Quy trình kinh doanh ngoại hối tại Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 56 - 79)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại Ngânhàng TMCP Việt Nam

3.2.1. Quy trình kinh doanh ngoại hối tại Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.2.1.1. Quy định chung

VPBank thực hiện việc mua ngoại hối từ các nguồn sau:

- Tại các chi nhánh của VPBank, có thể khai thác được từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn thu từ các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, tiền mặt của cư dân là người cư trú và người không cư trú, kiều hối, các đại lý vàng… Các chi nhánh không được thực hiện mua của khách hàng này bán cho khách hàng kia, bắt buộc mọi giao dịch đều phải thông qua phòng Kinh doanh thị trường tài chính.

- Tại phòng kinh doanh thị trường tài chính :

Mua từ chi nhánh trong hệ thống: VPBank thông qua đầu mối là Phòng Kinh doanh thị trường tài chính sẽ mua ngoại hối từ các chi nhánh có nguồn cung ngoại hối dồi dào hoặc các chi nhánh bán có mục đích điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống.

Mua trên thị trường liên ngân hàng: VPBank chủ yếu thực hiện mua ngoại hối từ các TCTD trên thị trường liên ngân hàng thông qua phòng Kinh doanh thị trường tài chính – Trung tâm thị trường tài chính nhằm giải quyết thanh khoản của toàn hệ thống khi trạng thái ngoại hối của cả hệ thống âm hoặc để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại hối cho các khách hàng của chi nhánh.

VPBank thực hiện việc bán ngoại hối cho các đối tượng khách hàng sau:

- Tại các chi nhánh VPBank :

Bán cho khách hàng: Thông thường các chi nhánh sẽ thực hiện việc bán ngoại hối cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thương hoặc bán cho những khách hàng có nhu cầu mua ngoại hối đáp ứng đủ các tiêu chí của pháp lệnh ngoại hối và điều kiện mà ngân hàng đề ra.

- Tại phòng Kinh doanh thị trường tài chính:

Bán cho chi nhánh trong hệ thống: Thường thì giao dịch bán ngoại hối từ nguồn này nhằm mục đích đáp ứng cho các nhu cầu của các khách hàng của chi nhánh. Giao dịch này sẽ được thực hiện thông qua phòng kinh doanh thị trường tài

chính. Lượng ngoại hối từ hội sở bán cho chi nhánh được thực hiện theo tỷ giá nội bộ thông qua phần mềm FX.

Bán trên thị trường liên ngân hàng: VPBank chủ yếu thực hiện việc bán ngoại hối cho các TCTD trên thị trường liên ngân hàng thông qua Trung tâm thị trường tài chính nhằm mục đích cân bằng trạng thái hoặc hưởng chênh lệch kiếm lời.

Hiện nay, tại các chi nhánh chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại hối giao ngay đối với khách hàng, nghiệp vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn hoặc hoán đổi chủ yếu được thực hiện tại Hội sở. Tại Trung tâm thị trường tài chính, trung tâm đầu mối đại diện cho VPBank thực hiện KDNH, hiện chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại hốigiao ngay, kỳ hạn, giao dịch hoán đổi với các chi nhánh VPBank cũng như với các TCTD, các NHTM khác trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Bên cạnh đó, phòng Kinh doanh thị trường tài chính còn phối hợp với phòng Phát triển sản phẩm khối bán buôn từng bước nghiên cứu một số nghiệp vụ phức tạp hơn như: Hợp đồng quyền chọn cũng như nghiên cứu triển khai và thực hiện thí điểm những giao dịch sản phẩm cơ cấu đầu tiên của hệ thống VPbank

Nghiệp vụ KDNH của VPBank được thực hiện thông qua đầu mối chính là phòng kinh doanh thị trường tài chính- Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính. Các chi nhánh, phòng giao dịch là trung gian mua bán với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế. Đây là phòng chịu trách nhiệm quản lý về mua bán ngoại hối trên toàn hệ thống, cơ cấu của phòng gồm 3 bộ phận như sau: Bộ phận giao dịch liên ngân hàng, bộ phận giao dịch với các khách hàng lớn, và bộ phận giao dịch với các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống. Các chi nhánh, phòng giao dịch là nơi mua bán ngoại hối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế.

Phòng kinh doanh thị trường tài chính có chức năng kinh doanh các sản phẩm của thị trường tài chính (ngoại trừ cổ phiếu) với thị trường chuyên nghiệp và với khách hàng tổ chức nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Thị trường chuyên nghiệp sẽ do giao dịch viên (trader) phụ trách còn đối tượng khách hàng khác sẽ do nhân viên bán hàng (sales) phụ trách. Việc phân định thị trường chuyên nghiệp và

của trung tâm. Nguyên tắc xác định thị trường chuyên nghiệp là các đối tượng giao dịch với VPBank mà các giao dịch này chủ yếu phục vụ cho các nghiệp vụ đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro chứ không phải là kinh doanh lấy lãi biên (Margin). Các sản phẩm của thị trường tài chính bao gồm ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn, vàng vật chất, vàng trên tài khoản theo quy định của pháp luật ; nhóm sản phẩm phái sinh lãi suất, tín dụng và giá cả hàng hóa, giao dịch sàn hàng hóa, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường thứ cấp…Ngoài ra, phòng còn phối hợp với khối quản trị rủi ro để kiểm soát các hạng mục liên quan đến rủi ro thị trường như rủi ro lãi suất, tỷ giá…trong khuôn khổ hạn mức đã được ALCO phê duyệt.

Bên cạnh đó, phòng cũng có các nhiệm vụ như : Báo cáo và kiểm soát trạng thái ngoại hối (position), vàng và lãi suất, đảm bảo những trạng thái này nằm trong hạn mức cho phép. Cân đối trạng thái ngoại hối của các chi nhánh. Trạng thái ngoại hối của các chi nhánh sẽ được quản lý tập trung tại hội sở, cuối ngày nếu các chi nhánh có trạng thái ngoại hối sẽ được phòng kinh doanh thị trường tài chính lập báo cáo và chuyển trạng thái về bằng không bằng các giao dịch mua hoặc bán ngoại hối. Cùng với bộ phận tài chính kế toán, đối chiếu các báo cáo lỗ lãi trong hoạt động

Bảng 3.1: Quy định về các đối tượng khách hàng cho từng cấp bậc của VPBank trong kinh doanh ngoại hối

Đầu cơ Giao dịch với khách hàng nhân Giao dịch với tổ chức kinh tế Giao dịch với liên ngân hàng trong nước Giao dịch với liên ngân hàng ngoài nước Phòng kinh doanh TTTC

Được phép Được phép Được phép Được phép Được phép

Chi nhánh & PGD

Không Được phép Được phép Không Không

(Nguồn:Quy trình thực hiện nghiệp vụ FX của VPBank)

Bảng 3.2: Quy định về những hoạt động kinh doanh ngoại hối mà VPBank thực hiện cung cấp các đối tượng được phép tham gia trên thị trường ngoại hối

Loại giao dịch/đối tượng

Tổ chức tín dụng Tổ chức kinh tế Tổ chức khác, cá nhân

Giao ngay Được phép Được phép Được phép

Kỳ hạn Được phép Được phép Được phép

Hoán đổi Được phép Được phép Được phép

Quyền chọn* Được phép Được phép Chưa được phép

Tương lai Chưa được phép Chưa được phép Chưa được phép

(Nguồn: Quy trình thực hiện nghiệp vụ FX của VPBank)

Xây dựng tỷ giá mua bán ngoại hối

Hàng ngày, vào đầu giờ làm việc, cán bộ giao dịch của phòng kinh doanh thị trường tài chính, Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính lấy tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố, căn cứ theo tỷ giá thực tế trên Reuters, căn cứ theo cung cầu ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng của ngày làm

khảo tỷ giá của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và một số ngân hàng khác sẽ tiến hành lập bảng tỷ giá giao ngay. Bảng tỷ giá bao gồm cả tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản của từng loại ngoại hối so với đồng Việt Nam theo phương pháp yết giá trực tiếp. Sau khi được lãnh đạo phòng và Giám đốc phê duyệt, bảng tỷ giá này sẽ được truyền lên trang Web của VPBbank cũng như trang Web nội bộ làm căn cứ để các chi nhánh VPBank tham khảo, dựa vào đó để giao dịch với khách hàng. Trong trường hợp tỷ giá USD/VND thực tế trên thị trường liên ngân hàng hoặc tỷ giá các loại ngoại hối khác trên Reuters biến động vượt ra khỏi biên độ giá mà Trung tâm thị trường tài chính đã yết vào đầu ngày thì cán bộ giao dịch sẽ trình lãnh đạo phòng kinh doanh thị trường tài chính quyết định yết và thông báo lại bảng tỷ giá mới.

Kiểm tra trạng thái ngoại hối, số dư tài khoản, hạn mức giao dịch

Khi thực hiện mua hoặc bán ngoại hối, chuyên viên phòng Kinh doanh thị trường tài chính phải căn cứ vào số dư trạng thái ngoại hối để cân bằng mua hoặc bán. Bên cạnh đó, chuyên viên giao dịch còn phải nắm rõ số dư ngoại hối trên tài khoản để quyết định giao dịch.

Trên màn hình kiểm soát trạng thái, chuyên viên giao dịch có thể dễ dàng kiểm soát được trạng thái đối với từng đồng tiền. Những thông tin hiển thị bao gồm, hạn mức đối với từng đồng tiền giao dịch, trạng thái đã giao dịch, số lượng còn được phép tiếp tục giao dịch, doanh số đã cam kết mua giao ngay, doanh số đã cam kết bán giao ngay, doanh số đã cam kết mua kỳ hạn, doanh số đã cam kết bán kỳ hạn). Hiện tại, những giao dịch giao ngay mà không cùng ngày hiệu lực với ngày thực hiện giao dịch (2 ngày làm việc sau đó value-spot hoặc 1 ngày làm việc sau đó value-tom) và những giao dịch mua bán ngoại hối kỳ hạn đều được quản lý ngoại bảng vào những tài khoản thích hợp. Giao dịch kỳ hạn phải được theo dõi trên những tài khoản ngoại bảng. Từ những tài khoản này sẽ tính toán được trạng thái ngoại hối của một loại ngoại hối nào đó. Những tài khoản nói trên cho phép những cán bộ có trách nhiệm quản trị rủi ro và những giao dịch viên có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động KDNH.

Việc kiểm tra số dư tài khoản nhằm đảm bảo có đủ nguồn thanh toán khi thực hiện mua bán ngoại hối. Đối với những giao dịch với các TCTD, các NHTM trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng, chuyên viên giao dịch phải theo dõi và đảm bảo giao dịch trong hạn mức doanh số còn lại với đối tác đó.

Hạn mức trạng thái ngoại hối được cấp dựa trên cơ sở hạn mức được NHNN quy định cho VPBank. Phòng Kinh doanh thị trường tài chính có trách nhiệm quản lý, duy trì hạn mức trạng thái ngoại hối của hệ thống VPBank tuân thủ theo đúng hạn mức trạng thái ngoại hối do NHNN Việt nam quy định tại từng thời kỳ.

Đánh giá kết quả hoạt động KDNH

Theo hệ thống kế toán của ngân hàng, tất cả các nghiệp vụ ngoại hối phát sinh được hạch toán theo nguyên tệ. Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc tiền tệ khác với VND của VPBank được quy đổi sang VND theo tỷ giá của ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Các thu nhập và chi phí bằng ngoại tệ được hạch toán bằng VND trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch.

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài khoản kinh doanh ngoại tệ vào ngày lập bảng cân đối kế toán được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của phòng Kinh doanh Thị trường tài chính và của các chi nhánh được hệ thống phần mềm của ngân hàng (T24) tự động đánh giá hàng ngày. Cuối ngày làm việc phòng Kinh doanh thị trường tài chính phối hợp với phòng Quản trị rủi ro thị trường, phòng Nghiệp vụ thị trường tài chính kiểm soát trạng thái của các chi nhánh và của toàn hàng nhằm đảm bảo không vi phạm quy định của NHNN và quy định của VPBank.

So với một số ngân hàng khác, đặc biệt là Eximbank thì mô hình hoạt động KDNH của Vpbank có điểm chung là phòng kinh doanh ngoại hối trực thuộc Khối thị trường tài chính theo mô hình tập trung tại hội sở, tuy nhiên có những điểm khác

hối ở những khối khác nhau (Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính và khối Vận hành), điều này đảm bảo tính độc lập, khách quan của việc theo dõi các giao dịch ngoại hối đồng thời cũng giúp cho nhân viên đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ của mình.

3.2.1.2. Quy trình thực hiện kinh doanh ngoại hối

Đối với khách hàng là các tổ chức tín dụng

Những giao dịch này được thực hiện tại Phòng kinh doanh thị trường tài chính do đây là đầu mối được phép thực hiện các giao dịch này. Các chi nhánh chỉ được phép thực hiện giao dịch mua, bán với các tổ chức kinh tế, cá nhân còn đối với các tổ chức tín dụng các chi nhánh không được phép giao dịch. Giao dịch với các TCTD được thực hiện qua hệ thống REUTERS Dealing, đối với các đối tác không sử dụng mạng REUTERS thì lập Hợp đồng mua bán ngoại tệqua Fax.

Cán bộ giao dịch thực hiện giao dịch mua bán ngoại hối với các Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, cân bằng trạng thái ngoại tệ và kinh doanh trong phạm vi hạn mức được giao. Trường hợp phát sinh nhu cầu giao dịch vượt hạn mức được giao phải báo cáo phụ trách phòng để xin ý kiến trước khi xác nhận giao dịch, nếu vượt quá hạn mức của phòng thì phụ trách phòng phối hợp với phòng Quản trị rủi ro thị trường khối Quản trị rủi ro có trách nhiệm trình các cấp phê duyệt có thẩm quyền theo quy định của Hội đồng quản trị trong từng thời kỳ. Nếu chuyên viên giao dịch cố tình giao dịch vượt hạn mức được phép thì phòng Quản trị rủi ro thị trường khối Quản trị rủi ro sẽ đưa ra cảnh báo. Trường hợp có dấu hiệu cố tình vi phạm hạn mức, chuyên viên giao dịch vi phạm hạn mức đó sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành của VPBank. Các giao dịch mua bán ngoại tệ khác phục vụ nhu cầu của các chi nhánh không tính vào hạn mức ngày của cán bộ giao dịch, nhưng phải cân bằng trong thái trong ngày. Nếu cuối ngày vẫn còn trạng thái mở thì sẽ tính vào hạn mức của cán bộ giao dịch.

Hạn mức giao dịch ngoại hối được chia thành các loại hạn mức sau : Hạn mức mua bán ngoại hối VPBank chuyển tiền trước

Hạn mức tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại hối giao ngay Hạn mức tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại hối kỳ hạn

Hạn mức dừng lỗ trong ngày Hạn mức lỗ cộng dồn

Hạn mức chênh lệch dòng tiền hoán đổi tiền tệ

Hạn mức giá trị chịu rủi ro (VaR) đối với kinh doanh ngoại hối

Chuyên viên giao dịch sau khi giao dịch với khách hàng theo đúng thẩm quyền và hạn mức giao dịch của mình sẽ lập bộ chứng từ giao dịch gồm phiếu giao dịch và phiếu in ra từ hệ thống Reuters, chuyển cho phòng Quản trị rủi ro thị trường khối Quản trị rủi ro. Phiếu giao dịch phải phản ảnh đầy đủ thông tin bao gồm: đối tác, số lượng, tỷ giá, ngày hiệu lực, chỉ dẫn thanh toán…

Phòng Quản trị rủi ro thị trường kiểm tra các thông tin trên chứng từ giao dịch theo đúng chức năng, nhiệm vụ (về hạn mức, tỷ giá…), trình ký cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của từng thời kỳ và bàn giao chứng từ cho phòng Nghiệp vụ thị trường tài chính – khối Tài chính.

Nhân viên phòng nghiệp vụ thị trường tài chính nhận chứng từ, kiểm tra các thông tin trên chứng từ và thực hiện nhập liệu vào hệ thống, xác nhận giao dịch.

Tùy thuộc vào thỏa thuận của VPBank với khách hàng trong từng thời kỳ về phương thức xác nhận giao dịch, việc xác nhận giao dịch được chia thành 2 trường hợp:

- Xác nhận giao dịch với khách hàng qua Swift (điện MT300): Phòng nghiệp vụ thị trường tài chính phối hợp với Trung tâm thanh toán để xác nhận giao dịch. Trường hợp không nhận được điện SWIFT đúng hạn hoặc có sai sót thì lập điện tra soát qua SWIFT

- Xác nhận giao dịch với khách hàng bằng hợp đồng: Phòng nghiệp vụ thị trường tài chính liên hệ với khách hàng để hoàn thiện hợp đồng và xác nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 56 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)