3.1.1 .Khái quát về ngành dầu thực vật Việt Nam
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
3.1.2.1. Quá trình phát triển
Trƣớc năm 1975, Tƣờng An là cơ sở sản xuất dầu ăn nhỏ với tên gọi là Tƣờng An, công ty do một ngƣời Hoa làm chủ. Sau ngày 30/04/1975, cơ sở đƣợc nhà nƣớc tiếp quản và chuyển tên thành Xí nghiệp Công quản Dầu ăn Tƣờng An công ty.
Ngày 20/11/1977, Bộ lƣơng thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP – TC chuyển Xí nghiệp Công quản Dầu ăn Tƣờng An thành Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam. Tiếp theo đó là Nhà máy dầu Tƣờng An trực thuộc Công ty dầu thực vật Hƣơng liệu Mỹ phẩm Việt Nam.
Nhà máy dầu Tƣờng An đƣợc cổ phần hóa theo quyết định số 42/2004/QĐ – BCN ngày 04 tháng 06 năm 2004 của Bộ Công nghiệp, ngày 01 tháng 10 năm 2004 chính thức trở thành Công ty cổ phần dầu thực vật Tƣờng An với Vốn điều lệ là 189.802.000 đồng
Cổ phiếu của công ty đƣợc cấp phép niêm yết tai Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào ngày 06/12/2006. Số lƣợng cổ phiếu niêm yết là 18.980.200 cổ phiếu. Cổ phiếu của công ty chính thức đƣợc giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM từ ngày 26/12/2006.
Tháng 11/2008 Công ty chính thức đƣa nhà máy dầu Phú Mỹ đi vào hoạt động. Đây là một trong những nhà máy có công suất lớn và công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội.
3.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất kinh doanh các loại dầu thực vật với các nhóm sản phẩm chính bao gồm: dầu chiên xào, dầu cao cấp và dầu đặc. Trong đó, dầu chiên xào là nhóm sản phẩm truyền thống dành cho đối tƣợng khách hàng phổ thông, dầu dinh dƣỡng là dòng sản phẩm cao cấp đã bổ sung một số chất dinh dƣỡng có lợi cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng và dành cho đối tƣợng khách hàng có thu nhập cao và dầu đặc là các sản phẩm dầu công nghiệp (magarine, shortening) chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền
3.1.2.3. Năng lực sản xuất
Để nâng cao năng suất công ty đã tiến hành đầu tƣ nhà máy Dầu Phú Mỹ công suất 600 tấn/ ngày, có vị trí thuận lợi nằm sát các cảng biển nƣớc sâu ( cảng Phú Mỹ, cảng Đạm – Bà Rịa Vũng Tàu), do đó có thể tiết giảm chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả cho công ty. Nhà máy đã đƣợc đƣa vào hoạt động từ năm 2008,
nâng tổng công suất của công ty lên 810 tấn/ngày, tƣơng đƣơng khoảng 245.000 tấn/ năm và là doanh nghiệp có năng lực sản xuất đứng thứ 2 toàn ngành.
Sau hơn 30 năm liên tục đầu tƣ xây dựng và phát triển, đến nay với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến, Tƣờng An đạt tổng công suất 130.000 tấn/ năm, gồm 3 nhà máy sản xuất gồm nhà máy dầu Tƣờng An, nhà máy dầu Vinh, nhà máy dầu Phú Mỹ. Thị trƣờng xuất khẩu chính: Nhật Bản, Trung Đông, Đông Âu, Hong Kong, Đài Loan,...
3.1.2.5. Mạng lưới phân phối
Mạng lƣới phân phối của Tƣờng An với hơn 200 nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm, 100 khách hàng sản xuất công nghiệp và 400 siêu thị, nhà hàng, quán ăn, trƣờng học, nhà trẻ,... đƣợc xây dựng rộng khắp 64 tỉnh thành trên cả nƣớc Các chi nhánh và văn phòng đại diện chi nhánh miền bắc, miền trung và văn phòng đại diện miền Tây
3.1.2.6. Nguyên vật liệu đầu vào
Đối với các nguyên liệu chính nhƣ dầu cọ và dầu nành ở dạng thô thì công ty sẽ mua từ công ty mẹ Vocarimex và Vocarimex sẽ nhập khẩu trực tiếp từ Indonexia và Malayxia. Đối với các nguyên vật liệu phụ khác nhƣ dầu mè, dầu phộng, dầu dừa và chai nhựa, dán nhãn, thùng carton thì công ty mua 100% từ các công ty nội địa nhƣ công ty cổ phần Dầu thực vật Thủ Đức, Công ty cổ phần Dầu thực vật Tiền Giang, ...
3.1.2.7. Tình hình tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong doanh thu, đặc thù của ngành dầu ăn ở Việt Nam là chi phí giá vốn rất cao, xuất phát từ việc phải nhập khẩu các nguyên liệu chính từ nƣớc ngoài về do chƣa phát triển đƣợc vùng nguyên liệu. Trung bình trong giai đoạn 2013 – 2015 giá vốn hàng bán của Tƣờng An là 90,2%
Chi phí bán hàng đƣợc sử dụng không hiệu quả, do thị phần sụt giảm đáng kể nên công ty sẽ có xu hƣớng chi nhiều hơn cho việc bán hàng để giữ thị phần. Nhƣng trong khoản mục chi phí bán hàng của công ty thì khoản “chi phí khác” chiếm tỷ trọng rất cao (trung bình 76,8%) mà không đƣợc liệt kê trong bảng thuyết minh và
thực tế cho thấy, dù chi phí bán hàng tăng đều qua các năm thì thị phần công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An vẫn giảm đều
Giá nguyên liệu chính đang trên đà giảm mạnh, hàng tồn kho của công ty đang giữ ở mức 463, 5 tỷ đồng (nguyên liệu chiếm 66,8%) để sử dụng cho mùa cao điểm sẽ giúp cho công ty cải thiện đƣợc biên lợi nhuận gộp trong ngắn hạn. Trong 4 năm trở lại đây (2012 – 2015) thì tỷ trọng nguyên liệu nhập từ Vocarimex đang tăng dần ở mức cao (trung bình 4 năm là 69,9%). Tuy nhiên, 90% nguyên liệu đầu vào của Vocarimex lại phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất nƣớc ngoài nhƣ Wilmart, Bunge và Denali, sau đó bán lại cho công ty Tƣờng An mới mức giá cao hơn 3% - 5% so với giá thị trƣờng.
Nhìn chung trong 8 năm trở lại đây ROE của công ty đang ổn định ở mức thấp là 14%/ năm, giảm khá mạnh so với mức ROE giai đoạn 2005 -2007 là 24%. Biên lợi nhuận ròng luôn duy trì ở mức thấp (1,3%) do tính chất chung của ngành Dầu ăn và việc quản lý chi phí không tốt của công ty. Việc sử dụng tài sản của công ty cổ phần Dầu thực vật Tƣờng An cũng thể hiện đƣợc sự thiếu hiệu quả nghiêm trọng khi vòng quay tổng tài sản giảm liên tục trong 4 năm qua. Do đặc thù ngành dầu ăn, công ty cần vay vốn khá nhiều từ ngân hàng để bổ sung vốn lƣu động cho chu kỳ kinh doanh : vay tiền – nhập hàng – bán sản phẩm – thu tiền nợ.
Trong cơ cấu sản phẩm, nhóm dầu chiên xào là dòng sản phẩm chính của công ty. Tuy nhiên đây cũng là ngành hàng chịu cạnh tranh gay gắt nhất và có chi phí quảng cáo, bán hàng lớn nhất do đó biên lợi nhuận gộp sau bán hàng đối với dòng sản phẩm này trung bình chỉ đạt khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với dòng sản phẩm dầu đặc (6%) và dầu cao cấp (13%).Vì vậy, mặc dù chiếm đến 90% trong cơ cấu doanh thu của công ty, nhóm dầu chiên xào chỉ đóng góp khoảng 50% lợi nhuận của công ty. Đối với dòng hàng cao cấp, mặc dù có biên lợi nhuận cao tuy nhiên do nhu cầu của thị trƣờng còn ở mức thấp nên khó có thể trở thành sản phẩm chiến lƣợc của công ty trong thời gian tới để thay thế nhóm dầu chiên xào đang bị cạnh tranh gay gắt.