Kiến nghị về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118)

3.3.3. Một số kiến nghị khác

3.3.3.1. Kiến nghị về phía Chính phủ

Đối với ngành dệt may, Chính phủ trƣớc hết cần xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp hơn. Hiện tại, hàng rào thuế quan đã tƣơng đối rõ ràng. Tuy nhiên, hàng rào thuế quan và các hàng rào khác cần liên tục đƣợc theo dõi, nhằm tạo đủ chính sách bảo hộ và động lực cho DN trong ngành phát triển, nhƣng vẫn không vi phạm cam kết theo các hiệp định quốc tế. Các thông tin về thuế quan và các công cụ thƣơng mại khác trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam và của các đối tác thƣơng mại chính cần đƣợc cung cấp đầy đủ theo

111

cách dễ tiếp cận nhất. Chính phủ cũng cần nghiên cứu các chính sách có tính định hƣớng tốt hơn nhằm tạo điều kiện cho DN nâng cao khả năng cạnh tranh và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Mạng lƣới tham tán thƣơng mại ở nƣớc ngoài cũng cần làm tốt công tác XTTM, đồng thời cần làm tốt vai trò thu thập và cung cấp thông tin về tiếp cận thị trƣờng cho các DN dệt may trong nƣớc.

Chính phủ cần có những cải cách thực sự cải thiện môi trƣờng kinh doanh (bao gồm cả quy trình, thủ tục hành chính) và việc tiếp cận các nguồn lực (lao động có kỹ năng, vốn và mặt bằng kinh doanh). Lƣu ý là WTO vẫn cho phép sử dụng một số biện pháp hỗ trợ của chính phủ nhƣ: hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ XTTM, hỗ trợ cung cấp thông tin về sản phẩm, thị trƣờng, và hỗ trợ chuyển giao công nghệ - đây cũng là những lĩnh vực thƣờng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của DN nhất.

Để tiếp cận tốt hơn với một số thị trƣờng trọng điểm, Bộ Công Thƣơng đã đề ra một số giải pháp cụ thể. Với thị trƣờng Hoa Kỳ, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chính sách quản lý, điều hành hai chiều giữa Bộ Công Thƣơng và Hải quan, đồng thời triển khai hoạt động của Tổ kiểm tra cơ động. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tổ chức làm việc với các DN sản xuất và XK lớn (đặc biệt là XK những mặt hàng trong diện giám sát) để nắm rõ khả năng sản xuất, XK, chủ động và đƣa kế hoạch đẩy mạnh XK phù hợp, vừa có sự kế thừa vừa có tính phát triển. Các cơ quan liên quan của Việt Nam cũng cần tích cực làm việc với phía Hoa Kỳ để thị trƣờng này không áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may XK của Việt Nam.

Đối với thị trƣờng EU, Việt Nam cần chú ý đến việc EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc kể từ năm 2008, điều này sẽ ảnh hƣởng đáng kể đối với XK dệt may của Việt Nam. Vì vậy, cần nghiên cứu tác động của việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, cả về thị trƣờng EU và

112

đối với hàng XK của Việt Nam, để giúp các DN định hƣớng mặt hàng và nƣớc XK, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đối với thị trƣờng Nhật Bản, các bộ ngành liên quan của Việt Nam cần phối hợp, liên kết với Nhật Bản hỗ trợ trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và Trung tâm đào tạo chất lƣợng cao và hợp tác quốc tế cho ngành dệt may nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành này và đào tạo cán bộ kỹ thuật tay nghề cao, cán bộ thiết kế thời trang cho ngành.

3.3.3.2. Kiến nghị về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam

Trƣớc hết, HHDMVN cần tiếp tục phối hợp với các DN và mạng lƣới tham tán thƣơng mại ở nƣớc ngoài để thực hiện tốt công tác XTTM, giúp các DN tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng. Tích cực hợp tác với các tổ chức ngành nghề, xã hội khu vực và quốc tế nhằm duy trì hệ thống thông tin nhiều chiều đáng tin cậy và thực hiện vận động các nhà xây dựng và thực thi chính sách tạo thuận lợi cho các DN, hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập thị trƣờng quốc tế. Để công tác này đƣợc thực hiện hiệu quả, HHDMVN cần phối hợp với các cơ quan liên quan để tìm hiểu thông tin về nhu cầu của thị trƣờng, chính sách thƣơng mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật,… để từ đó phổ biến lại cho DN.

Để bảo đảm việc đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do có hiệu quả thực tiễn cao nhất, quá trình chuẩn bị thông tin cho đàm phán cần có sự đối thoại với DN. Tuy nhiên, với số lƣợng lớn các DN trong ngành dệt may nhƣ hiện nay, việc đối thoại và trao đổi thông tin với tất cả các DN này hầu nhƣ là không khả thi. Ngƣợc lại, nếu đối thoại chỉ diễn ra với một số DN lớn trong ngành dệt may thì sẽ gây ra quan ngại về bất bình đẳng thông tin giữa các DN. Chính ở đây, vai trò của HHDMVN cần đƣợc thể hiện qua việc tìm hiểu thông tin, yêu cầu của phía DN để đề đạt với cơ quan đàm phán, đồng thời tìm hiểu các thông tin trong quá trình đàm phán có liên quan để phổ biến lại cho các DN.

113

3.3.3.3. Kiến nghị về phía doanh nghiệp dệt may:

DN cần thúc đẩy XK các mặt hàng dệt may truyền thống với nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm kết hợp với nâng cao khả năng cạnh tranh không qua giá. Đây là chiến lƣợc tận dụng tốt nhất “cái hiện có” cùng chuẩn bị các điều kiện cho cuộc cạnh tranh mới. Các mặt hàng dệt may XK tận dụng lợi thế chi phí lao động thấp vẫn có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Việc thúc đẩy XK các mặt hàng truyền thống phải đi kèm với các nỗ lực hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh. Chẳng hạn, DN phải chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những hàng rào kỹ thuật tại các thị trƣờng phát triển. Thay vì tƣ thế bị động, DN cần chủ động để có thể kiểm soát đƣợc sản phẩm của mình ngay từ đầu. Thông tin về chính sách, thị trƣờng đƣợc Chính phủ và Hiệp hội cung cấp chính là nền tảng cho sự chủ động ấy. Đặc biệt, các DN cũng cần nắm bắt triển vọng tiếp cận các thị trƣờng khi Việt Nam đang đàm phán các hiệp định Hiệp định thƣơng mại tự do.

Về dài hạn, DN cần nhận thức rằng chỉ có đa dạng hóa sản phẩm dệt may (bao gồm cả tạo sự khác biệt) và nâng cao khả năng cạnh tranh không qua giá mới đảm bảo XK bền vững. Về thực chất, đây chính là quá trình tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong các mặt hàng XK thông qua đầu tƣ có hiệu quả vào con ngƣời, vốn và công nghệ. Quá trình này cần thời gian, song DN cần bắt đầu thực hiện ngay với những chƣơng trình hành động cụ thể. Khả năng cạnh tranh XK trong dài hạn của DN chỉ có thể đƣợc tăng cƣờng khi DN đánh giá đúng bản thân, nỗ lực “vừa làm vừa học” qua cạnh tranh, liên kết. và có hiểu biết sâu sắc về thị trƣờng.

Mở rộng phạm vi hiểu biết trƣớc hết là hệ thống ƣu đãi tổng quan (GSP), qui định chống bán phá giá và các rào cản phi thuế quan của các thị trƣờng (đặc biệt là những quy định, yêu cầu đƣợc tiêu chuẩn hóa). Cần tiếp cận các kênh thông tin có chất lƣợng, học hỏi những bài học quá khứ của các nƣớc và

114

của chính Việt Nam. Tiếp đó là hiểu biết về nhu cầu của các thị trƣờng, đặc biệt là các thị trƣờng chính (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,…) có sức mua lớn, đa dạng về thị hiếu, có cấu trúc dân số đặc thù và sự phân khúc thị trƣờng tƣơng đối rõ rệt,… để có kế hoạch sản xuất và kinh doanh hiệu quả nhất.

115

KẾT LUẬN

Xu hƣớng quốc tế hoá nền sản xuất và sự dịch chuyển trong sản xuất hàng dệt may từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để dệt may Việt Nam phát triển. Cùng với sự đổi mới kinh tế toàn diện của Nhà nƣớc, các DN thuộc ngành dệt may đã chủ động các kế hoạch sản xuất, kinh doanh nên đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trƣởng cao. Các sản phẩm dệt may đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong kim ngạch các mặt hàng XK của đất nƣớc. Nhiều công ty dệt may đã phát triển thành những DN có uy tín trên thị trƣờng nội địa và quốc tế. Dệt may cũng là ngành thu hút đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo việc làm cho một số lƣợng lớn lao động, đóng góp lớn vào sự tăng trƣởng của kinh tế đất nƣớc.

Tuy nhiên, ngành dệt may nƣớc ta cũng đang đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức hết sức khắc nghiệt. Yêu cầu hội nhập buộc các sản phẩm dệt may Việt Nam phải cạnh tranh một cách khốc liệt và sòng phẳng với các “cường quốc” dệt may trong khu vực và thế giới nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… với trình độ công nghệ đi trƣớc chúng ta hàng chục năm.

Để phát triển thị trƣờng dệt may trong và ngoài nƣớc trong điều kiện hiện nay, ngành dệt may Việt Nam phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: từ giải phát phát triển ngành, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, giải pháp marketing, giải pháp chủ động nguyên phụ liệu, giải pháp về nguồn nhân lực, về khoa học công nghệ,… chú trọng công tác thiết kế sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến và hợp tác thƣơng mại với các thị trƣờng đang có, thị trƣờng tiềm năng và thị trƣờng đã mất.

Với những gì đã trình bày, luận văn đã cơ bản giải quyết tốt các nhiệm vụ nghiên cứu đó là:

116

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận làm tiền đề phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển thị trƣờng dệt may.

- Tổng hợp kinh nghiệm phát triển của các “cường quốc” về may mặc qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác phát triển thị trƣờng dệt may.

- Nghiên cứu và phân tích thực trạng thị trƣờng và công tác nghiên cứu thị trƣờng của ngành dệt may, nêu rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động này trong thời gian qua.

- Nêu rõ các giải pháp và đề xuất những kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng dệt may trong những năm tiếp theo.

Do đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về công tác phát triển thị trƣờng dệt may, cộng với những hạn chế của bản thân tác giả và những biến đổi phức tạp của tình hình trong nƣớc và thế giới trong giai đoạn hiện nay, nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của các nhà quản lý, lãnh đạo các DN dệt may và đông đảo độc giả để có thể hoàn thiện hơn về đề tài này ở các công trình nghiên cứu tiếp theo./.

117

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ray M.A. (1997), Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh Niên, Hà

nội.

2. Muhammad S.A. (1993), Chính phủ và thị trường trong các chiến

lược phát triển kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Mitokharu Aoki (1993), Nghệ thuật quản lý kiểu Nhật Bản, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Mai Hoàng Ân (2002), “Tổng công ty dệt may Việt Nam - Hiện tại và tƣơng lai”, Tạp chí thương mại, (32), tr. 33

5. Lan Anh (2003), “Ngành dệt may Việt Nam - thiết kế và sản xuất chƣa gặp nhau”, Thời báo kinh tế Sài gòn, (15), tr. 16 - 17.

6. Đỗ Đức Bình (1997), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Fred R.B. (2000), “Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ: Các cơ hội đối với ngành dệt may Việt Nam”, Tạp chí dệt may Việt Nam, (08), Tr. 13-14.

8. Bộ Công Nghiệp (2004), Quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

9. Bộ Công thƣơng – Trung tâm thông tin công nghiệp và thƣơng mại (2010), Ngành dệt may với thị trường nội địa, Nxb Công thƣơng, Hà Nội

10. Bộ Công thƣơng (2008), Quy hoạch phát triển ngành May đến năm

2015.

11. Bộ Công thƣơng (2010), Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến 2020.

12. Bộ Công thƣơng - Cục XTTM (2006), Dự án VIE/61/94 về Đánh giá tiềm năng XK của Việt Nam.

13. Bộ Công thƣơng - Cục XTTM (2008), Báo cáo chương trình thương mại quốc gia ba năm 2006 – 2008.

118

14. Bộ Công thƣơng - Cục XTTM (2010), Báo cáo xúc tiến xuất khẩu

2009 - 2010.

15. Bộ Công thƣơng - Cục XTTM (2009), Xu hướng và triển vọng ngành hàng dệt may Việt Nam.

16. Bộ Công thƣơng - Cục XTTM (2010), Một số biện pháp hỗ trợ phát triển ngành dệt may Việt Nam.

17. Bộ Thƣơng mại – Trung tâm thông tin thƣơng mại (2001), Hướng

dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Bộ Thƣơng mại - Trung tâm tƣ vấn và đào tạo kinh tế Thƣơng mại (2001), Hợp tác thương mại hướng tới thị trường Mỹ, Nxb Giao thông vận

tải, Hà Nội.

19. Chu Văn Cấp, Phạm Quang Phan, Trần Bình Trọng (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin: Dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trưởng đại học, cao đẳng, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

20. Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lực (1995), Kinh

tế quốc tế, Nxb TP.HCM, TP.Hồ Chí Minh.

21. Trƣơng Đình Chiến, Tằng Văn Bền (1998), Marketting trong quản

trị kinh doanh, Nxb thống kê, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.

23. Chính phủ, Quyết định số 36/2008/QĐ – TTg (2008), Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

24. Fred R. D(1995), Khái luận về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội.

119

25. Trần Minh Đạo, Vũ Trí Dũng (2001), Giáo trình marketing quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

26. Vũ Bá Định (2001), “Hàng dệt may tiếp cận thị trƣờng Mỹ”, Tạp chí Dệt may và thời trang Việt Nam, (07).

27. Vũ Đức (2002), “Thách thức xuất khẩu hàng dệt may”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (41).

28. Michel E.P (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Kỹ thuật, Hà Nội. 29. Dƣơng Đình Giám (2001), Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

30. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Đình Kháng, Lê Danh Tốn (2004), Giáo

trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Nguyễn Hoàng (2009), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh XK vào thị trường các nước EU của DN dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế.

32. Nguyễn Mạnh Hùng (1996), Phương hướng và biện pháp chủ yếu

nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN Nhà nước thuộc chuyên ngành dệt may XK tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ

kinh tế.

33. Hiệp hội dệt may Việt Nam (2006), Chiến lược XK ngành dệt may

giai đoạn 2006 – 2010.

34. Nguyễn Văn Kỷ (2000), “Hàng dệt may Việt Nam trƣớc hội nhập - mừng và lo”, Tạp chí Dệt may Việt Nam, (06), Tr. 7 - 8.

35. Philippe Laserre, Joseph Putti (1996), Chiến lược quản lý và kinh

doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Thuỳ Liên (2003), “Ngành bông Việt Nam: Khó tăng tốc đúng nhƣ kế hoạch”, Báo Doanh nghiệp, (52).

120

37. Karl Marx (1976), Tư bản -Quyển 1 tập 1, Nxb Sự thật.

38. Anh Minh (2003), “Quyết định xoá bỏ quota dệt may: Trung Quốc có quá nhiều lợi thế”, Báo Doanh nghiệp, (25), tr. 9 - 10.

39. Lê Nguyên (1999), “Thời kỳ mới của dệt may Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, (01), tr. 8 - 9.

40. Hồng Phối (2002), “Ngành dệt may Việt Nam cần chung sức nắm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)