5.1. Giới thiệu iPhone
Nhắc đến iPhone, cho dù là những ai yêu thích Apple, những chuyên gia công nghệ lẫn những khách hàng thông thường nhất cũng phải dành cho chiếc smartphone này những sự kính trọng nhất định.
Cho dù có yêu thích Apple hay không, thì tất cả mọi người cần phải thừa nhận, sự ra đời của iPhone không giống với sự ra đời của bất kỳ thiết bị công nghệ nào khác, mà đó được xem là như tiếng chuông đầu tiên cho một cuộc cách mạng trên thị trường smartphone. Bởi vì, sự ra đời của iPhone chính là bước ngoặt trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp di động và đưa Apple thực sự trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
5.1.1. iPhone thế hệ đầu tiên
Năm 2007, Apple đã cho ra mắt sản phẩm iPhone thế hệ đầu tiên, tạo nên cơn sốt mạnh mẽ trên thị trường smartphone toàn cầu. Màn hình 3.5” của iPhone có độ phân giải 320 x 480, cảm
biến ánh sáng, gia tốc ...iPhone được Apple
bán ra tại Mỹ với giá 500USD cho bản 4GB và 600USD cho bản 8GB với hợp đồng 2 năm.
5.1.2. iPhone 3G
11/07/2008, Apple nâng cấp iPhone lên bản 3G (hàm ý chiếc điện thoại được tích hợp khả năng bắt sóng mạng 3G). 3G sử dụng vỏ nhựa gồm hai bản màu đen và trắng. Thế hệ này có hai phiên bản 8GB và 16GB, lần lượt có giá 200 USD và 300 USD với hợp đồng 2 năm tại Mỹ.
5.1.3. iPhone 3GS
08/06/2009, iPhone 3G được nâng cấp lên iPhone 3GS có đôi chút khác biệt về phần cứng và phần mềm so với 3G như camera 3MP, la bàn số, điều khiển bằng giọng nói, bộ xử lý tốc độ
hơn, đồ hoạ cao cấp, hổ trợ game 3D… Chữ “S” trong tên máy nói lên tốc độ vượt trội của 3GS so với 2G và 3G trước đó. Kiểu dáng của 3GS tương tự bản 3G.
5.1.4. iPhone 4
07/06/2010, iPhone 4 có thiết kế mỏng và tinh xảo với lớp vỏ được thiết kế bằng thép không gỉ kết hợp với 2 lớp kính màu đen. Thiết bị này có 2 phiên bản với dung lượng 16GB và 32GB. Máy không có khe cắm thẻ nhớ nhưng trang bị khe cắm micro-SIM. iPhone 4 cải tiến hơn về mặt mẫu mã và có thêm camera chất lượng cao sánh ngang với camera máy chụp ảnh và có iOS 4 nhanh và mạnh hơn.
5.1.5. iPhone 4S
05/10/2011, Apple đã chính thức giới thiệu iPhone 4S với thay đổi về vi xử lý lõi kép, camera 8 Megapixel và dung lượng nâng lên 64GB. iPhone 4S giữ nguyên thiết kế của iPhone 4 nhưng được trang bị chip A5, tốc độ xử lý đồ họa nhanh gấp 7 lần thế hệ trước, khả năng chuyển đổi thông minh giữa hai ăng-ten để truyền và nhận tín hiệu tốt hơn.
Được nâng tốc độ tải dữ liệu trên mạng 3G nhanh gấp đôi, đạt 14,4 Mb/giây. Với những trang bị mới, Apple vẫn đảm bảo thời lượng pin sử dụng với 8 giờ đàm thoại trên mạng 3G, 14 giờ đàm thoại trên mạng 2G, lướt web với 3G trong 6 giờ hay 9 giờ với chế độ Wi-Fi.
Tính năng Siri cho phép người dùng ra lệnh cho iPhone 4S chỉ bằng giọng nói, nó có thể thực hiện được cả những yêu cầu và câu hỏi phức tạp.
5.1.6. iPhone 5
21/09/2012, iPhone 5 được phát hành thừa hưởng ngôn ngữ thiết kế của iPhone 4/4S, bộ xử lý A6 mạnh mẽ, mạng 4G LTE, màn hình 4-inch độ phân giải , camera 8MP quay phim fullHD, chụp Panorama, hệ điều hành mới iOS 6 với nhiều tính năng hoàn thiện. Những cải tiến này sẽ giúp cho iPhone 5 chiếm được nhiều cảm tình nơi người sử dụng và hứa hẹn sẽ là chiếc iPhone bán chạy nhất.
5.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu5.2.1. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 5.2.1. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Apple rất coi trọng quá trình phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu của mình. Số lượng khách hàng trong lĩnh vực điện tử nhiều nên việc phân khúc thị trường không quá khó với Apple, tuy nhiên khó ở đây là Apple có quá nhiều đối thủ cạnh tranh chính vì vậy việc phân khúc thị trường đòi hỏi phải tiến hành có quy trình và nhanh chóng chiếm lĩnh những phân khúc thị trường mục tiêu. Apple đã tiến hành phân khúc thị trường theo 2 tiêu chí và đây là một trong những yếu tố tạo sự thành công của công ty:
- Thứ nhất theo tiêu chí vùng địa lý - Thứ hai theo tiêu chí khách hàng.
Sau khi đã tiến hành phân khúc thị trường, Apple đã chọn ra thị trường mục tiêu của mình là các nước có nền công nghệ kĩ thuật số cao, bên cạnh một số nước mới nổi cũng được công ty đưa vào danh sách thị trường mục tiêu của mình. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của Apple gắn liền với khách hàng mục tiêu của họ. Và Apple đã làm được điều này khi những sản phẩm đưa ra trong các thị trường mục tiêu đều tạo nên được một cơn sốt, thương hiệu Apple ngày càng ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng cho dù họ có sở hữu được sản phẩm của Apple hay không.
Tuy nhiên đến hiện nay, Apple sẽ khó tiếp tục vị trí tiên phong sáng tạo vì tất cả công nghệ hiện tại trên nền di động đạt tới độ bão hòa và sự cạnh tranh của các dòng điện thoại Android trong phân khúc smartphone bình dân. Trước nguy cơ đó, Apple đã xây dựng một chiến lược để tăng doanh số bán hàng nhiều hơn nữa vào phân khúc giá rẻ của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu với mức giá tầm trung. Thị trường điện thoại thông minh ở những quốc gia như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đã bão hòa. Trong khi đó, lại bị cạnh tranh bởi các đối thủ như Samsung, Nokia. Về cơ bản, Apple buộc phải tìm một thị trường mới để nâng cao doanh số nên việc tấn công xuống phân khúc tầm trung là hoàn toàn hợp lý, từ đó có thể làm giảm sức ép tới phân khúc cao cấp của iPhone.
5.2.2. Định vị sản phẩm của iPhone:
Apple đã thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của mình thể hiện qua:
- Tiên phong trong việc tạo ra các dòng sản phẩm mớ - Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm là sản phẩm
i.
có chất lượng cao.
5.2.2.1. Tiên phong trong việc tạo ra các dòng sản phẩm mới.
Để thống trị 1 dòng sản phẩm thì cách đơn giản nhất là trở thành người đầu tiên tạo ra nó. Rất nhiều công ty tạo ra sản phẩm mới và tốt thông qua việc điều tra thị trường. Để từ đó nắm được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng nhằm cải thiện sản phẩm theo hướng phù hợp với mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm của Apple đều ra đời từ ý tưởng độc lập của Steve Jobs và các cộng sự của ông. Việc không dựa vào ý kiến của khách hàng để phát triển sản phẩm khiến Apple không bị bó buộc trong cách tư duy hạn hẹp của người tiêu dùng. Apple tin rằng người tiêu dùng không biết cái gì là hay, là dở và công việc quyết định những gì nên và không nên đưa vào sản phẩm cần phải được dồn lên vai những nhà thiết kế. Cách làm này tỏ ra đặc biệt hiệu quả vì sự thật là người sử dụng không thể biết được mình sẽ phải mong chờ gì ở một sản phẩm cho đến khi nó được tạo ra. Chính nhờ những ý tưởng táo bạo của Steve Jobs đã đem đến sản phẩm Iphone hoàn toàn khác biệt so với các sản phẩm khác: Bên cạnh thiết kế ấn
tượng chưa từng có trước đó với màn hình cảm ứng chứ không phải là một bảng nhỏ đầy chữ cái, Iphone còn tập trung nhiều vào các yếu tố khác biệt hoá: màn hình rộng, cảm ứng đa chạm đầu tiên giúp người dùng có thể giao tiếp nhẹ nhàng bằng ngón tay,tích hợp với các thiết bị ngoại vi: điều khiển, thiết bị ôtô,trình duyệt web rất tiện lợi…
Để mở rộng toàn bộ thị trường công ty đã phát minh ra nhiều sản phẩm mới, chia các sản phẩm này thành từng dòng khác nhau để chiếm lĩnh thị trường. Để bảo vệ thị phần của mình Apple luôn áp dụng chiến lược bảo vệ vị trí tức là không cho đối thủ xâm phạm đến lãnh địa của mình. Không bao giờ để khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình lại chuyển sang sử dụng máy khác. Mục đích của công ty là A --> A tức là Apple to Apple.
Hằng ngày trên các thông tin đại chúng ta đều thấy Apple dường như muốn tung ra thật nhiều sản phẩm của mình để thống trị thị trường. Sự thay đổi mẫu mã của điện thoại, máy nghe nhạc hay máy tính là minh chứng cho chiến lược này. Bên cạnh Apple còn muốn thâu tóm thị phần của đối thủ bằng khẩu hiệu: “Other to Apple”.
5.2.2.2.Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm là sản phẩm có chất lượng cao.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan tâm hàng đầu của công ty. Đây là vấn đề cần được giải quyết đầu tiên, còn các yếu tố khác sẽ trợ giúp làm hình ảnh sản phẩm trở lên hoàn thiện hơn. Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, tất cả các sản phẩm của Apple đều được cấp chứng nhận ISO 9000. Sản phẩm của Apple luôn đượcthiết kế đẹp hơn so với đối thủ cạnh tranh của họ.
Bên cạnh chính sách kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, Apple cũng không ngừng cải tiến sản phẩm. Mỗi một thế hệ sản phẩm mới ra đời đều có sự cải tiến các đặc tính kỹ thuật, hoặc bổ sung các chức năng mới làm cho nó trở lên ưu việt hơn, số lượng chủng loại sản phẩm của Apple khá phong phú và đa dạng.
Bên cạnh đó, mảng ứng dụng dành cho sản phẩm IPhone rất phong phú, người sử dụng hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo ý thích của họ. Với 400.000 ứng dụng của Apple Store, iPhone có thể được cá biệt hóa để trở thành 1 sản phẩm mang phong cách của người dùng. Các công ty phần mềm và Internet trên thế giới thậm chí đã xây dựng thị trường ứng dụng của Apple như một cách để có được khách hàng hoặc giữ chân những khách hàng của họ.
5.3. Chiến lược giá của Apple dành cho iPhone.
Giá cả liên quan trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty và là động lực tác động mạnh mẽ vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Do đó, chiến lược giá quyết định sự thành bại một sản phẩm của doanh nghiệp cũng như tiêu thụ sản phẩm. Quyết định đặt giá sản phẩm của Apple từ trước đến nay đó là luôn giữ được mức lợi nhuận kỳ vọng với từng dòng sản phẩm. Dựa trên tâm lý người tiêu dùng nhằm định vị thương hiệu và cạnh tranh ngày một mạnh hơn với những đối thủ lớn như Sam Sung, Nokia, BlackBerry,… Apple đã áp dụng kết hợp đồng thời các chiến lược giá cơ bản, đó là:
- Chiến lược giá hớt váng để đạt được lợi nhuận cao.
- Chiến lược định giá tùy theo thị trường.
- Chiến lược giảm giá theo vòng đời sản phẩm để cạnh tranh và tạo ra chiếc ô giá.