nhân đều có mức ý thức tốt nhưng không có điều kiện thuận lợi để thực hiện thói quen tốt đó thì cũng chẳng thể duy trì được.
Để nâng cao được nhận thức của người dân đi xe buýt là cả một quá trình dài và phải trải qua nhiều giai đoạn. Chính vì vậy để có thể nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong tương lai thì việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các thế hệ trẻ em hiện nay là điều quan trọng và hữu ích.
Giáo dục ý thức đối với trẻ em sẻ góp phần xây dựng một môi trường phát triển bền vững trong tương lai. Còn đối với các thế hệ lớn hơn ở hiện tại có mức nhận thức về giữ gìn vệ sinh môi trường còn chưa tốt thì việc nâng cao nhận thức của họ trước hết cần phải có cơ sở vật chất trang bị đầy đủ đi đôi với việc tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông đại chúng. Bước thứ hai của quá trình này là trên hình thức bắt buộc mỗi cá nhân phải thực hiện theo các quy định đã đề ra để tạo thành thói quen trong mỗi cá nhân. Kế tiếp là quá trình thói quen tốt của mỗi cá nhân đã được hình thành thì sẽ thực hiện tốt hơn những quy định về vệ sinh môi trường đã đề ra. Cuối cùng là phải duy trì bằng cách tiếp tục thực hiện tuyên truyền và khuyến khích các hoạt động vì môi trường của cộng đồng.
2.4 NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐI XE BUÝT BUÝT
Để đánh giá được chính xác hơn nữa mức nhận thức của người đi xe buýt hiện nay nhóm thực hiện đề tài không chỉ đánh giá qua hiện trạng ô nhiễm tại các trạm chờ hay trên xe buýt mà nhóm còn thực hiện khảo sát các thói quen về vệ sinh môi trường của người đi xe buýt khi ở trên xe hay ở tại các trạm chờ.
Trong phần thông tin trên phiếu khảo sát nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa vào khá nhiều câu hỏi. Các câu hỏi này sẽ làm rõ được các thói quen của các đối tượng khi di chuyển bằng xe buýt hay khi đón xe tại trạm chờ.
2.4.1 Kết quả khảo sát
a) Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
Kết quả khảo sát đối với câu hỏi “Anh chị sẽ làm gì với vé xe buýt đã hết hạn sử
Hình 2.10 - Biểu đồ thể hiện các hành động của người đi xe buýt sau khi vé hết giá trị sử dụng
Đối với câu hỏi “ Anh chị sẽ vứt rác ở đâu sau khi ăn uống trên xe buýt hoặc trạm
chờ ?”. Kết quả khảo sát được thể hiện trong biểu đồ bên dưới.
Hình 2.11 – Biểu đồ thể hiện ý thức giữ gìn vệ sinh sau khi ăn uống trên xe buýt hay trạm chờ
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát có được của hai câu hỏi trên thì những thói quen tốt là
sau khi vé hết giá trị sử dụng hoặc sau khi ăn uống thì rác sẽ được cho vào thùng đựng rác trên xe hay tại trạm chờ. Trong trường hợp tại đó không có thùng rác sẽ cho vào túi và sẽ vứt vào những thùng rác gần nhất khi tìm thấy. Đó là những thói quen tốt và thói quen này theo khảo sát chiếm từ khoảng 80 phần trăm. Còn thói quen xấu chỉ chiếm 10 đến 20 phần trăm.
Tuy nhiên do tính chất khảo sát theo hình thức câu hỏi chọn lựa nên thường người được khảo sát luôn chọn lựa phương án tích cực, nên việc khảo sát lấy ý kiến chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế thì số người có thói quen tốt có tỷ lệ tương đương với với những người có thói quen không tốt. Cụ thể là nhóm đã thực hiện thu thập lượng rác phát sinh trên xe buýt trong một ngày hoạt động của xe buýt kết quả thu gom được từ 300g đến 1kg rác, việc này giúp nhóm có thêm minh chứng để đánh giá ý thức BVMT của người đi xe buýt. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ phiếu khảo sát, có rất nhiều trường hợp mà nhóm nghiên cứu đề tài đã tự thực hiện khảo sát thông qua tham khảo ý kiến mà không qua việc chọn lựa đáp án trên giấy. Việc này giúp nhóm có thêm nhiều ý kiến thiết thực hơn. Có nhiều trường hợp, nhiều người cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh rất tốt tuy nhiên điều kiện thực tế không thể thực hiện được. Ví dụ trong trường hợp sau khi ăn uống nước trên xe muốn vứt vào sọt rác trên xe nhưng không thấy sọt đựng rác, nhiều người có ý thức đợi đến trạm chờ rồi vứt vào sọt rác tại trạm chờ nhưng tại trạm chờ cũng không có sọt rác, nhiều người đành phải vứt xuống đường. Chính vì vậy, để bảo vệ môi trường tốt hơn thì không phải chỉ ra sức tuyên truyền nâng cao nhận thức mà cần phải trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện các thói quen BVMT khi đi xe buýt.
b) Thái độ và hành động của người đi xe buýt
Nhóm nghiên cứu đề tài cũng đã khảo sát cảm nhận, thái độ và hành động nhận thức của người đi xe buýt thông qua một câu hỏi là “Anh (Chị) sẽ làm gì khi nhìn thấy một
hành khách trên xe buýt vứt rác bừa bãi, hút thuốc hoặc khạc nhổ trên xe ?”. Kết quả
khảo sát được thể hiện qua biểu đồ bên dưới.
Hình 2.12 – Biểu đồ thể hiện mức thái độ của người đi xe buýt khi thấy một hành động không tốt của của người khác trên xe buýt
Nhận xét: Qua kết quả trên ta thấy cũng có một đại bộ phận những người đi xe buýt có
ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nhưng chỉ có một số nhỏ những người này dám can đảm hành động và lên tiếng trước các hành vi không tốt trên. Vì vậy cần phát huy hơn nữa tinh thần vì cộng đồng, vì môi trường ngày càng sạch đẹp. Trong kết quả khảo sát thì số người cảm thấy khó chịu nhưng không dám nói với lý do không có các quy định cấm trên xe chiếm tỷ lệ cao nhất tới 49.40%. Việc trên xe không có quy định làm cho nhiều người chủ quan về hành vi của mình. Nhiều người cho rằng việc hút thuốc, khạc nhổ, vứt rác trên xe đâu có quy định nào trên xe bảo cấm nếu đã cấm sao chẳng thấy ai nhắc nhở gì. Với lối suy nghĩ đó nhiều người vẫn cho rằng việc bản thân làm chẳng hề ảnh hưởng đến những người xung quanh. Dù họ có biết được điều đó là sai thì nhiều người vẫn cứ hành động như vậy vì điều đó đã trở thành thói quen khó thay đổi. Tuy nhiên chẳng có một thói quen nào mà không thể thay đổi nếu điều đó thật sự cần thiết. Để tạo thành một thói quen không tốt phải trãi qua một thời gian vì vậy cũng có thể lấy mức thời gian tạo một thói quen xấu để sửa đổi hành một thói quen tốt. Để thay đổi thói quen của người dân đi xe buýt trở nên tốt hơn thì cũng cần phải tạo ra những thay đổi mới bằng các hoạt động truyền thông bằng các video clip nâng cao nhận thức môi trường để người dân làm theo, các quy định trên xe hay trạm chờ để khuyến khích tinh thần vì môi trường. Có thể trang bị các thùng rác tại các trạm chờ, đặc biệt là trên xe buýt để ở những vị trí dễ dàng nhìn thấy và thuận tiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đi xe buýt, cũng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường trên xe hay trạm chờ. Bên cạnh đó sẽ tạo cho người đi xe buýt có cái nhìn mới hơn về xe buýt hiện nay và cũng chính những điều này sẽ góp phần tạo những lối sống lành mạnh hơn.
2.4.2 Nhân xét và đánh giá
Theo sở Giao Thông Vận Tải TP. HCM thì hiện nay TP.Hồ Chí Minh đang có chính sách khuyến khích mọi người đi xe buýt, điều đó có nghĩa là có thể hôm nay hoặc trong tương lai xe buýt sẽ trở thành phương tiện chính cho chúng ta đi lại thay cho các phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay có một tồn tại là cách mà mọi người đi xe buýt chưa thật sự thân thiện với môi trường. Do nhu cầu của từng cá nhân nên nhiều người mang theo thức ăn, nước uống trên xe. Khi ăn uống xong họ vứt ngay xuống đường qua cửa sổ xe hoặc vứt ngay trên xe buýt, nhiều người do vấn đề sức khỏe còn khạc nhổ trên xe. Sau khi mua vé và được nhân viên soát vé xong thay vì bỏ vé vào túi hoặc sọt rác trên xe họ lại nhét vé hay vứt lung tung trên xe, cùng với tình trạng hút thuốc trên xe buýt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh. Tuy đã có rất nhiều biện pháp đã được đề ra nhằm cải thiện hiện trạng này nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy việc đề ra những phương thức truyền thông môi trường góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cần được mở rộng và phát huy nhiều hơn nữa trong tương lai.
CHƯƠNG 3