỹ thuật chuyên môn thiếu, lao động phổ thông lại dư thừa. Tính đến năm 2006, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nước ta là 32,1% lực lượng lao động phổ thông chiếm tới 67,9%. Trong khi đó theo phân tích thực tế và kinh nghiệm ở các nước đi trước thì ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phải có 60 – 70% lao động qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật.

Cơ cấu theo trình độ giữa cung và cầu mất cân đối. Nhu cầu của thị trường lao động cần lao động có kỹ thuật được đào tạo nghề nhưng cung lại thiếu. Theo báo cáo của các đơn vị tuyển dụng năm 2007 - 2008, trong khi tỷ lệ những người lao động qua đào tạo công nhân kỹ thuật nước ta rất thấp thì nhu cầu tuyển dụng lao động công nhân kỹ thuật từ phía các nhà

lao động kỹ thuật. Trong khi đó cung về lao động phổ thông so với cầu lại thừa khoảng 10%.

* Tỉ lệ lao động tham gia quan hệ thị trường thấp.

Năm 2007 số lao động làm công ăn lương (lao động tham gia vào quan hệ thị trường ở nước ta chỉ chiếm 25,6% lực lượng lao động cả nước (khoảng 11 triệu lao động), năm 2008 là 26,8%.

Nếu không tính đến số người làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (vì những người này rất ít tham gia vào những biến động của thị trường lao động) thì số lao động thực tế tham gia vào những biến động của thị trường lao động thì số lao động thực tế tham gia vào thị trường lao động còn giảm đi nhiều. Như vậy tỷ lệ lao động chính thức tham gia vào thị trường lao động ở nước ta năm 2008 chỉ còn khoảng 18% lực lượng lao động của cả nước. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động làm công ăn lương ở khu vực chính thức là rất nhỏ chỉ khoảng 2,5%.

Sự di chuyển lao động còn nhiều hạn chế. Các dòng di chuyển lao động từ ngành này đến ngành khác, từ nông thôn ra thành thị, di chuyển lao động quốc tế chưa phản ánh đúng tiềm năng của thị trường lao động. Năm 2008 vẫn có tới 52,4% tổng số lao động hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, mỗi năm chỉ có khoảng 1,5% lao động từ nông nghiệp chuyển sang các ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng.

* Chính sách tiền lương còn nhiều bất cập.

Mức lương tối thiểu còn rất thấp mặc dù đã được điều chỉnh nhiều lần. Việc xác định tiền lương tối thiểu ở Việt Nam vẫn còn mang nặng yếu tố ngân sách, dựa trên sự cân đối ngân sách chưa thật sự dựa trên cơ chế ba bên là Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động. Mặt khác tỷ lệ tăng tiền lương tối thiểu nhiều khi thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát, qua đó làm cho giá trị thực tế của tiền lương tối thiểu giảm xuống.

Ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, mức lương tối thiểu, hệ số lương chưa được cải thiện đúng mức. Do vậy thu nhập của người lao động vẫn rất thấp. Do vậy chưa thu hút được lao động chất lượng cao vào làm việc ở khu vực này.

Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương trả thực tế bình quân/tháng của người lao động có xu hướng tăng lên, mức bình quân khoảng 5,21%/năm. Các doanh nghiệp FDI tại các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) có mức trả lương bình quân thực tế cao nhất 2 triệu – 3,6 triệu đồng/người/tháng. Tiền lương/người/tháng thấp nhất là ở doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng (khoảng 1 triệu đồng/người/tháng). Tuy được trả mức lương cao hơn ở các khu vực khác nhưng hiện nay người lao động tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường phải chịu áp lực từ công việc rất cao, thời gian lao động dài qúa mức quy định.

Ở khu vực doanh nghiệp tư nhân, tiền công của người lao động đã được cải thiện song vẫn rất thấp do nhiều nguyên nhân: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất thấp, tính chất không ổn định,... các chế độ bảo hiểm bắt buộc chưa được thực hiện đầy đủ.

* Hệ thống chính sách, quản lí chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Hệ thống pháp luật cho thị trường lao động còn chưa đồng bộ, nhiều bất cập so với thực tế.

Mặc dù đã được ban hành về cơ bản song hệ thống pháp luật về thị trường lao động hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập so với thực tế, cụ thể:

Bộ luật Lao động có hiệu lực từ 01/01/1995, mặc dù đã qua sửa đổi, bổ sung, song do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế một cách mạnh mẽ. Do vậy, đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện Bộ luật Lao động một cách thường xuyên cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế, trên cơ sở đó sớm ban hành Bộ luật Lao động mới.Các văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động chưa được ban hành kịp thời; Từ

đó gây ra những khó khăn trong thực hiện Bộ luật Lao động của các chủ thể kinh tế.

Bộ luật Lao động vẫn chưa có ảnh hưởng đến toàn bộ người lao động và người sử dụng lao động, nhất là ở khu vực phi chính quy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Các chính sách của Nhà nước về thị trường lao động chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm, chưa thực hiện sự hướng vào để phát triển thị trường lao động.

- Bộ máy tổ chức thị trường lao động hoạt động chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn

Bộ máy quản lý thị trường lao động ở nước ta ở Trung ương là Bộ Lao động – Thương binh - Xã hội, ở địa phương là các Sở, Phòng Lao động – Thương binh - Xã hội. Tuy nhiên bộ máy quản lý thị trường lao động vẫn còn thiếu và yếu, hệ thống cơ sở, thiết bị lạc hậu, trình độ và số lượng cán bộ còn yếu kém. Do đó việc quản lý thị trường lao động là còn nhiều yếu kém.

Tổ chức đại diện cho người lao động là Công đoàn, thực tế mới chỉ có khoảng 15% lực lượng lao động cả nước được Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trên thị trường lao động, gần 85% tổng số lao động còn lại thì chưa có tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ trên thị trường lao động.

- Hệ thống dịch vụ lao động hoạt động chưa có nhiều hiệu quả.

Hệ thống dịch vụ việc làm hàng năm đã dạy nghề, tổ chức giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho hàng trăm nghìn lượt người. Tuy nhiên, hệ thống này còn rất nhiều tồn tại:

Các trung tâm dịch vụ việc làm đa phần tập trung ở các thành phố, khu trung tâm đô thị, đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, các thiết bị được

phục vụ chủ yếu cho công tác đào tạo chứ ít ảnh hưởng tới hoạt động dịch vụ việc làm.

Đối với các cơ sở dịch vụ việc làm hầu hết đều không đủ năng lực để hoạt động, các chi phí cho hoạt động dịch vụ việc làm rất khó kiểm soát. Có khá nhiều cơ sở chỉ đăng ký trên danh nghĩa nhưng thực tế lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường lao động ở việt nam (Trang 63)