CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3 Một số kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị đối với Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel:
- Ban lãnh đạo Tổng Công ty cần thành lập đội ngũ phân tích tài chính riêng, làm nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính, năng lực tài chính của Tổng Công ty và các công ty thành viên nhằm kiểm soát các rủi ro về tài chính, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý tài chính và đề xuất các phƣơng án, giải pháp tài chính cho Tổng Công ty.
- Hoàn thiện các tính năng của phần mềm quản lý, xây dựng hệ thống phần mềm bán hàng và phần mềm kế toán đồng bộ để các dữ liệu có thể kết nối với nhau, giúp cho việc xử lý các dữ liệu hệ thống nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo
chính xác do giảm các khâu xử lý thủ công trung gian. Đây là cơ sở để Tổng Công ty thực hiện quản lý tài chính đồng bộ, thống nhất khi phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khó khăn, phức tạp.
- Xây dựng quy trình bán hàng, hậu cần Thƣơng mại điện tử cùng với việc đầu tƣ mạnh về công nghệ thông tin, coi đây là giải pháp thực hiện sự chuyển dịch về chiến lƣợc kinh doanh của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại điện tử. Đây là ngành kinh doanh đƣợc đánh giá đang rất phát triển mà Tổng công ty có lợi thế để triển khai nhằm đẩy mạnh doanh thu, tăng lợi nhuận. - Đầu tƣ nâng cấp hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, kho bãi và dây chuyền khai
thác nhằm nâng cao năng lực phục vụ vận chuyển để phát triển doanh thu, hạn chế sự phụ thuộc vào các hãng vận chuyển bên ngoài. Đây là tiền đề phát triển hoạt động kinh doanh logistics trong thời gian tới. Tuy nhiên Tổng Công ty cũng cần xây dựng phƣơng án đầu tƣ, sử dụng nguồn vốn hiệu quả dựa trên việc phân tích tài chính cũng nhƣ đánh giá chính xác tiềm năng thị trƣờng và phải có lộ trình đầu tƣ cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.
- Tận dụng lực lƣợng cộng tác viên địa bàn của Tổng công ty Viễn thông để nâng cao năng lực thu, phát trên các địa bàn từ tỉnh, xuống huyện, đến các xã, thôn không bị phụ thuộc vào mạng lƣới của Bƣu chính Việt Nam. Nếu phát triển đƣợc lực lƣợng này thì đây chính là nguồn nhân lực rất quan trọng để mở rộng mạng lƣới xa hơn, sâu hơn, phát huy lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.